7. Bố cục đề tài
3.2.1. Định hướng phát triển du lịch của vùng
3.2.1.1. Một số định hướng chung
- Phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, cảnh quan sông nước, môi trường bền vững:
phát triển du lịch phải gắn liền việc khai thác có hiệu quả với việc bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, cảnh quan, môi trường sinh thái,… để đảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững.
- Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng – làng nghề truyền thống: phát triển du lịch dựa trên nguyên tác bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc.
- Phát triển du lịch biển đảo chất lượng cao: Phú Quốc, Hà Tiên là khu vực có tài nguyên du lịch biển đảo nổi trội so với cả vùng và cả nước, đây cũng là một trong những điểm phát triển du lịch biển đảo trọng điểm ở nước ta.
Ba định hướng chính này vừa khai thác lợi thế đặc thù của vùng, vừa là sự bổ sung quan trọng cho sản phẩm du lịch của cả nước.
3.2.1.2. Định hướng thị trường khách du lịch
Khách quốc tế
Trong những năm tới, các nhóm thị trường Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc); Tây Âu như Pháp, Đức, Anh, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Thụy Sỹ; Bắc Mỹ như Hoa Kỳ, Canada vẫn giữ vai trò quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến vùng. Với thị trường này, đối tượng cần hướng tới là nhóm khách chất lượng cao, có thời gian lưu trú dài, có khả năng chi tiêu cao.
Ngoài ra, thị trường Đông Âu, Australia, Asian là thị trường mà ngành du lịch của vùng cần hướng đến bởi vì đây là thị trường rất tiềm năng nhưng trong những năm qua vẫn
chưa khai thác hiệu quả. Tuy nhiên, đây là những thị trường tiềm năng trong tương lai của du lịch Việt Nam nói chung và Tiểu vùng Mê Kông nói riêng. Với đặc thù nằm dọc biên giới với Campuchia, đây là thị trường quốc tế rất quan trọng của ĐBSCL. Campuchia không chỉ là thị trường gửi khách mà còn là nơi trung chuyển khách quốc tế, kết nối các tour du lịch quốc tế theo đường bộ và đường thủy của ĐBSCL.
Khách nội địa
Trên cơ sở sản phẩm du lịch, hiện trạng và tiềm năng của vùng, hiện trạng thị trường khách nội địa,... định hướng ưu tiên đầu tư cho các đối tượng khách nội địa theo từng loại sản phẩm du lịch như sau:
- Khách tham quan, nghiên cứu: ưu tiên những khách đi theo tour của các công ty lữ hành hoặc theo nhóm tự tổ chức, tầng lớp sinh viên học sinh và công nhân viên chức (lứa tuổi 30 – 55). Có thể kết hợp với các mục đích khác như công vụ hoặc đi lễ hội,...
- Khách du lịch văn hóa - lễ hội: ưu tiên những khách cũng đi theo nhóm tự tổ chức, là những người có thu nhập trung bình, thuộc lứa tuổi trung niên và về hưu, tầng lớp lao động, tiểu thủ công, buôn bán,...
- Khách đi nghỉ cuối tuần: ưu tiên những khách từ TP.HCM và các tỉnh lớn trong vùng, khách có thu nhập trung bình trở lên, trình độ văn hóa trung bình và cao; nhiều loại lứa tuổi, các gia đình, cặp vợ chồng trẻ; đi theo tour lữ hành, nhóm tổ chức hoặc đi lẻ,...
- Khách thương mại, công vụ: ưu tiên những khách có thu nhập trung bình trở lên, đi lẻ không thông qua các tour trọn gói của các công ty lữ hành, lứa tuổi từ 30 – 55.
- Khách đi nghỉ mát biển đảo: hướng tới thị trường cao cấp với các sản phẩm du lịch biển đảo của Hà Tiên – Phú Quốc.
3.2.1.3. Định hướng sản phẩm du lịch
Dựa vào đặc thù của tài nguyên du lịch, thị hiếu của khách du lịch và các yếu tố có liên quan có thể nêu những sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng như sau:
- Du lịch sinh thái
- Du lịch tìm hiểu văn hóa
- Du lịch tham quan miệt vườn, sông nước, du lịch cộng đồng
Ngoài ra, trong từng cụm thuộc vùng ĐBSCL còn có các sản phẩm đặc thù riêng của từng địa bàn như:
- Du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng - Du lịch lễ hội, tín ngưỡng
- Du lịch thương mại, công vụ (MICE) - Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo
3.2.1.4. Định hướng tổ chức không gian
Căn cứ vào đặc thù tài nguyên, phân vùng văn hóa, tự nhiên, các hệ sinh thái điển hình, tổ chức không gian du lịch vùng ĐBSCL có thể được chia thành 4 cụm:
- Cụm trung tâm: bao gồm Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang - Cụm Cà Mau: gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng
- Cụm Duyên hải: gồm các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh bị chia cắt mạnh bởi các tuyến nhánh của sông Tiền.
- Cụm Đồng Tháp: gồm 2 tỉnh Đồng Tháp và Long An
3.2.1.5. Định hướng đầu tư phát triển du lịch
Những lĩnh vực cần đầu tư cơ bản cho du lịch của vùng là:
- Phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch, quan tâm phát triển các trạm dừng chân trên các tuyến du lịch chủ yếu.
- Phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí phù hợp.
- Phát triển, tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử cách mạng và phát triển các lễ hội, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.
- Đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch và trung tâm cung cấp thông tin du lịch.
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ lao động du lịch và nâng cao nhận thức về du lịch.
- Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Theo Ban chỉ đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế ĐBSCL, hiện ĐBSCL có tất cả 81 dự án đang nằm trong danh mục kêu gọi đầu tư; trong đó có 18 dự án về hạ tầng cơ sở, khách sạn, nhà hàng; 55 dự án về khu nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái, điểm tham quan; 8 dự án về hạ tầng giao thông,… với tổng vốn cần kêu gọi đầu tư gần 19.231 tỷ đồng.