Chính sinh viên phải tự kiểm soát việc làm của mình để hình thành thói quen cần thiết cho bản thân.

Một phần của tài liệu một số biện pháp quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên nội trú trường cao đẳng giao thông vận tải 3 (Trang 38 - 42)

thành thói quen cần thiết cho bản thân.

Tóm lại, việc xây dựng nếp sống tích cực cho sinh viên GTVT sẽ có ảnh hưởng sâu sắc toàn diện đến ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông của sinh viên, hiểu biết đầy đủ các quy định giao thông đồng thời còn có khả năng cảm hoá, tuyên truyền về ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho mọi người.

Nếu sinh viên GTVT có thói quen chấp hành luật lệ giao thông, luôn gương mẫu, đi đầu trong việc chấp hành tốt luật lệ giao thông thì vinh dự đó trước hết thuộc về trường GTVT.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC NẾP SỐNG CHO SINH VIÊN NỘI TRÚ NẾP SỐNG CHO SINH VIÊN NỘI TRÚ

TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI 3

2.1. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH CHUNG VỀ KÍ TÚC XÁ 2.1.1. Điều kiện cơ sở vật chất 2.1.1. Điều kiện cơ sở vật chất

Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3 được thành lập theo quyết định 3093/QĐ/BGD&ĐT–TCCB ngày 8/7/2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Tiền thân của trường Cao đẳng GTVT3 là trường Trung học GTVT6 (thành lập theo quyết định 4942/QĐTC ngày 28/12/1976 của Bộ GTVT) và đến ngày 13/2/1990 trường được đổi tên thành trường Trung học GTVT khu vực III. Trường có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực GTVT, nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm học qua, mặc dù cơ sở vật chất của nhà trường không ngừng được tu sửa, nâng cấp và xây dựng mới như năm 1999 trường đã cho cải tạo tầng 5 dãy nhà A với diện tích 400m2, cải tạo KTX tăng thêm 100 chỗ trọ cho SV nội trú… tuy nhiên do nhu cầu cấp bách của xã hội về nguồn nhân lực phục vụ cho kết cấu hạ tầng về GTVT đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước nên qui mô đào tạo của trường không ngừng được mở rộng. Năm học 1999-2000, toàn trường có 853 học sinh, sinh viên đến năm học 2002-2003, con số này là 3203 tăng hơn 350%.

Với số lượng SV tăng lên nhiều, trong khi số phòng ở nội trú không tăng tỷ lệ thuận nên việc bố trí chỗ ở cho sinh viên trong KTX rất khó khăn. Số phòng ở trong KTX chỉ đáp ứng được chỗ trọ cho khoảng 30% nhu cầu xin kí túc, còn lại sinh viên phải tự kiếm chỗ trọ trong nhà dân gần khu vực trường.

KTX của trường có diện tích 1845m2 gồm 60 phòng (có thể cung cấp chổ ở cho 600 SV nội trú) 2 phòng ở của giáo viên nội trú, 2 phòng làm việc của ban quản lý KTX, 1 nhà ăn tập thể, 1 phòng tự học lớn. KTX trường toạ lạc tại 449/44AB Kinh Dương Vương, P.12, Q.6, cách trường 500m.

Mỗi phòng được bố trí 10 SV (5 giường tầng) nhà tắm, nhà vệ sinh riêng trong mỗi phòng. Các phòng đều được trang bị 3 bóng đèn neon nên ánh sáng trong phòng là rất tốt, ngoài ra mỗi phòng đều có 2 quạt trần.

Nhà trường có giếng khoan công nghiệp và tháp nước cung cấp đủ nhu cầu về nước sinh hoạt cho toàn KTX. Các phương tiện sinh hoạt (chổi, chậu, xô…) SV phải tự mua sắm.

2.1.2. Tình hình sinh viên

Như đã nêu trên, với qui mô đào tạo của nhà trường tăng nên số lượng SV có nhu cầu được nội trú trong KTX rất đông, nhưng do diện tích KTX còn chật hẹp nên trong những năm qua nhà trường mới chỉ sắp xếp chỗ ở nội trú cho 600 SV. Những SV được nhận ở KTX là những sinh viên thuộc diện chế độ chính sách (con thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, con em dân tộc, vùng sâu, vùng xa, hải đảo) số còn lại là những SV có nhà ở tỉnh thành xa. Họ thuộc cả 3 khối sinh viên năm thứ nhất, năm

thứ hai và năm thứ ba và thuộc tất cả các khoa của trường. Tình hình trên dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc xếp phòng ở riêng cho từng lớp.

2.1.3. Bộ máy quản lý KTX

KTX là một bộ phận trực thuộc Phòng Công tác học sinh, sinh viên. Ban quản lý KTX gồm 10 cán bộ, trong đó gồm 4 cán bộ quản lý KTX, 3 bảo vệ, 2 nhân viên vệ sinh và 1 nhân viên y tế.

2.1.4. Nội dung quản lý giáo dục nếp sống SV ở KTX

Nội dung quản lý giáo dục ở KTX bao gồm: Bố trí SV ở trọ, giải quyết vấn đề ăn uống, vệ sinh, tổ chức tự học, vệ sinh chăm sóc sức khoẻ, tổ chức và quản lý các hoạt động văn nghệ, thể thao, lao động vệ sinh môi trường, bảo vệ trật tự an ninh…

Các hoạt động trên diễn ra trong không gian KTX, thời gian kéo dài và khép kín trong ngày đòi hỏi công tác quản lý giáo dục ở KTX phải đáp ứng linh hoạt. Trong thực tế, cũng như tình hình chung của các trường chuyên nghiệp hiện nay, công tác KTX mới chủ yếu là bố trí sinh viên vào ở là chính, còn các mặt khác chưa được quan tâm đầy đủ, đúng mức.

Ngày nay, trước yêu cầu của xã hội trong thời kỳ đổi mới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đào tạo, cùng với yêu cầu của người học về nếp sống văn hoá, khoa học. Việc nghiên cứu công tác quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên ở KTX là rất cần thiết, từ đó nâng cao hiệu quả công tác này sẽ có ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ đến việc xây dựng một nếp sống tốt của người lao động trong thế kỉ XXI.

Để có được những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục nếp sống của sinh viên ở KTX, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện trong nhà trường; cần phân tích thực trạng nếp sống sinh viên nội trú cũng như thực trạng công tác quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên hiện nay.

2.2. THỰC TRẠNG NẾP SỐNG SINH VIÊN TRONG KTX TRƯỜNG CAO ĐẲNG GTVT 3 CAO ĐẲNG GTVT 3

Con người phải không ngừng tham gia vào các hoạt động để thoả mãn nhu cầu bản thân và cũng là để tồn tại và phát triển. Ngoài thời gian học tập trên trường theo yêu cầu của chương trình chính khoá bắt buộc (5giờ/ ngày), sinh viên nội trú trải qua 19 giờ còn lại chủ yếu là trong môi trường KTX. Trong khoảng thời gian này sinh viên thực hiện các hoạt động cơ bản sau: hoạt động cho nhu cầu tự nhiên của con người (ăn uống; vệ sinh cá nhân; ngủ, nghỉ ngơi); hoạt động tự học được quy định cụ thể về thời gian trong nội quy KTX. Như vậy, thời gian rỗi mỗi ngày của sinh viên ở KTX là khoảng thời gian còn lại trong một ngày sau khi đã trừ đi khoảng thời gian học tập bắt buộc theo chương trình chính khoá, thời gian dành cho các nhu cầu tự nhiên của con người và thời gian tự học theo qui định.

Trong khoảng thời gian rỗi này, sinh viên thường tham gia vào các hoạt động như văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí, giao tiếp, đi làm thêm... Các hoạt động của sinh viên gồm nhiều mặt và đa dạng. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu nếp sống sinh viên biểu hiện qua những hoạt động chủ yếu gồm:

Một phần của tài liệu một số biện pháp quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên nội trú trường cao đẳng giao thông vận tải 3 (Trang 38 - 42)