Đặc điểm thị trờng xuất khẩu của công ty;

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty dệt minh khai (Trang 27 - 28)

II. Những đặc điểm chủ yếu của công ty có ảnh hởng tới hoạt động xuất

3. Đặc điểm thị trờng xuất khẩu của công ty;

Thị trờng tiêu thụ chính của công ty dệt Minh Khai là thị trờng nớc ngoài với lợng sản phẩm chiếm 90% số lợng sản phẩm sản xuất. Trong đó thị trờng xuất khẩu truyền thống của công ty là các khách hàng Nhật Bản (chiếm 85% số lợng sản phẩm xuất khẩu ), còn 5% là xuất khẩu sang các thị trờng Châu Âu và Châu á.

Trớc đây sản phẩm của công ty chỉ xuất khẩu sang các nớc Đông Âu và Liên Xô cũ là chính.. Song từ khi XHCN sụp đổ ở những nớc này thì công ty đã mất đi các bạn hàng, và đặc biệt từ khi thực hiện nền kinh tế mở cửa thì sản phẩm xuất khẩu của công ty hớng mạnh về các nớc có nền kinh tế TBCN. Vì đây là những thị trờng có tiềm năng xuất khẩu lớn đối với công ty. Nếu biết cách khai thác, sẽ đem lại lợi nhuận rất lớn cho công ty, giúp công ty có thể cải thiện đời sống cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, hoàn thành nghĩa vụ ngân sách với Nhà nớc, đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nớc trở thành một nớc công nghiệp.

3.1. Thị trờng Nhật Bản:

Nhật Bản là thị trờng nhập khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam và cũng là thị trờng xuất khẩu truyền thống của công ty dệt Minh Khai. Kể từ năm 1983 công ty bắt đầu tiếp cận thị trờng này, cho tới nay, công ty đã thiết lập và duy trì đợc mối quan hệ làm ăn lâu dài với các bạn hàng Nhật Bản. Có thể thấy đó là những nỗ lực rất lớn của công ty. Bởi thị trờng Nhật Bản vẫn nổi tiếng là rất khắt khe và khó tính. Khách hàng Nhật Bản đòi hỏi khắt khe về chất lợng, mẫu mã, giá cả và thời gian giao hàng trong đó chất lợng là yêu cầu cơ bản và họ duy trì những tiêu chuẩn chất lợng bằng cách kiểm soát chất lợng nghiêm ngặt, kiểm tra nguyên liệu sản xuất, kiểu dáng và công nghệ, kiểm tra bao bì đóng gói. Chính phủ Nhật Bản quy định hàng dệt may nhập vào Nhật Bản phải an toàn, trên bao bì phải ghi rõ kích cỡ, chất liệu và cách sử dụng. Giá cả cũng là một yếu tố mà ngời tiêu dùng Nhật Bản quan tâm. Nếu sản phẩm của công ty không có u thế gì so với sản phẩm khác cùng chủng loại thì công ty có thể cạnh tranh bằng giá cả, tức là bán với giá rẻ hơn nhng cần phải giải thích cụ thể những điểm khác biệt trong sản phẩm của công ty nh sản phẩm có thiết kế độc đáo, hoặc sử dụng nguyên vật liêu sản xuất mới, hoặc giá trị gia tăng có đợc nhờ những điểm khác biệt này. Khách hàng Nhật Bản luôn tìm kiếm những sản phẩm có những đặc điểm khác biệt.

Những năm gần đây, do ảnh hởng của cuộc khủng hoảng Châu á, nền kinh tế kinh tế Nhật Bản suy giảm, do đó nhu cầu tiêu dùng nội địa Nhật Bản có giảm song sức tiêu thụ mặt hàng khăn bông không vì thế mà giảm đi, trái lại vì đây là mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của ngời dân Nhật Bản nên sức tiêu thụ hầu nh vẫn giữ ở mức ổn định. Tuy nhiên giá cả có

xu hớng giảm xuống. Điều này có ảnh hởng không nhỏ tới doanh số bán hàngcủa công ty trên thị trờng Nhật Bản.

Hơn nữa, hiện nay trên thị trờng Nhật Bản công ty đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty sản xuất khăn bông Trung Quốc và của một số nớc Đông Nam á trong đó đặc biệt là từ Trung Quốc: sản phẩm khăn bông của công ty và sản phẩm khăn bông của Trung Quốc tuy có chất lợng t- ơng đơng nhau, nhng Trung Quốc lại có lợi thế giá rẻ, do đó làm cho tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trờng Nhật Bản giảm xuống hẳn, do đó gây ảnh hởng rất nhiều đến hoạt động xuất khẩu của công ty.

3.2. Thị trờng EU:

EU là thị trờng nhập khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của VN, trên 40% hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam là xuất sang EU. Nhờ có hiệp định buôn bán dệt may mà số lợng hàng dệt may xuất khẩu sang EU tăng lên nhanh chóng, cơ hội mở rộng xuất khẩu sang EU đang mở ra đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

EU là thị trờng rộng lớn gồm 15 quốc gia với hơn 375 triệu ngời tiêu dùng, nên nhu cầu về hàng hoá rất đa dạng, phong phú. Đặc biệt với mặt hàng dệt may thì nhu cầu càng đa dạng. Tuy có sự khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa thị trờng các quốc gia, song 15 nớc trong khối EU đều nằm trong khu vực Tây và Bắc Âu nên có những nét tơng đồng về kinh tế và văn hoá.Trình độ phát triển của những nớc này khá đồng đều nên ngời dân EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng.

Đối với mặt hàng dệt may, khách hàng EU rất quan tâm tới chất lợng và thời trang, do đó yếu tố này có khi lại quan trọng hơn yếu tố giá cả. Ngời tiêu dùng EU có sở thích và thói quen tiêu dùng hàng của những hãng nổi tiếng thế giới, vì họ cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lợng và uy tín lâu đời nên sử dụng những mặt hàng này có thể yên tâm về chất lợng và an toàn cho ngời sử dụng. Những sản phẩm của các nhà sản xuất ít danh tiếng hay những nhãn hiệu ít ngời biết đến sẽ rất khó tiêu thụ trên thị trờng EU. Mức sống của ngời tiêu dùng trong cộng đồng EU tơng đối đồng đều và ở mức cao nên tiêu dùng của họ rất cao cấp, yêu cầu khắt khe về chất lợng và độ an toàn, giá cả không phải là vấn đề quyết định đối với thị trờng này. Vì thế cạnh tranh về giá không hẳn là biện pháp tối u khi thâm nhập thị trờng EU.

Tuy nhiên đối với công ty dệt Minh Khai, thị trờng châu Âu vẫn còn khá mới mẻ. Hiểu biết về thị trờng này của công ty vẫn còn hạn chế, chủ yếu công ty có đợc thông tin về thị trờng này là thông qua Bộ Thơng mại, các công ty trung gian thơng mại . Quan hệ làm ăn của công ty với các bạn hàng EU cha thực sự đủ để tạo ra niềm tin và uy tín đối với bạn hàng.

So với thị trờng Nhật Bản, thì giá trị xuất khẩu sản phẩm vào thị trờng EU của công ty chỉ bằng một phần rất nhỏ. Do vậy mà hoạt động xuất khẩu của công ty hiện nay mới chỉ tập trung phần lớn vào thị trờng Nhật Bản. Trong tơng lai, công ty dự định sẽ cố gắng tìm mọi biện pháp để mở rộng thị trờng xuất khẩu , đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào Nhật Bản.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty dệt minh khai (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w