Định hớng phát triển thuỷ sản đến năm 2010

Một phần của tài liệu một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản thực hiện chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2010 (Trang 51 - 53)

I- Chiến lợc phát triển thuỷ sản đến năm 2010

1. Định hớng phát triển thuỷ sản đến năm 2010

Quán triệt đờng lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng, trên tinh thần tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới của đất nớc, để góp phần thực hiện đợc các mục tiêu kinh tế- xã hội đề ra trong năm 2010, trong đó chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu ngời dự kiến đạt 1.000 USD, đảm bảo cho ngành thuỷ sản hội nhập đợc với kinh tế khu vực và thế giới, ý thức đợc yêu cầu gắn kết giữa phát triển sản xuất đa dạng với bảo vệ chủ quyền vùng biển và an ninh quốc phòng, ngành thuỷ sản cần phát triển theo các quan điểm định hớng cơ bản sau đây:

- Ngành thuỷ sản nớc ta trong 15-20 năm nữa vẫn lấy xuất khẩu làm động lực phát triển, coi xuất khẩu là hớng phát triển mũi nhọn và u tiên số một, lấy các thị trờng các nớc có nền kinh tế phát triển cao( Bắc Mỹ, Nhật Bản, EU) và Trung Quốc (Bao gồm cả Hồng Kông) là các thị trờng chính, đồng thời coi thị trờng trong nớc là một thị trờng đang phát triển đầy tiềm năng với những đòi hỏi ngày càng cao về sự phong phú và chất lợng.

- Phải coi phát triển kinh tế thuỷ sản là một trong những hớng đi chủ đạo của kinh tế biển và ven biển, là một trong những định hớng hiệu quả và nhiều triển vọng nhất của việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, nhằm góp phần phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện đời sống của c dân và thay đổi bộ mặt của nông thôn, đặc biệt là các vùng ven biển theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng cờng tiềm lực an ninh quốc phòng.

- Phát triển kinh tế thuỷ sản phải dựa trên tiêu chuẩn cơ bản là hiệu quả và bền vững. Hiệu quả là động lực và thớc đo cho sự phát triển. Hiệu quả đợc thể hiện ở mức độ lợi nhuận và tổng thu nhập trên một đơn vị đất đai canh tác thủy sản và trên một đồng vốn đầu t, năng xuất lao động tính bằng giá trị. Sự bền vững phải đợc xem xét toàn diện trên mọi phơng diện: Kinh tế (Giữ đợc hiệu quả kinh tế lâu dài); môi trờng( Phù hợp với các điều kiện sinh thái, không gây ô nhiễm môi trờng, không làm suy thoái các nguồn lợi tự nhiên) và xã hội (Không gây mâu thuẫn và tranh chấp, phải đợc đại bộ phận nhân dân đồng tình), kinh tế- xã hội (Thu hút chuyển giao công nghệ và vốn từ nớc ngoài, đời sống vật chất và tinh thần của ngời dân ngày một đợc cải thiện hơn...).

- Ngành kinh tế thuỷ sản chỉ có thể phát triển mạnh có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao và bền vững trên cơ sở thực thi các chính sách đầu t và quản lý đúng đắn phù hợp với các điều kiện và tính chất đặc thù của ngành đồng thời phát huy mạnh mẽ hiệu lực quản lý của nhà nớc kết hợp với tính tích cực và sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế tham gia và ngành thuỷ sản. Mọi chính sách và chiến lợc phát triển ngành đều phải xuất phát từ những đánh giá về lợi thế so sánh và tiềm năng của đất nớc.

- Tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút mọi thành phần kinh tế trong đó lấy kinh tế nhà nớc làm bà đỡ cho quá trình phát triển, coi kinh tế t nhân là lực lợng cơ bản, áp dụng những công nghệ thích hợp với trình độ của quan hệ sản xuất ấy, nhằm tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho ng dân và cho nền kinh tế quốc dân góp phần và công cuộc xoá đói giảm nghèo của đất nớc.

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nghề cá trong mọi lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, dịch vụ mạnh hơn nữa theo định hớng hớng mạnh vào xuất khầu, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản.

- Để tiến đến một nghề cá hiện đại cần phát triển kinh tế thuỷ sản Việt Nam theo định hớng kết hợp kế hoạch hoá với thị trờng, kết hợp giữa sự phát triển phù hợp với đặc thù sinh thái và kinh tế- xã hội của các vùng, các địa ph- ơng trên cơ sở lợi ích toàn cục trong các chơng trình thống nhất.

- Kết hợp tăng cờng quản lý nghề cá theo những chiến lợc quốc gia thông nhất với phi tập trung hoá việc quản lý nghề cá nhằm gắn bó chặt chẽ những ng dân, những ngời nuôi trồng, những ngời trực tiếp hởng lợi với các hành động quản lý, biến những ngời trực tiếp hởng lợi trở thành những ngời chủ thực sự, có đầy đủ quyền lực và nghĩa vụ đối với những tài nguyên và nguồn lợi thuỷ sản.

- Hội nhập với nghề cá thế giới và khu vực là định hớng tất yếu. Mọi luật lệ, các quy định và cách hành xử của nghề cá nớc ta phải phù hợp với những công ớc và luật pháp quốc tế và khu vực; mọi điều kiện sản xuất và kinh doanh nh môi trờng cho sản xuất và kinh doanh của ngành, các điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm..., phải đợc cải thiện cho phù hợp và đáp ứng với những đòi hỏi của các thị trờng.

Một phần của tài liệu một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản thực hiện chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2010 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w