Khái niệm và phân loại lễ hội

Một phần của tài liệu nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 28 - 29)

7. Bố cục đề tài

1.3.1. Khái niệm và phân loại lễ hội

1.3.1.1. Khái niệm

Có thể nói từ trước tới nay, các nhà nghiên cứu mới chỉ đưa ra những quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá về lễ hội, chứ chưa đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về lễ hội.

Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam thì “Lễ hội là một sự kiện xã hội có tính văn hóa

và tâm linh được tổ chức mang tính cộng đồng”.

Định nghĩa về lễ hội của M. Bakhtin như sau: “Thực chất lễ hội là cuộc sống được tái

hiện dưới hình thức tế lễ và trò diễn, đó là cuộc sống lao động, chiến đấu của cộng đồng cư dân. Tuy nhiên, bản thân cuộc sống không thể trở thành lễ hội được nếu như chính nó không được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng vượt lên trên thế giới của phương tiện và điều kiện tất yếu; đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại, đạt tới hiện thực lý tưởng mà ở đó mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả”.

Định nghĩa bổ sung về lễ hội của Giáo sư người Nhật Kurahayashi cho định nghĩa về lễ hội của M. Bakhtin như sau: “Xét về tính chất xã hội của lễ hội, lễ hội là quảng trường

tâm hồn; xét về tính chất văn nghệ, lễ hội là cái nôi sản sinh và nuôi dưỡng nghệ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật giải trí, trò diễn và với ý nghĩa đó, lễ hội tồn tại và có liên hệ mật thiết với sự phát triển của văn hoá”.

Rõ ràng, định nghĩa và bổ sung trên cho thấy rõ lễ hội bao gồm hai thành phần tế lễ và hội hè, vui chơi, giải trí mà không thể thiếu một phần nào được.

Như vậy, có thể thấy rằng, lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên

một địa bàn dân cư trong thời gian và thời gian xác định. 1.3.1.2. Phân loại lễ hội

Hiện tại ở nước ta lễ hội được chia thành hai loại là: lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại.

- Lễ hội truyền thống có số lượng nhiều nhất (khoảng trên 7.000 lễ hội trong tổng số gần 9.000 lễ hội), phạm vi phân bố rộng (cả nông thôn, đô thị, vùng núi các dân tộc), có lịch sử lâu đời nhất. Người ta có thể phân loại lễ hội truyền thống theo thời gian các mùa trong năm, trong đó quan trọng nhất là mùa xuân, mùa thu (xuân thu nhị kỳ); phân chia theo phạm vi lớn nhỏ: Lễ hội làng, lễ hội vùng, lễ hội quốc gia; phân loại theo tính chất của lễ hội: Lễ hội nghề nghiệp (nông, ngư, nghề buôn bán...), lễ hội tôn vinh anh hùng dân tộc, người có

công với quê hương, đất nước, lễ hội gắn với các tôn giáo tín ngưỡng cụ thể như lễ hội của Phật giáo, Ki-tô giáo, tín ngưỡng dân gian,...

- Lễ hội hiện đại gắn với các sự kiện lịch sử hiện đại, cách mạng, lễ hội sự kiện gắn với du lịch quảng bá du lịch, lễ hội nhân kỷ niệm những năm chẵn thành lập thành phố, tỉnh, huyện,...

Một phần của tài liệu nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 28 - 29)