DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG I Mục tiêu:

Một phần của tài liệu KHOA-SỬ-ĐỊA L4: CKTKN (Trang 68 - 70)

III. Hoạt động dạy học:

DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG I Mục tiêu:

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung:

+ Các đồng bằng nhỏ, hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.

+ Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt; có sự khác biệt giưa khu vực phía bắc và phía nam: khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.

- Chỉ được vị trí ĐB duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

II. Đồ dùng dạy học:

- BĐ Địa lí tự nhiên VN, BĐ kinh tế chung VN.

- Anh thiên duyên hải miền Trung: bãi biển phẳng, bờ biển dốc, có nhiều khối đá nổi ven bờ ; Cánh đồng trồng màu, đầm phá, rừng phi lao trên đồi cát (HS sưu tầm).

III. Hoạt động trên lớp:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Ổn định: HS hát.

2. KTBC :

Bài Ôn tập.

3. Bài mới :

a. Giới thiệu bài: Ghi tựa

b. Phát triển bài :

GV có thể gợi ý HS nghĩ về một chuyến du lịch từ HN đến TPHCM, từ đó chuyển ý tìm hiểu về duyên hải –vùng ven biển thuộc miền trung.

1/.Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển :

* Hoạt động cả lớp:

- GV yêu cầu các nhóm HS đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK, trao đổi với nhau về tên, vị trí, độ lớn của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung (so với ĐB Bắc Bộ và Nam Bộ). HS cần :

+ Đọc đúng tên và chỉ đúng vị trí các đồng bằng.

+ Nhận xét: Các ĐB nhỏ, hẹp cách nhau bởi các dãy núi lan ra sát biển.

- GV yêu cầu HS một số nhóm nhắc lại ngắn gọn đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung.

- HS hát.

- HS đọc câu hỏi và quan sát, trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS lặp lại đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung.

Trêng TiÓu hoc H¶i VÜnh 2009- 2010

- GV cho cả lớp quan sát một số ảnh về đầm phá, cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung và giới thiệu về những dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây (như cồ cát ở ven biển, các đồi núi chia cắt dải đồng bằng hẹp do dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển), về hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân trong vùng (trồng phi lao, làm hồ nuôi tôm)

2/.Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam :

*Hoạt động cả lớp hoặc từng cặp:

- GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ hình 1 của bài theo yêu cầu của SGK. HS cần: chỉ và đọc được tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, TP Huế, TP Đà Nẵng; GV có thể yêu cầu HS dựa vào ảnh hình 4 mô tả đường đèo Hải Vân: nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, bên trái là sườn núi cao, bên phải sườn núi dốc xuống biển.

4. Củng cố - Dặn dò:

- GV yêu cầu HS:

+ Sử dụng lược đồ duyên hải miền Trung hoặc bản đồ Địa lí tự nhiên VN, chỉ và đọc tên các đồng bằng, nhận xét đặc điểm đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Nhận xét tiết học.

- Về học bài và làm bài tập 2/ 137 SGK và chuẩn bị bài: “Người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung”.

- HS quan sát tranh ảnh.

- HS thấy rõ vai trò bức tường chắn gió mùa đông của dãy Bạch Mã. - HS tìm hiểu.

- HS cả lớp.

- HS cả lớp.

--- ---

Trêng TiÓu hoc H¶i VÜnh 2009- 2010

Thứ ba, ngày 30 tháng 3 năm 2010

KHOA HỌC:

Một phần của tài liệu KHOA-SỬ-ĐỊA L4: CKTKN (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w