Hợp tác liên kết khu vực và quốc tế

Một phần của tài liệu nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 111 - 112)

7. Bố cục đề tài

3.3.4.Hợp tác liên kết khu vực và quốc tế

Cần tăng cường liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng ĐBSCL, giữa các công ty du lịch, các trung tâm du lịch cả nước, các nước Đông Nam Á với ĐBSCL nhằm khai thác tốt tiềm năng du lịch lễ hội của vùng nói riêng và sản phẩm du lịch của vùng nói chung.

- Liên kết hợp tác xây dựng các sự kiện du lịch, nâng tầm lễ hội du lịch của địa phương: cần chọn lựa và nâng tầm các lễ hội truyền thống thành lễ hội có qui mô cấp vùng và cấp quốc gia. Thí dụ như lễ hội Nguyễn Trung Trực (Kiên Giang), kỷ niệm chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang), lễ hội Bà Chúa Xứ, lễ hội đua bò (An Giang), đua ghe ngo (Sóc Trăng, Trà Vinh), lễ hội Gò tháp (Đồng Tháp), lễ hội nghinh Ông (Cà Mau, Trà Vinh),... thành những lễ hội du lịch có sự tham gia của tất cả các địa phương, với qui mô tầm cỡ cấp vùng, cấp khu vực.

- Hiệp hội Du lịch ĐBSCL cần đẩy mạnh chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa 4 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, gồm: Cà Mau, Kiên Giang, An Giang và thành phố Cần Thơ. Tăng cường, làm tốt việc kết nối các tour, tuyến du lịch, khai thác hiệu quả các loại hình du lịch ở các địa phương, như du lịch lễ ở An Giang; du lịch sinh

thái, nghỉ dưỡng, biển đảo và lễ hội của Kiên Giang, du lịch sông nước miệt vườn, sinh thái rừng ngập mặn ở thành phố Cần Thơ và Cà Mau.

- Ngoài liên kết nội vùng, Hiệp hội du lịch ĐBSCL và Sở VH – TT & DL các địa phương trong vùng xúc tiến liên kết, quảng bá, đẩy mạnh thị trường du lịch truyền thống là TPHCM, Đông Nam Bộ mà còn phải mở rộng ra miền Trung, miền Bắc, nơi có những thị trường du lịch rất tiềm năng.

- Đẩy mạnh hơn nữa việc liên kết phát triển du lịch với nước láng giềng Campuchia với hai con đường chủ yếu là các cửa khẩu quốc tế ở hai tỉnh Kiên Giang và An Giang. Trong tương lai với Dự án liên vùng đó là Dự án đường cao tốc Cần Thơ - An Giang – Phnom Penh được khởi công xây dựng và đưa vào sử dụng sẽ là một tiến đề quan trong trong phát triển du lịch của vùng nói chung, đặc biệt là tuyến điểm Cần Thơ – Châu Đốc – Phnom Penh sẽ ngày càng phát triển, thậm chí thúc đẩy tận thị trường Thái Lan.

Một phần của tài liệu nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 111 - 112)