Ký kết các hiệp định song phương và đa phương về rào cản

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn "RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ NƯỚC CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIÚP VIỆT NAM VƯỢT RÀO CẢN " doc (Trang 82)

II. Các giải pháp giúp Việt Nam vượt rào cản kỹ thuật

1.1.Ký kết các hiệp định song phương và đa phương về rào cản

1. Các giải pháp cấp Nhà nước

1.1.Ký kết các hiệp định song phương và đa phương về rào cản

thương mại.

Trong tình hình hiện nay, các quốc gia phát triển đang lợi dụng trình độ khoa học công nghệ vượt trội hơn để đặt ra ngày càng nhiều các rào cản kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu từ các nước khác, đặc biệt là từ các nước đang và kém phát triển. Do đó, Chính phủ các quốc gia đang và kém phát triển phải thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình. Một trong những biện pháp hữu hiệu là tham gia vào các diến đàn quốc tế về vấn đề này. Khi tham gia vào các Hiệp định quốc tế song phương cũng như đa phương về rào cản kỹ thuật thì các nước sẽ có được sự bảo vệ cũng như giúp đỡ cần thiết từ các bên liên quan nhờ đó sẽ có được sự công bằng khi tham gia vào thương mại quốc tế. Ví dụ như trong Hiệp định của WTO về rào cản kỹ thuật trong thương mại có điều khoản 11 về trợ giúp kỹ thuật cho các thành viên khác quy định các thành viên khi được yêu cầu phải tư vấn, trợ giúp kỹ thuật cho các thành viên khác là các nước đang phát triển trong việc soạn thảo các quy định kỹ thuật, thành lập cơ quan tiêu chuẩn hoá hay tham gia vào các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc tế…Các nước đang phát triển khi tham gia Hiệp định này còn được hưởng sự đối xử đặc biệt ưu đãi hơn các thành viên phát triển khác như thành viên đang phát triển được phép “chấp nhận một số các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn hoặc các thủ tục đánh giá sự phù hợp nhằm duy trì công nghệ, sản xuất trong nước phù hợp với nhu cầu phát triển của mình” tuỳ theo những điều kiện kinh tế – xã hội, công nghệ của mình dù các tiêu chuẩn đó chưa phù hợp với tiêu chuẩn hay quy định quốc tế. Ngoài ra, trong những tổ chức quốc tế về rào cản kỹ thuật, các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật mà các quốc gia sử

dụng sẽ được thống nhất, công khai và áp dụng chung cho các thành viên. Vì vậy, các tiêu chuẩn, quy định sẽ trở nên rõ ràng, minh bạch nhờ đó mà các nhà xuất khẩu sẽ hiểu được các quy định và sẽ có biện pháp khắc phục tránh tình trạng các tiêu chuẩn kỹ thuật không rõ ràng, rối rắm gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu. Với tình hình thực tiễn của nước ta hiện nay, khi trình độ kinh tế - xã hội cũng như khoa học - công nghệ còn thấp so với thế giới, chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn khi phải đối mặt với các rào cản kỹ thuật. Các tiêu chuẩn mà nước ta áp dụng chưa phù hợp với tiêu chuẩn thế giới và chưa được thế giới công nhận cho nên hàng xuất khẩu của nước ta chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn mà các nước nhập khẩu yêu cầu. Để giúp hàng hoá của ta có thể vượt qua được các rào cản kỹ thuật, thâm nhập vào thị trường toàn thế giới thì Chính phủ ta cần tích cực tham gia đàm phán, ký kết các hiệp định quốc tế về rào cản kỹ thuật và tiêu chuẩn hoá song phương cũng như đa phương. Khi ký kết các hiệp định này, nước ta sẽ có điều kiện rà soát hiệp định, tham gia xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế cho phù hợp với trình độ phát triển của nước mình và có thể tận dụng quyền nhận xét các tiêu chuẩn và các quy định quốc tế, bảo vệ được quyền lợi của nước ta cũng như các nước đang và kém phát triển khác.

Đến nay, Việt Nam cũng đã hội nhập khá tốt trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Đại diện của Nhà nước về lĩnh vực tiêu chuẩn hoá và chất lường là Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã tham gia vào 15 tổ chức quốc tế và khu vực như: Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO), Uỷ ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC – International Electrotechnical Commission), Uỷ ban tư vấn của ASEAN về tiêu chuẩn chất lượng (ACCSQ – Asean Consultative Committee of Standards and Quality), Diễn đàn tiêu chuẩn khu vực Thái Bình Dương (PASC – Pacific Area Standards Congress)…Trong quá trình tham gia các tổ chức này, Việt Nam cũng đã tranh thủ được sự giúp đỡ ủng hộ của các tổ chức này nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong nước. Việt Nam cũng đã ký các

Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá, đo lường và chứng nhận, Hiệp định thừa nhận lẫn nhau các kết quả chứng nhậnvà thử nghiệm với Liên bang Nga, Trung Quốc, Ucraina… Việt Nam cũng đang trên đường gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, từ đó sẽ trở thành thành viên của các Hiệp định của tổ chức này về tiêu chuẩn, chất lượng và về rào cản kỹ thuật như HIệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại và Hiệp định về vệ sinh và các biện pháp vệ sinh thực phẩm. Sau sự kiện EU đưa ra mức dư lượng bằng không đối với chloramphenicol và nitrofuran trong thuỷ sản nhập khẩu, các nước ASEAN đang thảo luận về việc thành lập một tổ chức gọi là Codax. Cơ quan thực phẩm này sẽ đưa ra các tiêu chuẩn chung cho thực phẩm của các nước trong khối và các tiêu chuẩn này sẽ được EU, Mỹ, Nhật Bản công nhận.

Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc hội nhập quốc tế về tiêu chuẩn - chất lượng và rào cản kỹ thuật nhưng Việt Nam vẫn cần tích cực hơn nữa trong việc đàm phán ký kết các hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại để bảo vệ quyền lợi quốc gia khi hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2. Tuyên truyền, giới thiệu cho các doanh nghiệp về rào cản kỹ thuật của các

nước.

Một trong những nguyên nhân khiến cho các rào cản kỹ thuật trở nên khó vượt qua là vì các rào cản này tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng, phức tạp, khó nhận biết và thường xuyên thay đổi. Các doanh nghiệp ở các nước đang và kém phát triển thường gặp khó khăn trong việc tìm hiểu và thu thập thông tin liên quan đến rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu do hệ thống thông tin còn yếu. Và họ có rất ít các thông tin cũng như hiểu biết rất hạn chế về rào cản kỹ thuật tại các thị trường mà họ sẽ xuất hàng sang. Chính vì lý do đó mà các nước đang và kém phát triển là những nước chịu thiệt thòi nhiều nhất từ các rào cản kỹ thuật.

Ở Việt Nam cũng vậy, các doanh nghiệp có nhận thức rất thấp về rào cản kỹ thuật và lại càng mơ hồ về các rào cản cụ thể mà các thị trường xuất khẩu của mình

đang áp dụng. Do đó, hàng hoá xuất khẩu của chúng ta bị từ chối nhiều do không đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như các tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường mà các thị trường đặt ra cho hàng nhập khẩu. Với điều kiện như của các doanh nghiệp nước ta hiện nay thì việc tiếp cận với các nguồn thông tin trực tiếp từ các thị trường về các quy định nói chung và về rào cản kỹ thuật nói riêng là khó khăn. Vì thế, để giúp đỡ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có được đầy đủ các thông tin cần thiết về các thị trường xuất khẩu thì sự trợ giúp của Nhà nước là cần thiết. Nhà nước cần có những cơ quan chuyên trách về vấn đề rào cản kỹ thuật trong thương mại có nhiệm vụ tìm hiểu thu thập các thông tin liên quan đến các quy định, tiêu chuẩn mà các nước đặt ra đối với hàng nhập khẩu, đặc biệt là đối với những mặt hàng xuất khẩu của nước nhà. Sau đó, các cơ quan này sẽ tuyên truyền, giới thiệu cho các doanh ngiệp biết về các quy định cũng như tiêu chuẩn đó, giúp các doanh nghiệp có sự hiểu biết tốt hơn về những quy định, tiêu chuẩn mà các mặt hàng xuất khẩu của doanh ngiệp mình sẽ phải thoả mãn khi xuất sang từng thị trường cụ thể, nhất là những thị trường xuất khẩu chiến lược của ta như EU, Nhật, Mỹ, Australia... Các cơ quan chuyên trách này nên tổ chức các buổi hội thảo cũng như các buổi tuyên truyền, giới thiệu định kỳ về rào cản kỹ thuật của các thị trường và có những thông báo bổ sung cần thiết cho các doanh nghiệp khi các nước thay đổi, bổ sung các quy định, tiêu chuẩn. Đồng thời, họ cũng có thể gợi ý những giải pháp mà các doanh nghiệp nên áp dụng để vượt rào cản. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những biện pháp cần thiết để đổi mới sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các yêu cầu của thị trường nhập khẩu và từng bước nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nói riêng và của cả nước nói chung.

Hiện nay, nước ta có Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry - VCCI) là tổ chức hỗ trợ và xúc tiến các hoạt động thương mại của Việt Nam. Phòng thương mại và công nghiệp Việt

Nam cũng có vai trò đáng kể trong việc tuyên truyền, cung cấp các thông tin cần thiết về thị trường, trong đó có thông tin về các rào cản kỹ thuật cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tiếp cận các thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu. Ngoài ra, nước ta còn có các có quan đại diện thương mại đóng tại các quốc gia khác cũng có đóng góp lớn trong việc thu thập và cung cấp các thông tin về các từng thị trường cụ thể cho các doanh nghiệp, giúp đỡ các doanh nghiệp tiếp cận và thâm nhập các thị trường...

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ta hiện nay thực sự vẫn chưa nhận được đầy đủ các thông tin cần thiết về các thị trường, đặc biệt là các thông tin liên quan đến các rào cản kỹ thuật trong thương mại nên còn vấp phải những cản trở, những thất bại khi xuất khẩu hàng hoá, gây thiệt hại, mất uy tín không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả quốc gia. Vì thế mà hoạt động tuyên truyền, giới thiệu về rào cản kỹ thuật cho các doanh nghiệp là một hoạt động cần thiết mà Nhà nước ta cần tiến hành để giúp các doanh nghiệp vượt rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu.

1.3. Tổ chức đào tạo đội ngũ quản lý chất lượng và kỹ thuật cho các doanh

nghiệp.

Chất lượng của sản phẩm là yếu tố quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn quan trọng đối với cả quốc gia. Những sản phẩm có chất lượng sẽ được người tiêu dùng chấp nhận và có thể đứng vững trên thị trường. Hiện nay, khi các nước công nghiệp phát triển tăng cường sử dụng các quy định về chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm làm rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu thì vấn đề chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm cần huy động rất nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố con người đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp cần có những công nhân kỹ thuật lành nghề, có những nhà quản lý giỏi, hiểu biết về quản lý chất lượng và ý thức được tầm quan trọng của chất lượng thì mới có thể thành công

được. Nhưng ở nước ta hiện nay còn thiếu vắng những cán bộ giỏi, có năng lực trong lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm. Chính sách đào tạo còn chưa thích hợp. Số lượng các cán bộ quản lý về chất lượng được đào tạo chưa nhiều. Các cán bộ quản lý của các doanh nghiệp hiện nay cũng chưa có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật trong việc vượt các rào cản kỹ thuật của các thị trường. Nhà nước ta cần quan tâm đến việc đào tạo cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu, một đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng và kỹ thuật giỏi và am hiểu về các rào cản kỹ thuật. Các cơ quan chuyên trách có thể tổ chức các khoá học ngắn hạn cho các nhà quản lý của các doanh nghiệp về vấn đề chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ thuật và các biện pháp vượt rào cản bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong dài hạn thì nước ta nên có chính sách thu hút và đào tạo một lực lượng cán bộ quản lý có chuyên môn cao, có bằng cấp về chất lượng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong tương lai. Những cán bộ quản lý chất lượng và kỹ thuật này sẽ giúp các doanh nghiệp lập các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về chất lượng sản phẩm và giám sát quá trình thực hiện các kế hoạch đó giúp các doanh nghiệp từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. Nhờ đó, mà sản phẩm của doanh nghiệp có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường về chất lượng sản phẩm và vượt qua được các rào cản kỹ thuật về mặt chất lượng mà các thị trường nhập khẩu dựng lên.

Chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật là một hình thức của rào cản kỹ thuật trong thương mại. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn vượt qua được rào cản này thì cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho sản phẩm thoả mãn những yêu cầu nghiêm ngặt đối với sản phẩm của các nước nhập khẩu. Để làm được việc này, các doanh nghiệp cần có các cán bộ quản lý chất lượng và kỹ thuật giỏi và Nhà nước cần có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý này cho các doanh nghiệp.

1.4. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm và thành lập các cơ

quan kiểm tra chất lượng và kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu.

Trong điều kiện quốc tế hoá nền kinh tế thế giới như hiện nay thì việc hài hoà hoá các tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế cũng là một xu hướng tất yếu. Để hàng hoá của nước mình có thể được chấp nhận và tiêu thụ được ở mọi thị trường trên thế giới mà không gặp phải các rào cản kỹ thuật thì các quốc gia đều đang nỗ lực xây dựng cho mình một hệ thống tiêu chuẩn quốc gia mới sao cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và được các nước khác thừa nhận. Khi hệ thống tiêu chuẩn trong nước phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế thì các sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước một khi đã đáp ứng được các tiêu chuẩn trong nước thì vừa có thể tiêu thụ được ở thị trường nội địa vừa có thể tiêu thụ được ở các thị trường nước ngoài.

Ở Việt Nam hiện nay, theo báo cáo của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng năm 2002 thì trong số 5200 TCVN hiện hành mới chỉ có 24% các tiêu chuẩn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Đây là một tỷ lệ thấp dù hiện giờ việc hài hoà hoá các TCVN với các tiêu chuẩn quốc tế đã được chú trọng hơn. Vì có sự sai khác giữa các TCVN và các tiêu chuẩn quốc tế nên phần lớn các sản phẩm của Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật do các thị trường nhập khẩu đặt ra. Điều này đã hạn chế khả năng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu sang các thị trường có trình độ khoa học công nghệ cao vì các thị trường này đặt ra các tiêu chuẩn rất khắt khe cho hàng hoá mà các TCVN hiện nay thì chưa đáp ứng được.

Do đó, đổi mới hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam cần được đặc biệt quan tâm và phải được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong hội nhập quốc tế. Điều này rất có ý nghĩa với Việt Nam vì nó sẽ giúp chúng ta vượt qua được các rào cản kỹ thuật của thị trường các nước công nghiệp phát triển. Chúng ta cần xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn mới thay thế những tiêu chuẩn đã lạc hậu và không phù hợp với

các yêu cầu của hội nhập. Những tiêu chuẩn này sẽ phải được xây dựng trên cơ sở

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn "RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ NƯỚC CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIÚP VIỆT NAM VƯỢT RÀO CẢN " doc (Trang 82)