Khái quát chung về lễ hội truyền thống ở ĐBSCL

Một phần của tài liệu nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 41 - 49)

7. Bố cục đề tài

2.2.1. Khái quát chung về lễ hội truyền thống ở ĐBSCL

ĐBSCL với sự hài hòa, phong phú và đa dạng của các nền văn hóa, do có bốn dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa cùng sinh sống. Được chính quyền, đoàn thể tạo điều kiện để phát huy mạnh mẽ nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc, những sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật trong cộng đồng bốn dân tộc đã cùng nhau tỏa sáng, mang lại sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách trong cũng như ngoài nước, nhất là qua các dịp lễ hội truyền thống.

So với các vùng còn lại của nước ta, ĐBSCL là vùng đất không có nhiều lễ hội truyền thống, đặc biệt là những lễ hội truyền thống qui mô lớn thu hút khách du lịch hàng tháng trời như ở Đồng bằng sông Hồng. Đặc trưng của lễ hội truyền thống ở Việt Nam nói chung và lễ hội ở ĐBSCL là mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, gắn bó với những tập quán, nghi lễ, văn hóa ứng xử, văn hóa ẩm thực... từng làng xã, địa danh, vùng đất, con người. Sức hút của lễ hội truyền thống ĐBSCL trước tiên phải kể đến nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc. Bốn dân tộc anh em cùng sống trên mảnh đất mới, không vì thế mà

nơi đây không sản sinh ra những giá trị văn hóa lễ hội đặc sắc của dân tộc mình. Nổi bật hơn cả đó là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, lễ hội đua bò Bảy núi là một ví dụ điển hình, đây được xem là một sản phẩm du lịch lễ hội rất đặc sắc mà các địa phương khác không có, hay lễ hội đua ghe Ngo ở Sóc Trăng cũng thế, mặc dù đua ghe thuyền thì rất nhiều địa phương trong cả nước có tổ chức nhưng quả thật không đâu có một không khí náo nhiệt, mang tính cộng đồng, thu hút sự quan tâm ca độ cả của dân tộc như lễ hội này. Đến với các lễ hội của đồng bào Khmer, khách du lịch ngoài việc theo dõi, tham gia vào các sự kiện của lễ hội mà một điều thú vị nữa đó là chúng ta được dịp khám phá cả nét đặc sắc về văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng của đồng bào, thưởng thức thức ăn, những sản vật đặc trưng, mang tính cố kết cộng đồng rất chặt chẽ. Riêng đối với dân tộc Chăm ở An Giang, khó ai cưỡng lại sức hấp dẫn, sự thu hút của nền văn hóa Chăm Islam ở An Giang, đặc biệt trong lễ hội Ramadan, đây được xem là lễ hội lớn nhất của đồng bào Chăm An Giang. Lễ hội thu hút ở chỗ huyền bí, các luật tục lạ, ẩm thực trong lễ hội hấp dẫn và một điều không thể không nhắc đến đó là sự huyền bí của các cô gái Chăm Islam với chiếc khăn “Khanh ma om” – vật bất li thân của họ.

Có nhiều quan niệm phân chia lễ hội truyền thống, nhưng theo chúng tôi lễ hội truyền thống ở ĐBSCL có thể chia thành một số loại chủ yếu sau:

- Lễ hội liên quan đến sinh hoạt cộng đồng: Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền và Kỳ Yên Hạ Điền diễn ra tại các đình làng, lễ hội Nghinh Ông. Ngoài ra còn có các lễ liên quan đến cộng đồng dân tộc như Lễ Chol Chnam Thmay, Lễ Đôn ta, Lễ hội Ok Om Bok của dân tộc Khmer, lễ Ramadan của người Chăm, các lễ hội vía Quan Công, vía Thiên Hậu Thánh Mẫu của người Hoa…

- Lễ hội liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng: lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam, lễ hội Gò Tháp, lễ hội Quán Âm Nam Hải, lễ hội thánh địa Hòa Hảo,…

- Lễ hội liên quan đến các nhân vật lịch sử, Tiền hiền, Hậu hiền là những ân nhân sinh tiền có công mở đất lập làng, ổn định cho cuộc sống dân cư ở địa phương như: lễ hội Nguyễn Trung Trực, hội Tứ Kiệt, lễ hội Lăng Ông Tiền quân Thống chế điều bát, lễ hội Nguyễn Đình Chiểu,…

Bảng 2.2. Các lễ hội quan trọng ở ĐBSCL (theo Âm lịch)

TT Tên lễ hội Thời gian Địa bàn

1 Lăng Ông Tiền quân Thống chế điều bát

4/1 Vĩnh Long

2 Tầm Vu 14 – 16/1 Long An

3 Chiêu Anh Các 15/1 Kiên Giang

4 Cúng Phước biển Vĩnh Châu 14 – 15/2 Sóc Trăng

5 Nghinh Ông sông Đốc 14 – 16/2 Cà Mau

6 Cúng biển Mỹ Long 10 – 12/3 Trà Vinh

7 Nghinh Ông Ghành Hào 9 – 11/3 Bạc Liêu

8 Nghinh Ông Vàm Láng 9 – 11/3 Tiền Giang

9 Gò Tháp 14 – 16/3 và 14 – 16/11 Đồng Tháp

10 Cúng Dừa Thác Côn 15 – 17/3 Sóc Trăng

11 Đình Phú Lễ 18 – 19/3 Bến Tre

12 Quán Âm Nam Hải 22 – 24/3 Bạc Liêu

13 Thiên Hậu Thánh Mẫu 23/3 Cần Thơ

14 Thủ Khoa Huân 15/4 Tiền Giang

15 Đình Bình Thủy 15/4 và 15/12 Cần Thơ

16 Bà Chúa Xứ núi Sam 23 – 27/4 An Giang

17 Đình Châu Phú 9 – 11/5 An Giang

18 Thánh địa Hòa Hảo 18/5 An Giang

19 Nghinh Ông Bình Thắng 15 – 17/6 Bến Tre

20 Nguyễn Đình Chiểu 1/7 Bến Tre

21 Dạ cổ hoài lang 12/8 Bạc Liêu

22 Sen Dolta (và đua bò Bảy Núi)

Cuối tháng 8 Toàn bộ đồng bào

Khmer (An Giang)

23 Tứ Kiệt 15 – 16/8 Tiền Giang

24 Nguyễn Trung Trực 26 – 28/8 Kiên Giang

25 Ok Om Bok (và đua ghe Ngo) 14 – 15/10 Toàn bộ đồng bào

Khmer (Sóc Trăng, Trà

Vinh)

26 Đình Vĩnh Bình 14 – 16/12 Tiền Giang

lịch) Khmer 28 Trương Định 19 – 20/8 (Dương lịch) Tiền Giang

28 Ramadan Tháng 9

(Hồi lịch)

An Giang

30 Tết Roya Phik Trok 1- 3/10

(Hồi lịch)

An Giang

31 Hát Gi (Haji hay Roja haji) 7 – 10/12 (Hồi lịch)

An Giang

Nguồn: Tác giả sưu tầm 2.2.1.1. Về lịch sử hình thành và phát triển

So với các khu vực khác, lễ hội ở ĐBSCL được hình thành muộn màng hơn. Thường thì các lễ hội ở đây có tuổi đời từ một vài thế kỷ hoặc cao hơn thì cũng không vượt quá ngưỡng cửa thời gian hơn 300 năm tương ứng với lịch sử khai phá và xác lập trọng vẹn vau trò chủ nhân của vùng đất này. Có thể xem lễ hội ở ĐBSCL là một chặng đường nằm trong dòng chảy liên tục của nền văn hóa truyền thống Việt Nam theo hình thể đất nước từ Bắc xuống Nam. Nó vừa kế thừa những di sản tinh thần, văn hóa lâu đời của dân tộc, vừa phát huy và tiếp nhận những nhân tố mới từ thực tiễn lịch sử, sáng tạo nên những nếp sinh hoạt văn hóa mới nhằm đáp ứng những nhu cầu của đời sống tình cảm, tâm linh của cộng đồng cư dân nơi vùng đất mới khai phá. Cái gốc bền vững của dân tộc vẫn được giữ gìn, vun đắp, bảo lưu nhưng đồng thời cũng không cố chấp, bảo thủ trong việc tiếp nhận những cái hay, cái đẹp để làm phong phú, đa dạng thêm kho tàng văn hóa dân tộc.

Cũng bởi ra đời muộn lại có sự giao thoa văn hóa của 4 dân tộc anh em làm cho lễ nội vùng ĐBSCL có những nét rất riêng biệt, vừa giữ những nét cổ truyền nhưng đồng thời mang vẻ hiện đại cho nên đây cũng là một trong những đặc sắc của lễ hội nơi đây có thể khai thác du lịch, phù hợp với nhịp sống hiện nsy.

2.2.1.2. Về qui mô của một số lễ hội chính

Mật độ lễ hội trong sinh hoạt tinh thần, văn hóa ở ĐBSCL rõ ràng là thưa thớt hơn rất nhiều so với các vùng khác.

Lễ hội lớn và có tầm ảnh hưởng nhất ở ĐBSCL là là lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang) từ 23 đến 27 tháng 4 Âm lịch với số lượng người tham dự vài triệu người từ các tỉnh, thành đổ về. Tiếp đó, không thể không kể đến các lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer với

những nét đặc sắc riêng biệt, lễ hội Nghinh Ông của người dân các tỉnh ven biển, lễ hội tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc,…

Nói đến các lễ hội ở ĐBSCL có số lượng rất lớn người tham gia còn phải kể đến một số lễ hội của các tôn giáo. Kể cả các tôn giáo lớn hay các tôn giáo nội sinh, chẳng hạn: lễ hội Mẹ Nam Hải (Bạc Liêu), lễ hội thánh địa làng Hòa Hảo, lễ hội Ramadan của người Chăm Hồi giáo (An Giang),… Thành phần người tham dự ở đây chủ yếu là tín đồ của mỗi đạo, mà thường thì phần lễ chiếm vị trí chính so với phần hội.

Điều dễ nhận biết ở các lễ hội có lượng người tham dự đông đảo này là dấu ấn kinh tế thị trường rất đậm nét trong các hoạt động, từ qui mô, cung cách tổ chức, trang hoàng, vật phẩm cúng tế, cho đến các dịch vụ kèm theo cũng muôn màu muôn kiểu nhằm khai thác tối đa túi tiền của khách.

Lễ hội của vùng gần như là những lễ hội nhỏ, mang tính địa phương, vùng (trừ lễ hội Bà chúa Xứ núi Sam và Ok Om Bok cấp Quốc gia) nên cũng ảnh hưởng đến vấn đề phát triển du lịch lễ hội. Với qui mô nhỏ nên sút hút để thu hút du khách phương xa rất hạn chế bởi vì chưa được quảng bá rộng rãi, chương trình lễ hội kém đặc sắc, khó cạnh tranh với các lễ hội của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

2.2.1.3. Về thời gian lễ hội

Là sản phẩm tinh thần của cư dân nông nghiệp, lễ hội ở Việt Nam nói chung thường gắn với chu kì tuần hoàn của mùa vụ trong năm. Nhưng lễ hội ở ĐBSCL thì không hoàn toàn như thế. Sự ưu đãi của thiên đối với nghề nông (đất, nước, khí hậu thuận hòa), một năm có hai mùa mưa và khô. Lễ hội ở đây không tổ chức dồn vào các tháng Xuân mà có khuynh hướng trải đều ra các tháng trong năm và mùa khô khô chiếm số lượng nhiều hơn. Vào mùa này, đường sá nông thôn khô ráo, cảnh quan đẹp, những cuộc vui chơi, thi tài, đấu võ, đua ghe, hát bội,… diễn ra thoải mái.

Tục cúng Đình, hình thức hội làng truyền thống ở ĐBSCL, từ chỗ “xuân kỳ, thu tế” ở nơi quê củ đã được giản lược thành một lễ Kỳ Yên tổ chức vào đầu mùa khô hàng năm. Còn lễ hội Nghinh Ông ở những làng cá ven biển thì không có ngày cố định chung và cũng không lệ thuộc vào thời tiết mưa nắng mà mỗi nơi căn cứ vào ngày “Ông lụy”, tức là ngày dân làng phát hiện xác cá voi dạt vào bờ mà tổ chức lễ. Nói cách khác, đó là dạng ngày “giỗ Ông” để tỏ lòng biết ơn và hi vọng điều may mắn của những người dân xứ biển.

Lễ hội truyền thống ở ĐBSCL thì hầu như không có một qui ước về thời điểm diễn ra lễ hội, lễ hội ít nhưng diễn ra rải rác cả năm, từ đầu năm cho đến tận tháng cuối năm Âm

lịch, cho nên lượng khách du lịch bị phân tán chứ không tập trung. Một điều nữa cũng là một điểm rất đáng lưu tâm trong đặc điểm lễ hội truyền thống ở khu vực này đó là thời gian lễ hội rất ngắn, hầu hết chỉ diễn ra một vài ngày. Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam – lễ hội lớn nhất khu vực, diễn ra trong 5 ngày, tuy nhiên điểm khác biệt của lễ hội là ngoài các ngày lễ hội chính diễn ra thì thời gian trước và sau hội vẫn còn thu hút rất đông lượng khách đến cúng bái (hầu như đây là trường hợp ngoại lệ trong các lễ hội truyền thống của vùng đất này). Cho nên ảnh hướng rất lớn đến thu hút khách du lịch, vì lễ hội diễn ra nhanh và kết thúc cũng nhanh. Tuy nhiên, thời gian lễ hội phân tán, diễn ra ít ngày cũng là mặt thuận lợi cho phát triển du lịch bởi vì như thế sẽ tránh tình trạng lễ hội diễn ra dồn dập vào mùa xuân như ở miền Bắc, khách du lịch sẽ chia được thời gian thích hợp để đến với các lễ hội mà không sợ trùng lấp. Bên cạnh đó, lễ hội dàn trải cũng làm giảm tình trạng ùn tắc giao thông, điều kiện phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi đảm bảo hơn. Thời gian lễ hội diễn ra trong vài ngày cũng có thuận lợi là tiết kiệm chi phí tổ chức lễ hội, tình trạng an ninh trật tự, ách tắt giao thông ở địa phương diễn ra lễ hội nhanh chóng đi vào ổn định.

2.2.1.4. Về nghi thức trong các lễ hội

Như đã nói ở trên, lịch sử ra đời của các lễ hội ở ĐBSCL ra đời muộn màng hơn so với các vùng khác, tuyệt đại đa số các lễ hội được hình thành trong giai đoạn cận đại, lại phát triển trong môi trường mà lối sản xuất tự cấp tự túc theo lối tiểu nông bị phá vỡ và nên kinh tế thị trường lại phát triển khá nhanh. Do đó, nội dung các lễ hội ở ĐBSCL mang xu hướng giản lược đi nhiều, nhất là về mặt nghi thức. Ngay cả về vật dâng cúng thần, người dân nơi đây quan niệm cũng rất linh hoạt, rất thoáng không theo những qui luật gò bó, máy móc, nghĩa là có gì thì cúng nấy, miễn sao có tấm lòng thành với “người khuất mặt” là được.

Qua khảo sát lễ cúng đình ở nhiều địa phương nơi đây – một loại hội làng truyền thống phổ biến nhất – ta thấy nhiều nghi thức cúng tế bị giản lược phần lớn. Nhiều trò trình nghề, tục rước thần lúa, tục gọi thần gạo tục hèm, trò diễn nhằm tái hiện những sinh hoạt nông nghiệp và những biệt lệ khác thường xuất hiện trong các hội làng ở miền Bắc thì ở đây hầu như vắng bóng. Mối dây liên kết giữa nghi lễ và trò diễn trong lễ hội ở ĐBSCL rất lỏng lẻo, thường không bị gò bó mà rất thoáng nhằm đạt đến mức cao của sự vui chơi giải trí ở trong hội là chính.

Với nghi thức nêu trên, lễ hội ĐBSCL dần “thương mại hóa” mang tính mở giống như tính cách, phong tục tập quán của người dân nơi dây. Nó thể hiện sự gần gũi với con người cho nen cũng được người dân nơi đây tích cực đón nhận. Bởi vì chúng ta biết, lễ hội ngày

nay theo xu hướng thị trường, phần nghi lễ dã dần được giản lược thay vào đó là các trò hội xen lẫn dân gian lẫn hiện đại dễ thu hút mọi đối tượng khách du lịch.

2.2.1.5. Đặc điểm lễ hội truyền thống ở ĐBSCL trong thời kì đổi mới

Lễ hội là sản phẩm văn hóa của cộng đồng, sự hình thành phát triển của lễ hội luôn bền chặt với những điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa - xã hội cụ thể. Tuy nhiên, cũng như các hiện tượng văn hóa - xã hội khác, lễ hội không phải là hiện tượng “nhất thành bất biến” mà luôn biến đổi và tiếp nhận các giá trị văn hóa mới được hình thành trong hoạt động thực tiễn của con người.

Thứ nhất,trong lễ hội ở ĐBSCL, những thể hiện trong nhu cầu tâm linh của người dân từ xưa đến nay đếu gắn với sự cầu mong được “an khang thịnh vượng”, tức là ước nguyện về sự bình an, khỏe mạnh và phát triển. Như vậy, trong tâm thức của họ luôn tồn tại ý nghĩa của tính thực dụng. Điểm khác biệt của ý nghĩa này trong cơ chế thị trường thường được thể hiện cụ thể, mạnh mẽ hơn. Chẳng hạn như tục vay tiền Bà ở lễ hội bà Chúa Xứ núi Sam. Trong quan niệm dân gian ở vùng đất này, thánh thần gần gũi với đời thường và mọi người dân, lúc túng thiếu thì “mượn nhau” để làm ăn sinh sống, song “có vay có trả” sòng phẳng. Quan niệm dân gian còn cho rằng tiền của Bà may mắn, những người vay tiền Bà làm ăn đều phát đạt, mỗi năm đến kỳ hẹn (lễ hội) người ta trả lại tiền của Bà “cả vốn lẫn lời” bằng kim ngân hoặc tài trợ với số tiền nhất định nào đó cho việc tu sửa di tích hoặc tổ chức lễ hội. Biểu hiện trên cho thấy sự phát triển của bộ phận kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện tượng này phản ánh niềm tin mạnh mẽ gắn với ý nghĩa thực dụng, khả năng tự phát trong tư duy của các thành phần trong xã hội thời mở cửa.

Một phần của tài liệu nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)