Thực trạng khai thác lễ hội truyền thống trong phát triển du lịc hở ĐBSCL

Một phần của tài liệu nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 74 - 91)

7. Bố cục đề tài

2.3.2. Thực trạng khai thác lễ hội truyền thống trong phát triển du lịc hở ĐBSCL

2.3.2.1. Khách du lịch lễ hội

Trong những năm qua khách đến ĐBSCL đã tăng lên đáng kể, đó cũng là một tín hiệu đáng mừng tuy là vẫn còn rất nhiều băn khoăn, trăn trở về hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch của vùng. Riêng đối với khách du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL cũng, đặc biệt là lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ khách du lịch của vùng.

Bảng 2.8. Lượt khách du lịch lễ hội ở ĐBSCL giai đoạn 2008 - 2010

Đơn vị: lượt khách

Lễ hội 2008 2009 2010

Vía Bà Chúa Xứ núi Sam(*) 2.620.000 3.019.000 3.484.000

Bà Chúa Xứ Gò Tháp (**) 300.000 350.000 400.000

Nguyễn Trung Trực 650.000 700.000 750.000

Quán Âm Nam Hải 15.000 25.000 50.000

Cúng biển Mỹ Long 15.000 15.000 16.000

Nghinh Ông Gành Hào - 15.000 15.000

Tao đàn Chiêu Anh Các 5.000 45.000 10.000

Đua Bò Bảy Núi 30.000 25.000 30.000

Ok Om Bok và đua ghe Ngo (Sóc Trăng) - 450.000 500.000

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh

(*) Thống kê lượt khách tham dự cả trước và sau lễ hội (**) Thống kê hai đợt lễ hội tháng 3 và tháng 11(Âm lịch)

Qua bảng 2.8 thống kê về thực trạng khách du lịch lễ hội ở ĐBSCL, chúng ta thấy rằng có sự phân hóa rất rõ rệt. Lễ hội có sức hút lớn nhất vùng đó là lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam, đây là lễ hội lớn nhất miền Nam và có tầm vóc, sức hút không thua gì các lễ hội Xuân

miền Bắc. Trong năm 2010, tổng lượt khách đến An Giang là 5.190.000 lượt thì trong đó có đến 3.484.000 lượt có đến lễ hội, hoặc tham quan miếu Bà.

Tiếp theo phải kể đến các lễ hội thu hút hàng trăm nghìn lượt khách và tăng dần qua từng năm là lễ hội Nguyễn Trung Trực, Gò Tháp, lễ Ok Om Bok và hội đua ghe Ngo (Sóc Trăng). Các lễ hội như cúng biển Mỹ Long, Nghinh Ông Gành Hào, Quán Âm Nam Hải,… cũng thu hút hàng chục ngàn khách du lịch và theo sự báo cũng như hy vọng rằng trong tương lai, các lễ hội này ngày càng được quan tâm, công tác tổ chức, chương trình lễ hội, các dịch vụ kèm theo hấp dẫn, đường sá thuận tiện để có thể thu hút được càng đông du khách đến tham dự.

Ở ĐBSCL, nếu như loại hình du lịch miệt vườn, sinh thái, biển đảo thu hút nhiều đối tượng du khách, thì đối tượng khách của du lịch lễ hội truyền thống lại bị chi phối bỏi các yếu tố như lứa tuổi, trình độc học vấn, thu nhập,… Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam đã đưa ra một số kết quả qua khảo sát được ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Đối tượng khách du lịch lễ hội truyền thống ở ĐBSCL

Đối tượng khách Ưu tiên 1 ++++ Ưu tiên 2 +++ Ưu tiên 3 ++ Ưu tiên 4 + Lứa tuổi: - Dưới 18 tuổi - Từ 18 – 30 - Từ 31 – 55 - Trên 55 ++++ ++ ++ ++ Trình độ văn hóa: - Thấp - Trung bình - Cao ++++ +++ + Thu nhập: - Thấp - Trung bình - Cao +++ ++ + Hoàn cảnh gia đình: - Độc thân - Cặp vợ chồng - Gia đình có trẻ con +++ ++ + Hình thức đi du lịch: - Đi lẻ - Theo Tour, nhóm +++ ++

Qua bảng điều tra khảo sát, chúng ta dễ dàng nhận thấy đối tượng khách du lịch lễ hội ở ĐBSCL trước hết đó là người cao tuổi và người có trình độ văn hóa cao. Đối với một sản phẩm du lịch của văn hóa, trước tiên nó sẽ có sức hút đối với những người quan tâm nó và họ thường không ai khác là những người lớn tuổi, họ thích đến những điểm du lịch tâm linh, tín ngưỡng cũng như như những người độ văn hóa cao thì đây cũng là một sản phẩm du lịch hết sức thú vị đối với họ.

Trong quá trình đi thực địa đến các điểm du lịch lễ hội ở ĐBSCL, tác giả quan sát và nhận thấy rằng cũng có sự góp mặt tham gia của một lượng nhỏ khách quốc tế, nhiều nhất là ở các lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam, Ok Ok Bok và đua ghe Ngo (Sóc Trăng),… các lễ hội còn lại rất ít, một số nơi không nhìn thấy. Qua đó, chúng ta thấy một thực trạng là các lễ hội ở đây chưa thật sự thu hút khách quốc tế, một nguyên nhân gây ra tình trạng này nữa là công tác quảng bá, xúc tiến của các cơ quan ban ngành, các công ty du lịch, chưa tiếp thị điểm đến, nối tour để có thể làm chiếc cầu nối khách quốc tế đến với lễ hội nói riêng và tìm hiểu văn hóa vùng châu thổ nói chung. Ngay cả Ban quản lý di tích, Ban tổ chức lễ hội, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh cũng chưa có thống kê đầy đủ, chính xác về lượt khách quốc tế (thậm chí tổng lượt khách) đến lễ hội. Cho nên trong quá trình thu thập dữ liệu, tác giả không thể xin được số liệu về lượt khách quốc tế đến với lễ hội của vùng, mà việc đánh giá thực trạng chỉ thống qua quan sát, hỏi người dân địa phương.

Thống kê khách du lịch ta thấy con số cũng ấn tượng, lễ hội truyền thống của chúng ta cũng đã thu hút được một lượng khách đến từ vùng miền khác, đặc biệt là thị trường rất tiềm năng là TPHCM, Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ chúng ta sẽ thấy chủ yếu đến với lễ hội truyền thống vẫn là người dân địa phương, có thể cùng tỉnh hoặc những địa phương phụ cận. Đa số khách địa phương đến với lễ hội truyền thông của vùng đều không vì mục đích đi để thay đổi không khí, đi để tận hưởng, đi để khám phá như một chuyến du lịch đúng tên gọi, đúng ý nghĩa của nó mà họ đến đây vì vấn đề tín ngưỡng, tâm linh, cầu tự, khấn nguyện,... nhiều hơn.

Thực tế, khách quốc tế đi theo tour mua trước thường ít khi đi lễ hội bởi lễ hội cố định về thời gian. Khách quốc tế đến lễ hội thường là người am hiểu về văn hóa, có thời gian đi du lịch dài ngày, ngoài ra còn có khách Tây ba lô, họ rất thích các lễ hội của đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, đối tượng khách quốc tế này lại không nhiều, khả năng chi trả thấp nên họ tự đi là chính. Đối tượng khách đi du lịch lễ hội ở ĐBSCL tập trung chủ yếu là khách địa phương và cũng thu hút một lượng không nhỏ Việt kiều về thăm quê.

Tuy nhiên để những lễ hội này có thể thu hút được thị trường khách ngoại vùng, đặc biệt là khách quốc tế thì cần được nghiên cứu tổ chức theo hướng phục vụ du lịch, và đặc biệt là có các nội dung và phương thức quảng bá, xúc tiến phù hợp.

2.3.2.2. Hoạt động khai thác du lịch

Về công tác tổ chức, quản lý

Hiện tại, hoạt động du lịch lễ hội truyền thống vùng ĐBSCL diễn ra một cách tự phát nên khâu tổ chức, quản lý và thống kê du lịch còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Đây là tình trạng phổ biến đối với nhiều loại hình du lịch khác ở Việt Nam khi mà địa bàn hoạt động du lịch không nằm hẳn trong một điểm, một tỉnh cụ thể. Nói chung, công tác thống kê về du lịch của Việt Nam hiện nay chưa tốt, chỉ mới dừng lại ở việc thống kê du lịch chung trên cơ sở từng điểm, tỉnh, vùng, cả nước chứ chưa phân ra được theo từng loại hình du lịch cụ thể. Chính điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác nghiên cứu nhằm phản ánh xu thế phát triển và thiếu cơ sở cho việc nhận định tình hình và dự báo tương lai.

Trong những năm qua, chúng ta thấy lượng khách lễ hội ở ĐBSCL ngày một tăng ngày một tăng lên, điều này có nhiều nguyên nhân trong đó có lý do là điều kiện, chất lượng sống của người dân ngày càng một cải thiện nên nhu cầu đi đến những điểm lễ hội ngày một tăng. Một lý do nữa là hiện nay, lễ hội truyền thống đã được nhiều địa phương trong vùng quan tâm, đưa vào làm sản phẩm khai thác trong chiến lược phát triển du lịch của địa phương mình.

Về cơ bản, vấn đề thúc đẩy lễ hội truyền thống phát triển và phục vụ cho du lịch đã được Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các ngành chức tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tổ chức, quản lý. Ngành Văn hoá Du lịch chỉ đạo và hướng dẫn thành lập Ban tổ chức lễ hội, kế hoạch phân công trách nhiệm các tiểu ban, soạn thảo chương trình, thời gian nghi lễ, nội dung hoạt động hội, thành lập Ban quý tế, Ban quản trị, các biện pháp bảo vệ an toàn trật tự, các chương trình diễn ra trong các ngày lễ hội,… Ngoài ra còn tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện Quy chế tổ chức lễ hội, quản lý lễ hội, hỗ trợ nghiệp vụ và chủ động giúp đỡ Ban tổ chức lễ hội. Về cơ bản chấp hành tốt Quy chế tổ chức lễ hội của Bộ Văn hoá thể thao và du lịch. Vì vậy đã giảm bớt các hủ tục lạc hậu, giản lược nghi lễ, hạn chế việc tổ chức linh đình gây lãng phí hoặc lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan, đảm bảo an ninh trật tự cho lễ hội, phần nào tạo sự an tầm cho du khách.

Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao trong lễ hội truyền thống được nhiều người tham gia tạo nên sự đồng cảm sâu sắc. Nhiều nơi tổ chức thi ẩm thực, Tổ chức văn

nghệ (người Hoa có múa, hát Tiều, hát Quảng, hát bội, người Khmer có hát dù kê, lăm liu, saravan, aday, múa room -vông, người Kinh có đờn ca tài tử,…). Các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian (người Hoa có biểu diễn võ thuật, múa lân, cờ tướng,... người Khmer có đua ghe ngo, nhảy bao, kéo co, đập nồi, đẩy gậy; người Kinh có đua thuyền, thi đố, biểu diễn thư pháp,...). Ngoài ra còn có nhiều hoạt động văn hoá khác đáp ứng được nhu cầu dự hội của người dân bản địa và khách thập phương.

Chẳng hạn như ở Sóc Trăng năm 2008, tỉnh đã tổ chức Tuần Văn hóa lễ hội Ok Om Bok – đua ghe Ngo lần thứ 1 tạo tiền đề nâng cấp lễ hội thành Festival cấp khu vực; tổ chức hội chợ thu hút gần 400 gian hàng thương mại, triển lãm. Bên cạnh đó là tổ chức biểu diễn văn nghệ, thể thao, hội thao, trưng bày hiện vật thành chuỗi hoạt động sôi nổi, vừa tạo sân chơi hấp dẫn, vừa đáp ứng nhu cầu giải trí, giao lưu văn hóa và mua sắm cho nhân dân trong vùng,... Để tạo điều kiện cho lễ hội hoạt động thuận lợi, từ nguồn kinh phí của Trung ương hỗ trợ, tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch như: khán đài, bờ kè, đường đua ghe ngo dài gần 3.000m dọc bên bờ sông Maspero tại thành phố Sóc Trăng với tổng kinh phí khoảng 200 tỷ đồng phục vụ cho hội đua ghe ngo diễn ra mỗi năm hai lần trong dịp lễ hội Ok Om Bok truyền thống của đồng bào Khmer. Lễ hội Ok Om Bok ua ghe ngo đã được công nhận là lễ hội du lịch cấp quốc gia, nhằm nâng cấp lễ hội xứng tầm với h́nh thức, quy mô, nội dung, ý nghĩa vốn có, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch phối hợp Viện nghiên cứu Văn hóa - Nghệ thuật tiến hành tổ chức hội thảo, phục dựng lễ hội nhằm nâng giá trị của lễ hội thành di sản văn hóa của quốc gia và thế giới. Năm 2011, Sóc Trăng sẽ đăng cai fetival lúa gạo lần hai cùng thời điễm diễn ra lễ hội Ok Om Bok – đua ghe Ngo, đây được xem là một cơ hội rất thuận lợi để Sóc Trăng quảng bá giới thiệu lễ hội đặc sắc này đến đông đảo du khách gần xa. Hiện, công tác đầu tư xây dựng phục vụ cho lễ hội đang được tiến hành, tạo tiền đề cho du lịch lễ hội nói riêng và ngành du lịch của Sóc Trăng phát triển.

Đối với Kiên Giang, nhằm từng bước nâng cấp lễ giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực thành lễ hội cấp vùng và dần tiến tới lễ hội Quốc gia. Năm 2010, ngành Văn hóa Du lịch Kiên Giang kết hợp với Ban trị sự Đình thần Nguyễn Trung Trực đã tổ chức lễ hội rất hoành tráng, với nhiều trò hội, vui chơi giải trí đi kèm rất đặc sắc. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều hoạt động thực sự ấn tượng được tổ chức đồng loạt xuyên suốt trong không gian rộng mở ở hầu hết các địa điểm của thành phố Rạch Giá, giới thiệu đến du khách nét văn hoá độc đáo của các dân tộc, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá, nghệ thuật, vui chơi giải trí của nhân dân và du khách. Tại khu văn hóa ẩm thực và triển lãm có 25 gian hàng của các công

ty du lịch, doanh nghiệp đến từ thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Kiên Giang. Du khách vừa được thưởng ngoạn những món ăn ngon mang đậm truyền thống của dân tộc vừa được hòa mình vào không khí vui tươi, sôi động của biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên, đờn ca tài tử, thư pháp, võ thuật, giới thiệu làng nghề tiêu biểu của Kiên Giang, trò chơi dân gian. Bên cạnh đó, tại khu vực Công viên Nguyễn Trung Trực, Tự Do, Nhà thiếu nhi tỉnh, Nhà thiếu nhi Lạc Hồng, Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Du lịch thành phố Rạch Giá còn có các loại hình hoạt động khác nhau như: biểu diễn nghệ thuật của Đoàn cải lương Nhân dân Kiên Giang, Đoàn nghệ thuật Khmer, Trung tâm Văn hoá tỉnh, biểu diễn Lân – Sư – Rồng, thi cộ hoa, đố thai và các trò chơi dân gian phục vụ đông đảo nhân dân đến tham dự lễ hội.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam cũng được Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Giang kết hợp với chính quyền Thị xã Châu Đốc và Ban trị sự, Ban Tổ chức lễ hội tổ chức chương trình lễ hội kết hợp với trò hội phục vụ khách du lịch. Năm 2010, du khách đến những ngày diễn ra lễ hội sẽ được xem các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao như: xem chương trình biểu diễn phục vụ Tuần lễ du lịch văn hoá của các đoàn văn hoá nghệ thuật trong và ngoài tỉnh tại sân khấu Trung tâm Thương mại Núi Sam và Sân khấu Công viên 30/4; giải quần vợt PRINCE CUP thị xã Châu Đốc mở rộng, bóng chuyền nông dân, leo núi truyền thống, Đua thuyền truyền thống, thi đấu cờ tướng, các trò chơi dân gian như Bi sắt, kéo co, đẩy gậy, kéo tay, đập nồi, thả diều, Hội diễn Lân - Sư - Rồng của các Đoàn địa phương và Thành phố Hồ Chí Minh,…

Đối tượng tham gia chính của loại hình du lịch lễ hội dân gian vùng ĐBSCL là những người lớn tuổi, những người có nghề buôn bán, kinh doanh, những sinh viên, nông dân. Họ tham gia lễ hội để cầu may, cầu phúc, cầu lộc, vui chơi giải trí, tìm hiểu. Phương tiện di chuyển chủ yếu là ô tô, vỏ máy, xe máy thuê hoặc của cá nhân. Khách có nhu cầu cao trong việc mua sắm hàng lưu niệm để tặng người thân và bạn bè. Hình thức tổ chức du lịch chủ yếu theo dạng nhóm thông qua việc mua tour của công ty du lịch hoặc tự tổ chức. Số khách đi theo dạng cá nhân rất ít. Do thời gian diễn ra lễ hội tương đối ngắn nên số người lưu trú qua đêm chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Điều này làm cho hiệu quả khai thác các lễ hội chưa cao.

Hiện nay đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, những ngày nghỉ vào các dịp lễ tết cũng dài hơn trước đây làm cho lượng khách hành hương về các lễ hội ngày càng đông (như lễ hội Bà chúa Xứ Núi Sam, lễ hội Gò Tháp, lễ hội cúng biển Mỹ Long, lễ hội Nguyễn Trung Trực, lễ hội Okombok và các lễ hội khác rải rác trong

Một phần của tài liệu nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 74 - 91)