Quản lý và lãnh đạo

Một phần của tài liệu năng lực quản lý nhân sự của người giám đốc doanh nghiệp nhà nước tại tp hồ chí minh (Trang 26 - 27)

Cho đến nay trong các tài liệu lý luận và thực tiễn quản lý còn tồn tại những ý kiến khác nhau về hai khái niệm này [7]:

Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng, lãnh đạo và quản lý là như nhau và có thể dùng thay thế cho nhau được.

Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng, quản lý và lãnh đạo là hai khái niệm khác nhau và không thể đồng nhất chúng được.

Nhóm ý kiến thứ ba cho rằng, quản lý và lãnh đạo có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau.

Lãnh đạo và quản lý, theo chúng tôi là hai dạng khác nhau của sự phân công lao động quản lý và chuyên môn hóa hoạt động quản lý. Chính vì thế, ngoài sự quan hệ gắn bó với nhau, giữa hai dạng hoạt động này còn có sự khác nhau về đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức tác động đến đối tượng.

Đối tượng quản lý có thể là đồ vật, con vật, con người, song đối tượng của sự lãnh đạo chỉ là con người.

Lãnh đạo trước hết là sự định hướng bằng cách vạch ra những đường lối, chủ trương, chính sách cho sự phát triển của đất nước nói chung hay từng lĩnh vực của đời sống xã hội nói riêng. Giáo dục, thuyết phục là phương pháp chủ yếu của lãnh đạo. Chức năng của lãnh đạo mang tính chất chính trị – tư tưởng và chính trị – tổ chức. Sự lãnh đạo luôn gắn liền với sự chỉ đạo tức là sự thống nhất không tách rời nhau giữa quyền lực và sự ảnh hưởng tâm lý tới những người xung quanh qua nhân cách, uy tín của bản thân.

Từ khái niệm lãnh đạo như trình bày ở trên ta có thể hiểu khái niệm

“người lãnh đạo” là người đề ra chủ trương, đường lối, chính sách và tổ chức, động viên người dưới quyền thực hiện mục tiêu đã đề ra; là người thông qua quyết định về tất cả các vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động của cơ quan quản lý.

Còn quản lý là quá trình tác động trực tiếp vào đối tượng với mục tiêu nhằm chỉnh đốn, hoàn thiện, phát triển tổ chức; là điều hành một cách cụ thể các công việc của đối tượng; đưa các lực lượng, phương tiện vào hoạt động để thực hiện hóa các mục tiêu đã đề ra.

Giữa quản lý và lãnh đạo có mối quan hệ gắn bó với nhau. Quản lý mà không có lãnh đạo thì sẽ chệch hướng, dễ sa vào tình trạng buông lỏng, tùy tiện. Còn lãnh đạo mà không có quản lý thì chỉ là lãnh đạo chung chung dễ dẫn đến vô nghĩa, vô hiệu quả.

Chính vì vậy trong một đơn vị, một tập thể người lãnh đạo thường đồng thời là người quản lý.

Một phần của tài liệu năng lực quản lý nhân sự của người giám đốc doanh nghiệp nhà nước tại tp hồ chí minh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)