Xây dựng và đưa vào khai thác hiệu các tuyến du lịch lễ hội mới

Một phần của tài liệu nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 116 - 132)

7. Bố cục đề tài

3.3.8. Xây dựng và đưa vào khai thác hiệu các tuyến du lịch lễ hội mới

Hiện nay, chương trình tour du lịch của các công ty du lịch ở ĐBSCL cũng khá đa dạng, phần nào cũng đã đáp ứng được nhu cầu của khách. Tuy nhiên, hầu hết chỉ tập trung khai thác các tuyến truyền thống, còn những lễ hội cũng hết sức hấp dẫn và có tiềm năng khai thác vẫn chưa được các nhà điều hành du lịch đua vào chương trình tour của mình. Việc mở thêm tuyến mới nhằm làm phong phú thêm sản phẩm du lịch, có nhiều lựa chọn cho du khách đồng thời giảm sức ép lên các tuyến điểm truyền thống.

Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế, tác giả xin thiết kế một vài tuyến du lịch lễ hội kết hợp với các loại hình du lịch khác.

Tuyến 1: Long An – Đồng Tháp (khai thác lễ hội Gò Tháp và du lịch vùng Đồng Tháp Mười cho chuyến này)

Các điểm tham quan của tuyến: Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười, khu di tích Núi Đất, vườn cò Tháp Mười, Vườn quốc gia Tràm Chim, tham dự lễ hội Gò Tháp (tháng 3 hoặc tháng 11 Âm lịch), Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Xẻo Quýt,…

Với tuyến này, hiện nay hầu như rất ít thấy các công ty du lịch đưa vào khai thác và giới thiệu trong chương trình tour, chủ yếu là các tour du lịch bụi mang tính tự phát. Và từ tuyến này chúng ta có thể nối tuor đến An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long,… để tham quan các điểm du lịch nổi tiếng đều rất thuận lợi.

Tuyến 2: Vĩnh Long – Trà Vinh – Bến Tre (Khai thác lễ hội cúng biển Mỹ Long hoặc lễ hội của đồng bào Khmer ở Trà Vinh)

Các điểm tham quan của tuyến: Du lịch miệt vườn trên các cù lao, tham quan Văn Thánh Miếu, hệ thống các chùa ở Trà Vinh như chùa Âng, chùa Nôdol, chùa Hang, ao Bà Om, biển Ba Động hoặc tham dự lễ hội cúng biển Mỹ Long (nếu khách đi đúng vào thời điểm diễn ra lễ hội tháng 5 Âm lịch); đến Bến Tre có thể tham quan hệ thống các cù lao, sân chim Vàm Hồ, Khu lăng mộ hai vị Nguyễn Đình Chiểu và Phan Thanh Giản.

Tuyến 3 (quốc tế): Châu Đốc – Tịnh Biên – Phnom Penh - Siem Reap (khai thác tuyến này cho lễ hội vía Bà Chúa Xứ hoặc đua bò Bảy Núi đều được và có thể nối tour với các điểm du lịch khác tùy theo nhu cầu của khách).

Ngoài việc tham quan các điểm du lịch ở Châu Đốc và Tịnh Biên thì điểm du lịch tại Campuchia khách sẽ đến là: tham quan thị xã Kong Pong Thom, cầu Kong Pong Kdey, Cổng Thành Phía Nam đền Angkor Thom: đền Bayon (ngôi đền có nhiều khối đá khổng lồ); đền Ta Prohm - nơi hãng phim Hollywood (Mỹ) dựng cảnh phim “Bí mật ngôi mộ cổ”, tham quan Hoàng Cung, chùa Bà Pênh (Wat Phnom).

Ngoài ra, cũng nên đưa vào khai thác tuyến tổng hợp:

- Long An – Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang – Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Hậu Giang – Cần Thơ – Vĩnh Long – Tiền Giang.

- Long An – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh – Vĩnh Long – Đồng Tháp – Cần Thơ - Kiên Giang – Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Hậu Giang

Với hai tuyến này, dựa vào thời điểm khách đi rơi vào mùa lễ hội ở địa phương nào thì sẽ tham dự lễ hội ở địa phương đó, đây là tuyến có thể khai thác tổng hợp các loại hình du lịch ở ĐBSCL trong đó có du lịch lễ hội truyền thống.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  

1. Kết luận

Trong thời đại toàn cầu hóa, du lịch có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế thế giới và các nền kinh tế quốc gia. Du lịch văn hóa là xu hướng của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam vì đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội.

Trên cơ sở nghiên cứu lễ hội truyền thống ở ĐBSCL phục vụ phát triển du lịch, có thể rút ra một số kết luận sau:

Du lịch văn hóa, trong đó có du lịch lễ hội truyền thống ở Việt nam nói chung và ở ĐBSCL nói riêng ngày càng được sự quan tâm của nhiều người bởi vì nó là loại hình du lịch dựa vào giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam và văn hóa bản địa, có trách nhiệm cao đối với vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc và phát triển cộng đồng.

Dựa trên cơ sở tiềm năng lễ hội truyền thống vốn có của vùng, kếp hợp với xu thế, nhu cầu của thực tiễn, các địa phương ở ĐBSCL hiện đã đẩy mạnh khai thác lọai hình du lịch này.

ĐBSCL là nơi sinh sống của cộng đồng 4 dân tộc anh em Kinh, Khmer, Hoa, Chăm. Đó là vùng đất có nền văn hóa đa dạng với nhiều lễ hội truyền thống mang bản sắc văn hóa độc đáo.

Trong những năm qua, lễ hội truyền thống ở ĐBSCL bước đầu đã được các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các địa phương, các công ty lữ hành và đặc biệt là của khách du lịch xem là một sản phẩm du lịch hấp dẫn. Qua đó, vừa tạo điều kiện để các địa phương có thể có thêm kinh phí bảo tồn và phát huy các lễ hội, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập của người địa phương và đồng thời quảng bá, giới thiệu đặc điểm văn hóa nói chung, lễ hội truyền thống của vùng nói riêng một cách rộng rãi hơn.

Vấn đề khai thác du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCLTuy nhiên, thực trạng khai thác du lịch lễ hội truyền thống của vùng cũng còn rất nhiều vấn đề tồn đọng, chưa mạng lại hiệu quả so với tiềm năng vốn có. Bởi vì du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL vẫn chưa thực sự thu hút và quan tâm của các công ty du lịch và các nhà quản lý văn hóa, du lịch mặc dù trên thực tế, du lịch lễ hội của vùng đầy tìm năng và hấp dẫn.

Trên cơ sở phân tích tiềm năng, hiện trạng, những điểm mạnh, những vẫn đề còn tồn đọng trong khai thác phát triển du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL, các định hướng phát triển du lịch lễ hội của vùng bao gồm:

- Xây dựng các sản phẩm du lịch lễ hội để phù hợp với thị trường khách du lịch và tiềm năng lễ hội của vùng.

- Về tổ chức không gian du lịch, xác định cụm và các tuyến du lịch trọng tâm trong khai thác sản phẩm du lịch lễ hội.

- Đưa ra các định hướng về phát triển nguồn nhân lực và đầu tư phục vụ cho phát triển du lịch.

Luận văn cũng đưa ra một số giải pháp để phát triển du lịch lễ hội của vùng như: đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp đầu tư và huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cho phát triên du lịch, giải pháp về gắn phát triển du lịch lễ hội với cộng đồng địa phương, xây dựng và đưa vào khai thác một số tuyến du lịch mới để giảm tải sức ép lên các tuyến truyền thống, giải pháp hợp tác liên kết khu vực và quốc tế, xúc tiến tiếp thị quảng bá mở rộng thị trường, các pháp quản lý vấn đề vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường.

2. Kiến nghị

Đối với UBNDcác tỉnh

- Nên quan tâm đầu tư thỏa đáng cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm phát triển du lịch, đặc biệt là mạng lưới giao thông phục vụ phát triển du lịch.

- Đổi mới về cơ chế, cần có chủ trương, chính sách ưu đãi để thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư mạnh dạn khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh nhà.

- Cần có cơ chế thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, nhanh gọn; việc thanh, kiểm tra nên tế nhị và hết sức tinh tế, giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lịch được kinh doanh dễ dàng thuận tiện; đem lại sự tin tưởng, hài lòng của du khách.

Đối với Sở VH – TT & DL các tỉnh

- Cần tiến hành rà soát, kiểm kê và qui hoạch cụ thể những lễ hội truyền của địa phương có khả năng khai thác du lịch để có kế hoạch đầu tư, nâng cấp bảo tồn và phát triển nhằm phục vụ nhân dân và thu hút du khách.

- Cần gắn kết chặt chẽ với các ngành chức năng trong tỉnh trong tổ chức các hoạt động văn hóa lễ hội đặc sắc mang tính đa dạng, phong phú và hấp dẫn.

- Cần tư vấn hoặc hỗ trợ các điểm lễ hội truyền thống mà Ban quản lý nơi đó vì thiếu trình độ hay thiếu vốn đầu tư mà để cho di tích nhếch nhác, nhuốm màu mê tín hay mang tính buôn thần bán thánh. Với sự giúp đỡ của ngành du lịch, các lễ hội ấy sẽ khởi sắc hơn để góp phần vào ngành công nghiệp không khói của địa phương.

- Cần biên soạn và tổng hợp các tư liệu chính xác về các lễ hội truyền thống của tỉnh mình bằng cách thu thập những tài liệu đã có, tu chỉnh lại nếu cần, biên soạn thêm những nơi chưa có tư liệu để tập hợp lại thành một cuốn sách nói về các lễ hội truyền thống của vùng. Thiết nghĩ công việc này mặc dù tốn nhiều công sức, thời gian và kinh phí, nhưng là việc làm cần thiết, xem như một phần của kinh phí đầu tư cho ngành du lịch.

- Xây dựng băng đĩa ghi lại nội dung về hoạt động lễ hội nhằm quảng bá và giới thiệu đến du khách; trên các hàng lưu niệm khuyến khích doanh nghiệp, tiểu thương khắc tên địa điểm diễn ra lễ hội và lấy biểu tượng, hình ảnh liên quan đến lễ hội làm dấu tích.

- Cần mở những lớp chuyên đào tạo hướng dẫn viên du lịch lễ hội hoặc văn hóa, hoặc mở rộng mạng lưới cộng tác viên làm việc bán thời gian cho ngành du lịch hoặc có thể tìm cộng tác viên tại chỗ, như thế sẽ đỡ thời gian, kinh phí và công sức đào tạo.

- Cần đẩy mạnh các hoạt động liên kết khai thác tiềm năng du lịch văn hóa lễ hội với các tỉnh bạn trong khu vực

Đối với các đoàn thể, ban ngành chức năng của các tỉnh

- Có sự kết hợp giữa chính quyền, ngành du lịch và đoàn thể, cá nhân đang quản lý các lễ hội truyền thống.

- Phổi hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh nhà trong việc xây dựng các chính sách hợp lý, các kế hoạch bài bản để huy động vốn đầu tư cho du lịch cũng như quản lý hiệu quả hoạt động du lịch trên địa bàn của mình.

Đối với Ban quản lý, Ban tổ chức các lễ hội truyền thống

- Phải có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị của lễ hội truyền thống, tránh tình trạng mai một làm biến đổi nguyên bản gốc của lễ hội.

- Kết hợp với lực an ninh quản lý, bảo vệ vấn đề trật tự, bài trù mê tín dị đoan, tệ nạn ăn xin, móc túi,… xử lý những tình trạng mua bán, lấn chiếm trái phép không gian diễn ra lễ hội.

- Giới thiệu thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, các sách hướng dẫn, tờ rơi, tờ bướm,… để du khách có thể tham gia lễ hội được dễ dàng, tiện lợi.

- Xây dựng những chương trình lễ hội kết hợp tổ chức các trò chơi dân gian, văn nghệ truyền thống,… để phục vụ người dân và thu hút khách du lịch.

- Trang bị các dụng cụ chứa đựng rác và nhắc nhở du khách giữ gìn vệ sinh môi trường nơi diễn ra lễ hội.

Như vậy, để du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL phát triển, cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính quyền địa phương, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh, Ban quản lý – Ban tổ chức các lễ hội và các công ty du lịch lữ hành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  

1. Bùi Công Ba (2010), Lễ hội ở Kiên Giang thực trạng tiềm năng và một số giải pháp quản lý cần trao đổi, Tham luận Hội thảo quốc tế Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại, Hà Nội.

2. Ban Quản Trị Lăng miếu núi Sam (2004), Lịch sử miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, Hội Văn nghệ Châu Đốc, An Giang.

3. Đào Ngọc Cảnh (2008), Giáo trình Tổng quan du lịch, Trường đại học Cần Thơ, Cần

Thơ.

4. Nguyễn Mạnh Cường (2002), Vài nét về người Khmer Nam Bộ, Nxb Khoa học Xã hội, TP.HCM.

5. Ngô Thị Kim Doan (2003), Những lễ hội Việt Nam tiêu biểu, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

6. Nguyễn Xuân Hồng (2010), Bảo tồn và phát triển lễ hội truyền thống của người Việt ở ĐBSCL trong xã hội đương đại, Tham luận Hội thảo quốc tế Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Hiệu (2009), Khai thác lợi thế văn hóa trong hoạt động du lịch, Tạp chí Đại học Sài Gòn (11).

8. Vũ Ngọc Khánh (2007), Văn hóa lễ hội truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam,

Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Lưu (2010), Khai thác lễ hội một cách hợp lý để đẩy mạnh phát triển du lịch, Tham luận Hội thảo quốc tế Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại, Hà Nội.

10. Lê Hồng Lý (2008), Khai thác các giá trị văn hóa và lễ hội truyền thống ở các tỉnh ĐBSCL phục vụ phát triển du lịch, Tạp chí Văn hóa dân gian.

11. Hoàng Nam (2005), Một số giải pháp quản lý lễ hội dân gian,Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

12. Thích Minh Nhẫn (2010), Du lịch tâm linh ĐBSCL, Tham luận Hội thảo Hoằng pháp

toàn Quốc, Kiên Giang.

13. Thạch Phương (1993), “Mấy đặc điểm của sinh hoạt lễ hội cổ truyền của người Việt ở Nam Bộ”, Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, tr.117-127.

14. Lâm Tâm (1994), Một số tập tục người Chăm An Giang, Chi hội Văn nghệ dân gian tỉnh

An Giang, An Giang.

15. Nguyễn Phương Thảo (2008), Văn hóa dân gian Nam Bộ những phát thảo, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

16. Tổng cục du lịch - Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2010), Đề án Phát triển du lịch

ĐBSCL đến 2020, Hà Nội.

17. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), Lê Thông, Vũ Đình Hòa, Lê Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Đức, Lê Văn Tin, Trần Ngọc Diệp (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Đinh Thị Minh Tuyết (2010), Bảo tồn lễ hội truyền thống – nhìn từ góc độ quản lý, Tạp chí Tổ chức Nhà nước (7).

20. Lê Thị Vân (2006), Giáo trình Văn hóa du lịch, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

21. Viện Văn hóa – Bộ phận thường trú tại TP.HCM và Nhà xuất bản tổng hợp tỉnh Hậu Giang (1988), Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ, Nxb Tổng hợp Hậu Giang, Hậu Giang (cũ).

22. Viện Văn hóa (Chủ biên), Trường Lưu (1993), Văn hóa người Khmer vùng ĐBSCL,

Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

23. Bùi Thị Hải Yến (2007), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

24. Bùi Thị Hải Yến (Chủ biên), Phạm Hồng Long (2009), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Các wedsite: 25. www.angiang.gov.vn 26.www.baclieu.gov.vn 27. www.bvhttdl.gov.vn 28. www.cantho.gov.vn 28. www.camau.gov.vn 30. www.chinrong.com 31. www.cinet.gov.vn 32. www.dongthap.gov.vn 33. www.giacngo.vn 34. www.hoidisan.vn

35. www.itdr.org.vn 36. www.kiengiang.gov.vn 37. www.kiengiangvn.vn 38. www.longan.gov.vn 39. www.mdta.vn 40. www.soctrang.gov.vn 41. www.tanchauxulua.com 42. www.tapchicongsan.org.vn 43. www.tiengiang.gov.vn 44. www.travinh.gov.vn 45. www.vanhoahoc.edu.vn 46. www.vicas.org.vn 47. www.vietgle.vn 48. www.vietnamtourism.gov.vn 49. www.vinhlong.gov.vn

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐBSCL Hình 1: Hội đua ghe Ngo

Nguồn: otosaigon.com

Hình 2: Hội đua bò Bảy núi

Nguồn: vnexpress.net

Nguồn: vietbalo.vn

Hình 4: Lễ hội nghinh Ông Gành Hào

Nguồn: diendanbaclieu.net

Nguồn: dantri.com.vn

Hình 6: Lễ hội Bà Chúa Xứ Gò Tháp

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 116 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)