Nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNNN cổ phần hoá, góp phần ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng, Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý, kịp thời sửa đổi những kẽ hở trong các văn bản luật và chỉ đạo sát sườn đối với việc xử lý nợ của các DNNN cổ phần hoá:
Hiện tại các ngân hàng thương mại đã được phép thành lập công ty
quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC ngân hàng). Nhưng do thiếu cơ chế chính sách, thiếu chuyên môn nghiệp vụ, vốn nhỏ nên không đạt được kết quả như mong muốn. Cũng như DATC đang còn hạn chế trong cơ chế hoạt động. Vì vậy chính phủ nên kết hợp với bộ tài chính, ngân hàng nhà nước triển khai thành lập AMC quốc gia với tư cách là công cụ của chính phủ có trách nhiệm xử lý nhanh và hiệu quả nợ tồn đọng với mục tiêu là lành mạnh hoá hệ thống tài chính, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và thúc đẩy cổ phần hoá DNNN trên cơ sở nguyên tắc thị trường để tối đa hoá giá trị thu hồi giảm bớt ghánh nặng cho Chính phủ.
Thông tư 126/2004/TT-BTC và Nghị định 187/2004/NĐ-CP đang còn
có những quy định gây bất lợi cho ngân hàng như thành phần của ban đổi mới doanh nghiệp không có ngân hàng thương mại cho vay mà chỉ có ngân hàng nhà nước tham gia việc xử lý nợ,... Vì vậy nhà nước cần sớm có những điều chỉnh để tạo điều kiện cho ngân hàng chủ động xem xét việc giảm miễn lãi cho doanh nghiệp và bổ sung ngân hàng cho vay vào thành phần ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp.
Thời gian thực hiện cổ phần hoá DNNN kéo dài sẽ gây trở ngại cho
ngân hàng trong việc xem xét cho vay mới và quản lý nợ cũ. Vì vậy, Chính phủ cần bám sát chặt chẽ hơn nữa tiến trình cổ phần hoá, có văn bản yêu cầu các ngành hữu quan xúc tiến việc hoàn thiện nhanh hồ sơ pháp lý tài sản các doanh nghiệp chuyển đổi, chẳng hạn như sớm cấp con dấu cho doanh nghiệp sau cổ phần hoá đã đăng ký kinh doanh, sang tên các giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất,…
Nên quy định kiểm toán hàng năm là điều kiện bắt buộc đối với các
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ góp phần quyết định chất lượng thẩm định hiệu quả dự án.
Ngân hàng nhà nước triển khai các nghị định của chính phủ một cách
chi tiết hơn như quy định cụ thể điều kiện để DNNN được khoanh nợ hay giãn nợ.
Ngân hàng nhà nước phải có văn bản quy định về thủ tục pháp lý của
các giao dịch trong khoảng thời gian doanh nghiệp sau chuyển đổi đã có đăng ký kinh doanh nhưng chưa có con dấu mới. Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu cho phép ngân hàng và doanh nghiệp chuyển đổi ký lại hợp đồng bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm ngay khi doanh nghiệp sau chuyển đổi được cấp đăng ký kinh doanh và làm xong thủ tục đăng ký mẫu dấu.