Giải pháp đối với các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại hội sở chính ngân hàng công thương hà tây (Trang 63 - 64)

 Ngân hàng phải nắm được danh sách khách hàng cổ đông, thời gian

thực hiện đại hội cổ đông bầu Hội đồng quản trị, ban Tổng giám đốc… để thấy được trình độ, năng lực quản lý của bộ máy điều hành mới, từ đó để có cơ chế đầu tư phù hợp. Từng bước thăm dò để quyết định tiếp tục đầu tư tín dụng hay thu hẹp tín dụng.

+ Đối với ban điều hành cũ thì không bị dán đoạn nhiều để tiếp cận quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng có thể yên tâm tiếp tục đầu tư vốn theo đúng cơ chế tín dụng hiện hành.

+ Đối với ban điều hành mới, Ngân hàng phải thăm dò đánh giá trình độ, năng lực quản lý để quyết định tiếp tục đầu tư tín dụng hay thu hẹp tín dụng. Theo quyết định của Bộ tài chính sau khi thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp phải thực hiện bàn giao tài chính:

+ Nếu đơn vị thực hiện bàn giao tài chính chậm, có nghĩa là tình hình tài chính có vấn đề, Ngân hàng cần thận trọng trong việc đầu tư, đôn đốc khách hàng thực hiện bàn giao tài chính và tập trung thu nợ.

+ Với các tài sản đã thế chấp tại Ngân hàng, yêu cầu đơn vị thực hiện chuyển đổi sở hữu và nộp vào Ngân hàng.

 Sau cổ phần hoá, hầu hết các doanh nghiệp đều sản xuất kinh doanh

nghiệp đều sản xuất kinh doanh tốt hơn, rất nhiều doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh nghiệp và điều đố đồng nghĩa với nhu cầu vốn ngày càng lớn. Và trong bối cảnh hiện nay tốc độ cổ phần hoá ngày càng tăng, đây sẽ là

một khoảng trống thị trường rất tốt để các ngân hàng thương mại nhà nước có thể khai thác thị trường trên nền tảng đã sẵn có mối quan hệ tín dụng với các DNNN trước đó. Ngân hàng Công thương Hà Tây có thể phát triển các sản phẩm dịch vụ của mình theo hướng cung cấp trọn gói như triển khai sản phẩm cho vay cổ phần hoá (cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá vay vốn để mua cổ phần khi đáp ứng được những điều kiện của ngân hàng như DNNN có quyết định CPH, vốn điều lệ trên 5 tỉ đồng, kinh doanh có lãi trong 2 năm gần nhất, tình hình tài chính lành mạnh, trên 50 lao động, tỉ lệ cổ tức dự kiến trên 10%/năm (sản phẩm này đã được ngân hàng cổ phần quân đội triển khai từ tháng 11/2004); ngoài nhu cầu về huy động vốn, ngân hàng có thể hợp tác với doanh nghiệp trong lĩnh vực tư vấn về quản trị và chiến lược kinh doanh thông qua việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án, hiệu quả của dự án (Trước cổ phần hoá doanh nghiệp thường vay vốn ngân hàng dưới hình thức tín chấp hoặc quan hệ bảo lãnh còn sau khi cổ phần hoá, quan hệ vay vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp sẽ đi vào bản chất của dự án kinh doanh); tư vấn cho doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá… Với việc phát triển sản phẩm trọn gói để tham gia với doanh nghiệp trước và sau khi cổ phần hoá sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, tức là chất lượng tín dụng tốt vừa đảm bảo tăng trưởng tín dụng và an toàn tín dụng.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại hội sở chính ngân hàng công thương hà tây (Trang 63 - 64)