Phát triển nguồn nhân lực du lịch lễ hội

Một phần của tài liệu nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 112 - 113)

7. Bố cục đề tài

3.3.5.Phát triển nguồn nhân lực du lịch lễ hội

Nguồn nhân lực này bao gồm cả nhân lực quản lý nhà nước về du lịch, quản trị kinh doanh và nhân lực kinh doanh phục vụ trực tiếp. Trong đó chú trọng đến nhân lực trực tiếp phục vụ khách du lịch lễ hội, nổi lên là các hướng dẫn viên du lịch và thuyết minh viên du lịch lễ hội. Họ cần có kiến thức toàn diện, chú trọng đến sự hiểu biết về giữ gìn lễ hội, hiểu biết về môi trường tự nhiên và đặc trưng văn hoá của chủ nhà và của khách tham quan du lịch lễ hội.

Yếu tố con người là quyết định đối với mọi lĩnh vực, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm du lịch, chính vì vậy công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch cần được coi là khâu đột phá trong phát triển du lịch lễ hội đột phá ở ĐBSCL.

ĐBSCL cần tập trung đầu tư, tăng cường năng lực đào tạo các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch, văn hóa (Đại học, Cao đẳng, Trung cấp,…), hình thành mạng lưới đào tạo nhiều cấp độ để tăng nhanh qui mô đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch, đồng thời chú trọng dạy nghề ngắn hạn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản về du lịch, văn hóa cho lao động gián tiếp và người dân trong vùng có tham gia du lịch lễ hội.

Du lịch lễ hội ở ĐBSCL hầu như mới được quan tâm phát triển gần đây, nên đội ngũ hướng dẫn viên có kiến thức và kinh nghiệm để hướng dân loại hình du lịch này còn hạn chế. Trong khi đó du khách đến một lễ hội truyên thống đều muốn tiếp thu những điều mới

lạ do hướng dẫn viên giới thiệu. Hơn nữa, bất cứ hoạt động của một cơ quan nào cũng cần có một độ ngũ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, và ở đây tôi đang muốn nhắc đến các nhà quản lý văn hóa, các ban trị sự của di tích lễ hội. Bởi vị hiện nay trình độ của đội ngũ cán bộ ở Ban quản lý di tích lễ hội truyền thống ở ĐBSCL chưa cao và hầu hết chưa được đào tạo chuyên sau về du lịch. Để giải quyết vấn đè này, tôi xin đưa ra một số giải pháp:

- Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch tại các Sở VH – TT & DL các địa phương. Bồi dưỡng nghiệp vụ các cán cộ đương nhiệm kết hợp có chính sách ưu đãi tuyển dụng cán bộ trẻ có năng lực chuyên môn cho công tác quản lý và hoạch định chính sách.

- Cần mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ và nhân viên của các di tích gắn với lễ hội thông qua các buổi nói chuyện với chuyên gia du lịch.

- Tổ chức nhiều chuyến đi thực tế cho cán bộ nhân viên trong ban quản lý di tích, lễ hội đến các điểm du lịch lễ hội truyền thống điển hình cả nước ta để họ có cơ hội, tiếp xúc, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm khai thác lễ hội phục vụ du lịch.

- Nên nhận và đào tạo thêm một số cán bộ là người địa phương để có thể phục vụ thuyêt mình tại điểm.

- Cần chú ý tuyển dụng và đào tạo đội ngũ lao động du lịch tại các điểm du lịch nói chung, các điểm du lịch gắn với lễ hội nói riêng những người địa phương nhằm tạo công ăn việc làm cho họ và đảm bảo công tác thuyết minh, hướng dẫn cho du khách được tốt hơn.

- Có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp du lịch thực hiện đào tạo, tái đào tạo đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên về tác phong du lịch, kiến thức văn hóa, lịch sử,…

- Hiệp hội du lịch ĐBSCL phối hợp với các địa phương, các cơ sở đào tạo tổ chức các khóa tập huấn về kỹ năng kinh doanh du lịch, văn hóa du lịch cho người dân tại các địa bàn du lịch lễ hội tiêu biểu. Bên cạnh đó, việc tổ chức hoạt động tập huấn nâng cao nhận thức về vai trò của du lịch, văn hóa, lịch sử cũng hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 112 - 113)