Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty dệt minh khai (Trang 34 - 37)

III. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty

1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Công ty dệt Minh Khai là một trong những đơn vị chủ lực của ngành công nghiệp Hà Nội. Là một doanh nghiệp sản xuất nhiệm vụ ban đầu khi mới thành lập của công ty là phục vụ cho nhu cầu nội địa. Song kể từ khi đợc nhà nớc cho phép xuất nhập khẩu trực tiếp công ty đã chuyển hớng sản xuất kinh doanh sang xuất khẩu là chính. Thời gian đầu công ty chủ yếu xuất sang các nớc Đông Âu là Liên Xô cũ nhng bớc sang những năm đầu của thập kỷ 90 do những biến động lớn về chính trị trên thị trờng truyền thống Đông Âu của công ty. Chủ nghĩa xã hội ở các nớc này sụp đổ, tình hình kinh tế các nớc Đông Âu rối loạn và suy sụp các quan hệ bạn hàng của công ty với các nớc này không thể tiếp tục duy trì đợc nữa khiến cho công ty bị mất đi một thị tr- ờng quan trọng và truyền thống.

Cũng từ năm 1983 công ty bắt đầu cũng bắt đầu xuất khẩu khăn ăn sang thị trờng Nhật Bản với sự giúp đỡ của UNIMEX Hà Nội và đã dần chiếm lĩnh đợc thị trờng Nhật Bản, thị phần của công ty trên thị trờng này ngày một lớn. Bớc sang năm 1998 do tình hình suy thoái kinh tế khu vực, Nhật Bản không những không bị ảnh hởng mà còn chịu sự tác động mạnh mẽ làm cho nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái. Trong tình hình đó lợng tiêu dùng cũng nh nhu cầu tiêu dùng đối với hàng hoá nhập khẩu của ngơì dân Nhật Bản tất yếu phải cắt giảm. Điều đó ảnh hởng không nhỏ tới tình hình sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của công ty.

Giám đốc Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kỹ thuật Phòng KH TT Phòng Tài vụ PhòngHC Y tế Phòng TC BV Phòng Kỹ thuật Phân x ởng dệt

thoi Phân x ởng dệt kim Phân x ởng tẩy nhuộm hoàn thànhPhân x ởng

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Những năm gần đây, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp cùng với xu hớng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, thêm vào đó xuất khẩu của ngành dệt may trong nớc gặp nhiều khó khăn, để có thể giữ vững và mở rộng thị trờng xuất khẩu hiện có đồng thời nâng cao chất lợng công tác tiêu thụ sản phẩm, công ty dệt Minh Khai đã không ngừng đầu t đổi mới các loại thiết bị máy móc áp dụng các quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến để mở rộng sản xuất, tăng năng suất lao động và chất lợng sản phẩm, hạ giá thành. Đồng thời công ty cũng liên tục cải tiến mẫu mã đổi mới sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng đặc biệt là các khách hàng trên thị trờng nớc ngoài nhờ đó mà hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn đạt đợc kết quả cao, lợi nhuận ngày một tăng lên. Chúng ta có thể thấy đợc điều này thông qua tìm hiểu xem xét phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây.

Trớc hết chúng ta xem xét tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm từ 1998-2002 đợc thể hiện qua bảng 3

Bảng 3: Kết quả sản xuất các mặt hàng của công ty

Chỉ tiêu Đơn vị Năm1998 Năm1999 Năm2000 Năm2001 Năm2002 Giá trị SXCN Triệu đồng 42.700 54.120 57.250 64.600 65.750 Sản phẩm SX

Khăn quychuẩn 1000cái 21.075 28.570 26.260 26.100 27.680 Khăn xuất khẩu 1000cái 20.400 24.850 21.930 24.210 24.500

Vải tuyn 1000mét 1.000 775 1.680 2.350 2.180

Nguồn phòng kế hoạch thị trờng-Công ty Dệt Minh Khai

Bảng 3 cho thấy giá trị sản xuất của công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Giá trị sản xuất công nghiệp của các mặt hàng năm 1998 mới chỉ đạt 42700 triệu đồng. Sau 5 năm, năm 2002 con số này đã lên tới 65750triệu đồng tức là tăng khoảng 54%. Nếu so sánh theo từng năm thì kết quả đạt đợc là: năm 1999 giá trị sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm 1998 là 27.69%, năm 2000 so với năm 1999 tăng 5.47%, năm 2001 so với năm 2000 tăng 12.82%, năm 2002 so với năm 2001 tăng 1.8%. Có thể thấy mặc dù giá trị sản xuất công nghiệp của công ty tăng lên nhng mức độ tăng không đều và tốc độ tăng liên tục giảm. Lý do chủ yếu là vì khối lợng các đơn đặt hàng của công ty ngày càng giảm, các khách hàng chủ yếu của công ty là các công ty thơng mại Nhật Bản liên tục cắt giảm số lợng đặt hàng do nhu cầu tiêu dùng trên thị trờng Nhật Bản giảm. Năm 1998 cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và thế giới đã tác động lớn tới nền kinh tế Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản hạn chế nhập khẩu, ngời tiêu dùng Nhật Bản cũng buộc phải cắt giảm chi tiêu do đó sức tiêu thụ hàng hoá đã giảm xuống. Cho đến nay nền kinh tế Nhật Bản đang trong giai đoạn khôi phục, nhu cầu tiêu dùng đã tăng lên, song cha hoàn toàn trở lại bình thờng nh trớc. Nhng nhìn chung có thể thấy năng lực sản xuất của công ty là khá tiềm tàng. Đó là cơ hội giúp công ty phát triển sản xuất, là

một trong những điều kiện thuận lợi để công ty có thể đáp ứng tốt nhu cầu về lợng đặt hàng của khách hàng trong những năm tiếp theo.

Cùng với sự tăng lên về giá trị sản xuất công nghiệp, tổng doanh thu của công ty hàng năm theo đó cũng tăng lên. Thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh-bảng 4 sẽ cho chúng ta thấy cái nhìn tổng quan về tình hình kinh doanh của công ty

Bảng 4: Báo cáo kết quả kinh doanh

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

1998 Năm1999 Năm2000 Năm2001 Năm2002

Tổng doanh thu 54.520 64.550 67.200 77.600 81.930

Doanh thu xuất khẩu 47.700 56.500 53.400 68.800 68.920 Doanh thu thuần 53.800 63.800 65.970 76.600 50.500 Giá vốn hàng bán 47.130 55.800 58.340 67.700 71.100

Lợi nhuận gộp 6.670 8.000 7.630 8.900 9.400

Chi phí bán hàng 2.550 2.870 2.670 4.140 3.700

Chi phí QLDN 2.900 3.700 3.500 2.670 2.800

Lợi nhuận từ hoạt động KD 1.220 1.430 1.460 2.090 2.900 Lợi nhuận trớc thuế 1.425 1.460 1.552 1.220 2.800

Lợi nhuận sau thuế 969 992,8 1.053,3 829,6 1.904

Nguồn phòng tài vụ- Công ty Dệt Minh Khai

Nhìn vào bảng 4 ta thấy mức độ tăng doanh thu của công ty là không đều điều này có thể đợc minh hoạ bằng biểu đồ 1

54.52 64.55 67.2 77.6 81.93 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 G ía tr ị (T riệ u đ ồ ng ) 1998 1999 2000 2001 2002

Biểu đồ 1: Biến động tổng doanh thu

Tổng doanh thu

Tổng doanh thu năm 1999 tăng so với năm 1998 là 18.4%, năm 2000 so với năm 1999 tăng 4%, năm 2001 tăng so với năm 2000 tăng 15%, năm 2002

so với năm 2001 tăng 5.6%. Nguyên nhân của sự tăng không đều của tổng doanh thu của công ty hàng năm là do ảnh hởng của doanh thu xuất khẩu.

Bảng 5: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu Chỉ tiêu Đơn vị Năm

1998 Năm1999 Năm2000 Năm2001 Năm2002 Tổng DT Triệu

đồng 54.520 64.550 67.200 77.600 81.930 Doanh thu XK Triệu

đồng 47.700 56.500 53.400 68.800 68.920 DTXK/TổngDT % 87.5 87.53 79.46 88.6 84.12

Nguồn:Trích từ bảng kết quả kinh doanh

Doanh thu xuất khẩu của công ty luôn chiếm tỷ trọng 80-85% trong tổng doanh thu hàng năm. Biến động của doanh thu xuất khẩu làm cho tổng doanh thu cũng biến đổi theo (Minh hoạ bằng biểu đồ 2)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Gía trị (Triệu đồng) 1998 1999 2000 2001 2002

Biểu đồ 2: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu so với tổng doanh thu

Tổng DT Doanh thu XK

Bảng kết quả kinh doanh còn cho thấy giá vốn hàng bán cùng với các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty còn quá cao do đó làm giảm lợi nhuận của công ty. Năm 2001 do các chi phí này quá cao nên lợi nhuận thu về của công ty chỉ đạt 829.6 triệu đồng. Công ty cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ các loại chi phí này giảm tới mức tối đa có thể để tăng lợi nhuận cho công ty.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty dệt minh khai (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w