III. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trờng Mỹ trong những năm qua
3. Sự tác động của cơ chế chính sách hiện tại của Việt Nam đối với xuất khẩu thuỷ sản sang thị trờng Mỹ
3.3 Môi trờng pháp lý và cải cách thủ tục hành chính
Cùng với những thay đổi có tính chất tích cực từ phía các chính sách, cơ chế điều hành xuất khẩu và các quy định về thủ tục hành chính cũng có những thay đổi theo hớng thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Luật thơng mại có hiệu lực từ 1/1/1998 và Nghị định 57/1998/NĐ- CP đã tạo khuôn khổ pháp lý ổn định cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đại lý mua bán hàng hoá theo hớng khuyến khích xuất khẩu. Đồng thời Bộ thơng mại cũng đã ban hành Thông t số 18/1998/thị trờng- BTM ngày 28/8/1998 h- ớng dẫn cụ thể về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá. Theo tinh thần của Thông t này, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều đợc thực hiện xuất nhập khẩu theo ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận kinh doanh; các thủ tục hành chính đợc đơn giản hoá. Quy chế này mở rộng khả năng kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp với thị tr- ờng nớc ngoài. Điều này tạo điều kiện thu hút tiềm năng về vốn, về lao động cho sản xuất và xuất khẩu hàng thuỷ sản.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành quy chế thởng xuất khẩu nhằm khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng thị trờng tiêu thụ; sản xuất và xuất khẩu đợc những mặt hàng mới, có chất lợng cao, sử dụng nhiều vật t nội địa, thu hút đợc nhiều lao động. Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản có cơ hội hởng đợc sự khuyến khích này nếu xuất khẩu mặt hàng đầu tiên đợc tiêu thụ ở một thị trờng mới với mức 200000 USD/năm trở lên hoặc nếu sản phẩm sử dụng 60% nguyên liệu nội địa. Điều nàykhuyến khích các doanh nghiệp thuỷ sản tích cực mở rộng sản xuất, đa dạng hoá thị trờng tiêu thụ.
Tuy vậy, bên cạnh những đổi mới mang tính tích cực trên thì vẫn còn những bất cấp cần giải quyết. Cụ thể:
- Các quy định hiện hành vẫn còn một số mặt cha ổn địnhk, gây ra nhiều khó khăn và bị động cho các doanh nghiệp.
- Các chính sách về thuế và tín dụng còn nhiều bất cập, chẳng hạn nh vẫn còn tồn tại nhiều mức thuế khác nhau trong khi cha có tiêu chuẩn phân loại nhóm sản phẩm theo từng mức thuế cụ thể. Và mặc dù đã áp dụng chính sách miễn giảm thuế cho một số đối tợng, nhng các thủ tục xin hoàn thuế, giảm thuế còn nhiều rờm rà, gây tốn kém, cản trở sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp..
4. Đánh giá thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trờng Mỹ.
4.1 . Những mặt đã đạt đợc
Có thể nói, những kết quả đạt đợc của ngành thuỷ sản Việt Nam trong xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trờng Mỹ trong những năm qua đã chứng tỏ h- ớng đi đúng đắn trong việc mở rộng thị trờng xuất khẩu. Mặc dù thị trờng Mỹ còn là thị trờng khá mới mẻ đối với ngành và các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, song nhiều doanh nghiệp đã thông qua nhiều con đờng, mạnh dạn tìm cách tiếp cận và thâm nhập vào thị trờng này. Chính vì vậy, mặc dù kết quả đạt đợc còn khá khiêm tốn, nhng ngành thuỷ sản Việt Nam đã dần dần tạo dựng đ- ợc lòng tin đối với các nhà nhập khẩu cũng nh là tạo đợc cho mình một thế đứng vững chắc trên thị trờng thuỷ sản Hoa Kỳ.
Tuy phải qua sự kiểm tra chặt chẽ của cơ quan quản lý dợc phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) theo các tiêu chuẩn khắt khe (HACCP), xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào Hoa Kỳ vẫn tăng mạnh. Tốc độ tăng trởng kim ngạch xuất khẩu trung bình trong giai đoạn 1996-2000 là 16,57%/năm cho dù mức tăng không đồng đều qua các năm. Thuỷ sản trở thành một trong bốn mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam (dầu thô, dệt may, da giày). Hàng năm, ngành thuỷ sản đã đóng góp cho đất nớc khoảng 400-470 triệu USD. Trong đó, năm 2001 là năm có nhiều diễn biến quan trọng trong quan hệ thơng mại Việt Nam –Hoa Kỳ, Hiệp định thơng mại song phơng mặc dù mới chính thức đi vào hoạt động kể từ 15 h ngày 10/12/2001, nhng theo ớc tính năm 2001 kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trờng Mỹ có thể đạt trên 500 triệu USD, tăng 62,4% so với năm 2000. Có đợc những thành công trên đây là do trong thời gian qua
ngành thuỷ sản đã chuẩn bị tốt đợc nguồn hàng xuất khẩu từ đánh bắt, nuôi trồng đến chế biến; nhiều nhiều địa phơng, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu t đổi mới công nghệ, đạt trình độ tiên tiến của thế giới; do đó chất lợng sản phẩm ngày càng nâng cao, đáp ứng đợc các yêu cầu khắt khe về chất lợng và an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trờng Mỹ.
Tuy nhiên, trong cơ cấu hàng thuỷ sản xuất vào thị trờng Mỹ, các sản phẩm thuỷ sản có giá trị gia tăng cao vẫn chiếm một tỷ trọng rất thấp, mới có 17,5%(trong đó sản phẩm làm sẵn 14,5%, sản phẩm ăn liền 3%).
Mỹ là nớc có nhu cầu nhập khẩu hàng thuỷ sản vào loại lớn nhất thế giới, do đó để ngành thuỷ sản Việt Nam phát huy đợc năng lực của mình trên thị trờng này, chúng ta cần nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về những khó khăn và thuận lợi đối với việc xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam vào thị trờng Mỹ trong thời gian qua, để từ đó có những giải pháp đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trờng đầy tiềm năng này.