Giải pháp về công nghệ

Một phần của tài liệu một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản thực hiện chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2010 (Trang 61 - 63)

II- Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản thực hiện chiến lợc

4.Giải pháp về công nghệ

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ phải biết lựa chọn cho phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phơng trong từng vùng, phù hợp với

trình độ sản xuất trong từng tiểu ngành, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mang tính thiết thực, xuất phát từ đòi hỏi của thực tế sản xuất và định hớng chuyển dịch cơ cấu ngành. Phải có sự kết hợp chặt chẽ, phối hợp đồng bộ giữa đơn vị thực hiện dự án (cơ quan ở địa phơng) và cơ quan chuyển giao công nghệ nhằm đảm bảo thực hiện thành công dự án, đồng thời huy động đợc đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật của địa phơng tham gia, tạo điều kiện để cán bộ địa phơng tiếp cận với tiến bộ mới. Sự phối hợp đó là nòng cốt để đa tiến bộ kỹ thuật vào thực tế cuộc sống và trở thành lực lợng sản xuất trực tiếp. Thấm nhuần t tởng chỉ đạo của Thủ tớng Chính Phủ trong việc liên kết hữu cơ “4 nhà” đó là nhà nông (nghề ruộng bao hàm cả ngành Thuỷ sản), nhà khoa học, nhà nớc và nhà doanh nghiệp nhằm trực tiếp đột phá trong sản xuất kinh doanh ngành Thuỷ sản đặc biệt trong chuyển dịch cơ cấu ngành từ nay đến năm 2010.

Hoàn thành công nghệ và tăng trởng năng lực các cơ sở sản xuất giống đặc biệt là tôm và các loài hải sản có giá trị. Dần dần đáp ứng nhu cầu cả nớc về số lợng và chất lợng để phát triển ngành nuôi trồng Thuỷ sản nhằm đạt đợc mức chuyển dịch cơ cấu ngành. Mạnh dạn đầu t đổi mới thiết bị, công nghệ các cơ sở chế biến, bảo quản sản phẩm Thuỷ sản, nâng cao chất lợng và tính cạnh tranh của sản phẩm.

Tiếp tục phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, quản lý…nhằm cung cấp kịp thời thông tin về biến động thị trờng, từng bớc khắc phục hiện tợng “thiếu thông tin” của ngời sản xuất. Tránh tình trạng sản xuất vợt quá nhu cầu dẫn đến phải chuyển đổi đối tợng nuôi trong nuôi trồng Thuỷ sản điều này rất lãng phí về mọi mặt từ vốn đầu t đến đào tạo nguồn lao động để có thể nuôi đợc các loài thuỷ, hải sản khác. Triển khai công nghệ - khoa học vào các ngành, lĩnh vực cần tốc độ tăng trởng mạnh trong giai đoạn tới, nh trong khai thác xa bờ, nuôi trồng Thuỷ sản, chế biến thuỷ sản. Từng bớc hiện đại hoá cơ cấu tàu thuyền (về công suất máy và kỹ thuật đánh bắt), cơ cấu ng cụ đánh bắt. Chính khoa học – công nghệ mới tạo ra những loại tàu có công suất lớn có khả năng đánh bắt xa bờ trong khoảng thời gian dài với các công cụ đánh bắt hiện đại tiên tiến. Đa công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học vào vấn đề tạo giống và nhân giống các loài Thuỷ sản, hải sản có giá trị và có nhu cầu tiêu dùng cao.

Muốn thực hiện thành công các giải pháp trên cần triển khai các biện pháp sau:

- Nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội trong khai thác hải sản. Quy hoạch phát triển nuôi trồng một cách bền vững, trọng tâm là các vùng nuôi công nghiệp.

- Nghiên cứu lợi dụng tổng hợp nguyên liệu để nâng cao giá trị thu nhập của ngành thuỷ sản.

- Nghiên cứu các mặt hàng, các công nghệ thích hợp để sản xuất các sản phẩm cung cấp cho thị trờng nội địa.

- Nghiên cứu, hoàn thiện và phổ biến các công nghệ tiến bộ trong khai thác.

- Nhanh chóng chuyển giao các thành tựu và kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho ngời sản xuất kinh doanh và cho các nhà trờng.

- Xây dựng và hoàn thiện công nghệ sản xuất giống. Xây dựng và hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn cho các đối tợng nuôi. Nhập nội, thuần hoá và nhân rộng các giống nuôi có chất lợng cao.

- Nghiên cứu công nghệ làm sạch môi trờng, công nghệ y sinh để chẩn đoán phòng trị bệnh thuỷ sản.

- Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ giảm thất thoát sau thu hoạch.

- Nghiên cứu đa vật liệu mới (composit) ứng dụng cho việc đóng tàu đánh cá và sản xuất vật liệu phục vụ cho ngành nuôi.

- Phát triển và hoàn thiện các công nghệ sinh học lu trữ gen, các công nghệ nuôi. Xây dựng các khu bảo tồn trên biển.

Một phần của tài liệu một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản thực hiện chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2010 (Trang 61 - 63)