Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch lễ hội

Một phần của tài liệu nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 108)

7. Bố cục đề tài

3.3.1. Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch lễ hội

Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch.

- Trước hết tập trung nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước (cả Trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm là cơ sở để thu hút các nguồn vốn đầu tư khác. Với nguồn vốn này, chủ yếu đầu tư cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước,…), cho công tác bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống, các di tích gắn liền với lễ hội,… có giá trị thu hút khách du lịch), hỗ trợ cho công tác quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực. Đối với các lễ hội mang tầm quốc gia, cấp vùng như lễ hội Bà Chúa Xứ, lễ hội Ok Om Bok đua ghe Ngo,… thì ưu tiên phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn Trung ương, còn các lễ hội cấp địa phương thì sử dụng nguồn vốn của địa phương.

- Các tỉnh thành của vùng phải xây dựng các cơ chế chính sách thông thoáng, phù hợp để thu hút và tạo ra các nguồn vốn đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh du lịch. Thu hút vốn từ các doanh nghiệp, vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư trực tiếp ngước ngoài, vốn ODA.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá du lịch nhằm huy động mọi nguồn lực trong cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp, thương nhân, các tổ chức.

Nguồn vốn dự kiến cho các dự án phát triển du lịch lễ hội ở ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2015 là lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam là 30 triệu USD, lễ hội đua ghe Ngo và đua bò Bảy núi mỗi nơi 10 triệu USD.

Một phần của tài liệu nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)