7. Bố cục đề tài
3.1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống
Triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng, nhà nước ta đã ban hành luật Di sản văn hóa (Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 9, thông qua ngày 29/6/2001 và được ban hành ngày 01/01/2001). Điều 25 của Luật về lễ hội: “Nhà nước tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống, bài trừ hủ tục và chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức và hoạt động lễ hội. Việc tổ chức lễ hội truyền thống phải theo quy định của pháp luật”.
Để ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực, thương mại hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Bộ chính trị đã ra Chỉ thị số 27/CT –TW ngày 12/1/1998 và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg ngày 18/3/1998 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Triển khai Nghị quyết Trung ương 5 ( khóa VIII), Chỉ thị số 27 – CT/ TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 14/1998/ CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ và luật Di sản văn hóa trên lĩnh vực văn hóa nói chung, lễ hội nói riêng, Tỉnh ủy, UBND các tỉnh ở ĐBSCL đã kịp thời đề ra những chủ trương, biện pháp tích cực, nhằm bảo tồn, và phát huy di sản văn hóa truyền thống, trong đó xác định: quan tâm bảo tồn, phát huy và phát triển các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống, trong đó có lễ hội.
Nhằm chấn chỉnh tình trạng này, nâng cao công tác quản lý và tổ chức lễ hội trong thời gian tới, ngày 09/02/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ra công điện 162/CĐ-TTg yêu cầu:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW tiếp tục quán triệt và tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Kết luận số 51-KL/TW ngày 22 tháng 7 năm 2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT-TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa.
2. Cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ hội phải chịu trách nhiệm về nội dung chương trình, công tác tổ chức, quy mô, cấp độ của lễ hội. Việc mời khách Trung ương cần phải có ý kiến thống nhất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những sai phạm trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lễ hội, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực trong lễ hội như: mê tín dị đoan, đốt đồ mã, đặt hòm công đức, đặt lễ, đặt "tiền giọt dầu" tùy tiện, lưu hành văn hóa phẩm trái phép, nâng giá, ép giá dịch vụ,..
4. Đối với các lễ hội quy mô lớn như: Chùa Hương, Yên Tử, Phủ Dầy, Hội Lim, Đền Hùng, Đền Trần (Nam Định), Bà Chúa Xứ (An Giang),... Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chỉ đạo xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho nhân dân, tuyệt đối không để xảy ra tai nạn cháy nổ, ùn tắc giao thông.
5. Yêu cầu các cơ quan thông tấn báo chí đăng tải, đưa tin có thời lượng hợp lý, chủ yếu phản ánh những nét đẹp văn hóa truyền thống trong hoạt động lễ hội, không quảng bá các hoạt động lễ hội có tính thương mại, có hình ảnh phản cảm.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo dõi, kiểm tra đôn đốc và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện.
Theo Công ước di sản thế giới được Đại hội đồng UNESCO thông qua năm 1972, cũng như Công ước về bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể được Đại hội đồng UNESCO thông qua năm 2003, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của di sản đối với đa dạng văn hóa và là một bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Cũng trên tinh thần này, năm 2001, Luật Di sản Văn hóa được Quốc hội Việt Nam thông qua, gồm 74 điều quy định về bảo vệ các di sản văn hóa ở Việt Nam. Luật này được sửa đổi năm 2009, bổ sung thêm những điều luật mới. Luật quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá.
Ở Việt Nam hiện nay, di sản văn hóa được chia làm 3 loại, trong đó có di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa vật thể và báu vật nhân văn sống.
Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn
học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống,
lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
- Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, gồm di tích lịch sử-văn hoá, danh thắng, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Báu vật nhân văn sống là những người có tài năng xuất sắc, thể hiện ở kiến thức mà nghệ nhân nắm giữ, như các bài bản hay trình độ kỹ thuật mà họ thể hiện, có vai trò xứng đáng với cộng đồng, có sự cống hiến, tham gia vào đời sống văn hóa cộng đồng.
Bảo tồn nguyên gốc: Đây là quan điểm dựa trên quan điểm bảo tồn văn hóa vật thể của các nhà bảo tàng học. Quan điểm này cho rằng, các sản phẩm của quá khứ cần được bảo tồn nguyên dạng như nó vốn có. Quan điểm này phát triển từ năm 1850 và thịnh hành một thời gian dài. Các nhà bảo tàng học nước ta cũng chịu ảnh hưởng khá mạnh bởi quan điểm này.
Đối với lễ hội truyền thống - một loại hình văn hóa phi vật thể - thì việc xác định đâu là các yếu tố nguyên gốc sẽ gặp phải những khó khăn. Một mặt, những thay đổi lịch sử tác động đến sự biến đổi về chức năng của các lễ hội dẫn đến biến đổi cấu trúc lễ hội, mặt khác, bất cứ một lễ hội nào cũng tự tích hợp những yếu tố văn hóa của thời đại hoặc ngoại lai (dù vô tình hay hữu ý) để thích nghi với từng thời đại.
Bảo tồn có sự kế thừa: Quan điểm này thừa nhận sự biến đổi của di sản, nhưng lại cực đoan cho rằng mỗi di sản có nhiệm vụ lịch sử ở những không gian và thời gian cụ thể, những mặt tích cực của chúng phải được phát huy cho phù hợp với nhu cầu thời đại, ngược lại những mặt tiêu cực phải bị loại bỏ. Di sản, nhất là di sản văn hóa phi vật thể luôn là một thực thể hữu cơ không thể chia cắt thành những yếu tố tích cực - tiêu cực; tiến bộ - lạc hậu; tốt - xấu,... Vì thế, khi chúng bị chia cắt một cách siêu hình thì lập tức bị biến dạng và tiêu vong. Với quan điểm bảo tồn này, nhiều lễ hội chỉ còn lại phần “hội”, nhiều hình thái văn hóa gắn với tín ngưỡng cổ xưa, nhiều diễn xướng dân gian có giá trị bị coi là dị đoan. Rõ ràng bảo tồn di sản theo quan điểm này sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là nhiều hình thái văn hóa cổ truyền mà dưới con mắt của người đương thời là không phù hợp sẽ bị gỡ bỏ và di sản sẽ không còn toàn vẹn nữa.
Bảo tồn - phát triển: Đây là quan điểm đang chiếm vị trí chủ đạo trong giới học thuật cũng như giới quản lý văn hóa ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Quan điểm này không bận tâm với việc tranh cãi nên bảo tồn y nguyên như thế nào, nên kế thừa cái gì từ quá khứ,
mà đặt trọng tâm vào việc làm thế nào để lễ hội sống và phát huy được tác dụng trong đời sống đương đại. Hạt nhân của quan điểm này là khái niệm “tính chân thực”: Nếu như các quan điểm truyền thống cho rằng độ chân thực là cốt lõi của lễ hội thì ngày nay người ta lại đánh giá thấp vai trò của tính chân thực này: Chân thực hay không không phải là một giá trị khách quan và độ chân thực được đo bằng trải nghiệm.
Lễ hội truyền thống là di sản văn hóa của dân tộc, kinh tế phát triển đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu về lễ hội càng lớn. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của lễ hội đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân đồng thời tham gia phát triển kinh tế bằng sản phẩm văn hóa - du lịch, góp phần giới thiệu hình ảnh đất nước con người và nền văn hóa của ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung với thế giới là yêu cầu mới của công tác tổ chức và quản lý để bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống hiện nay.
3.1.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống
3.1.2.1. Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông những quy định của pháp luật liên quan đến lễ hội truyền thống
Đổi mới công tác tuyên truyền phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, đặc biệt là phương thức giới thiệu, quảng bá trên hệ thống truyền thanh tại các lễ hội; cần nâng cao nhận thức của mọi người dân về giá trị lịch sử, văn hoá của lễ hội truyền thống trong đời sống văn hoá tinh thần, từ đó có ý thức đề cao việc thực hiện pháp luật và tự giác thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.
Tạo sự chuyển biến nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể về trách nhiệm quản lý lễ hội truyền.
Kịp thời uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, làm cho lễ hội truyền thống ngày càng văn minh, thật sự trở thành ngày hội văn hóa của nhân dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương.
3.1.2.2. Quản lý chặt chẽ việc quy hoạch, sắp xếp các hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí hợp lý
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế trong tổ chức lễ hội, tạo điều kiện để nhân dân địa phương tham gia dịch vụ, có thêm thu nhập nhưng vẫn bảo đảm tính văn hoá trong giao tiếp ứng xử, không vì khai thác nguồn lợi kinh tế mà làm sai lệch bản chất và nội dung, đánh mất bản sắc văn hoá và ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội truyền thống.
3.1.2.3. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học về tổ chức, quản lý và bảo tồn lễ hội truyền thống
Thống kê, rà soát, nhận diện và phân loại lễ hội truyền thống hiện có ở ĐBSCL, trên cơ sở đó tiến hành quy hoạch nhằm quản lý và có kế hoạch bảo tồn, phục hồi và phát triển.
Để bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống một cách đầy đủ nhất, thì công tác kiểm kê, sưu tầm là một trong nhiều phương thức tối ưu trong tình hình hiện nay. Nhưng đây là công việc không phải dễ dàng thực hiện, vì với 4 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có một sắc thái riêng, một hệ thống tín ngưỡng riêng. Muốn sưu tầm được tất cả phải có một đội ngũ cán bộ chuyên ngành, thì tại sao chúng ta không hợp tác với các trường, khoa, lớp thuộc chuyên ngành văn hóa ở ĐBSCL và Thành phố Hồ Chí Minh đã có trường đào tạo chuyên ngành văn hóa, văn hóa du lịch, xã hội học, dân tộc học. Trên cơ sở đội ngũ sinh viên đông đảo và tùy vào tình hình tổ chức lễ hội ở địa phương, mỗi năm vận động những trường lớp đó cho sinh viên trực tiếp tham gia lễ hội. Mỗi năm một ít, tích tiểu thành đại, một trường làm một vài lễ hội tiêu biểu ở tỉnh này năm nay, vài lễ hội ở tỉnh khác năm sau. Đồng thời với nó là huy động lực lượng hội viên hội văn nghệ dân gian mỗi tỉnh tham gia công việc này. Từ kết quả này, kết hợp với những công trình nghiên cứu của các chuyên gia, thiết nghĩ không bao lâu chúng ta sẽ nắm trong tay một cách có hệ thống lễ hội cổ truyền nước ta.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở công việc sưu tầm, ghi chép bằng văn tự, xuất bản thành sách thì hiệu quả đạt được không cao, vì tính nguyên hợp của lễ hội và tính phi vật chất của một số thành tố văn hóa trong lễ hội đó. Khác với nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể, lễ hội bên cạnh văn tự còn có các nghi lễ nghinh rước, tế thần,... Điều đó khiến cho nhiều nhà nghiên cứu nghĩ đến một hướng khác về bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống là cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ghi chép văn tự với các hình thức như: quay phim, chụp hình ảnh tư liệu, thu băng cassette, đĩa CD, CD Crom,…. Như vậy, chắc chắn lễ hội đó sẽ bảo tồn một cách đầy đủ và không bao giờ mất đi.
Công tác sưu tầm, bảo tồn theo phương thức trên cần phải thực hiện trong một thời gian dài, có đội ngũ chuyên môn, yêu nghề, thích việc và tốn nhiều kinh phí, vì vậy làm thế nào để bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền bằng cách này được thực hiện thông suốt, không bị cản trở bởi kinh phí.
Hiện nay, du lịch ở ĐBSCL đang phát triển, hằng năm thu hút hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước, ngoài việc khám phá du lịch sinh thái vùng sông nước, khách cũng rất quan tâm đến du lịch văn hóa trong đó có lễ hội. Đây chính là yếu tố thuận lợi để ngành văn hóa bảo tồn và phát triển lễ hội và ngành du lịch mở những tour du lịch tham quan danh thắng kết hợp với lễ hội. Thực hiện phương châm “lấy lễ hội nuôi lễ hội”. Muốn
làm được điều này thì lễ hội phải tổ chức với quy mô lớn, phần hội phải nhiều trò diễn, trò chơi hấp dẫn, lôi kéo được nhiều người tham gia.
3.1.2.4. Tổ chức lễ hội truyền thống phải tiến hành đúng quy định của Nhà nước, ngành và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
Chủ đề của lễ hội phải mang tính tư tưởng sâu sắc, nội dung nghệ thuật phù hợp, cô đọng và súc tích, hình thức thể hiện sinh động, tránh phô trương lãng phí. Kịch bản tổ chức lễ hội phù hợp, định hình các nghi thức lễ và hoạt động hội gắn với chủ đề riêng của lễ hội truyền thống.
Các chương trình phục vụ lễ hội phải có sự tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, có kế hoạch chi tiết, cụ thể. Tổ chức lễ hội trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, khuyến khích các trò chơi dân gian truyền thống, tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng lành mạnh.
3.1.2.5. Củng cố, kiện toàn các ban chỉ đạo, ban tổ chức lễ hội ở mỗi địa phương theo đúng quy trình, thủ tục
Có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng năng lực