Khái quát về thực trạng năng lực quản lý nhân sự của người giám

Một phần của tài liệu năng lực quản lý nhân sự của người giám đốc doanh nghiệp nhà nước tại tp hồ chí minh (Trang 97 - 99)

doanh nghiệp nhà nước hiện nay

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã được trình bày chi tiết ở các phần trên, có thể rút ra một số nhận xét tổng quát như sau:

+ Quyết định về trả lương cho nhân viên được đa số (77,5%) các giám đốc DNNN cho rằng đây là loại quyết định QLNS quan trọng nhất và mức độ quan trọng của loại quyết định này so với các quyết định về QLNS khác theo kết quả điều tra và tính toán cũng đạt điểm số cao nhất với M = 4,61. Trong khi đó, mức độ thành

công của loại quyết định này so với các loại quyết định QLNS khác được xếp thứ 2 với M = 3, nhưng số người đạt mức rất thành công ở loại quyết định này (M3) chỉ chiếm 17,5%. Tuy nhiên, mức độ hạn chế của loại quyết định này đạt mức thấp nhất với Mhc=2,36.

+ Quyết định liên quan đến việc đánh giá những tài nguyên nhân sự cần có trong tương lài và xây dựng những chương trình để đáp ứng nhu cầu nhân sự này

được các giám đốc DNNN cho là ít quan trọng (xếp hạng 8 và 7 trong số 9 lọai quyết định về QLNS được điều tra), mức độ thành công của các loại quyết định này cũng được đánh giá là thấp (xếp hạng 6 và 8) và mức độ hạn chế được lần lượt xếp hạng là thứ 2 và thứ nhất.

+ Hệ thống pháp luật của nhà nước, chế độ chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, cơ chế quản lý vĩ mô là các yếu tố khách quan được các giám đốc DNNN cho là có ảnh hưởng mạnh đến NLQLNS của người giám đốc DNNN.

+ Trình độ và tầm vực hiểu biết về khoa học quản lý, uy tín và phong cách lãnh đạo, kinh nghiệm và thâm niên làm quản lý được cho là các yếu tố chủ quan chi phối nhiều nhất đến NLQLNS của người giám đốc DNNN.

+ Những phẩm chất được ưu tiên hàng đầu khi cân nhắc về nhân sự được đa số các giám đốc nhất trí là: Tài năng, khả năng nghề nghiệp chuyên môn; Phẩm chất đạo đức, tư cách; Có tiềm năng phát triển; Có kinh nghiệm họat động thực tiễn; Lòng trung thành với giám đốc và doanh nghiệp; Được đào tạo bài bản, có nhiều bằng cấp chuyên môn.

Kết quả điều tra về NLQLNS của các giám đốc DNNN bằng phương pháp trắc nghiệm cho thấy:

+ Có đến 39,18% người được điều tra mới đạt được mức trung bình và 3,09% ở mức yếu. Như vậy NLQLNS của người giám đốc DNNN hiện nay cũng còn nhiều hạn chế. Muốn lãnh đạo quản lý doanh nghiệp thành công để đảm bảo vai trò chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế quốc dân đòi hỏi người giám đốc DNNN phải có

năng lực quản lý giỏi, trong đó đặc biệt là NLQLNS. Con người là nhân tố quyết định sự thành bại trong mọi lĩnh vực hoạt động, vì vậy mỗi sai lầm trong quyết định về nhân sự sẽ đem đến những tổn thất cho doanh nghiệp.

+ Kết quả trắc nghiệm cũng chỉ rõ rằng giữa NLQLNS của người giám đốc DNNN và việc được đào tạo về khoa học quản lý có mối tương quan tỷ lệ thuận với nhau. Đồng thời đa số người đạt loại giỏi đều có thâm niên làm quản lý từ 5 năm trở trở lên.

Như vậy, có thể nói rằng bằng con đường đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức về khoa học QLNS có thể củng cố và nâng cao NLQLNS cho người giám đốc DNNN. Có đến 73,19% các giám đốc DNNN được khảo sát chưa qua đào tạo bồi dưỡng về khoa học quản lý. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế NLQLNS của các giám đốc DNNN hiện nay.

Một phần của tài liệu năng lực quản lý nhân sự của người giám đốc doanh nghiệp nhà nước tại tp hồ chí minh (Trang 97 - 99)