I. Liên minh châu Âu – EU
2. Một số quy định kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu vào thị trường EU
Cũng như ở các thị trường khác, khi các hàng rào thuế quan được cắt giảm và một số hàng rào phi thuế bị dỡ bỏ thì EU cũng tăng cường đưa ra những rào cản kỹ thuật mới làm cho việc tiếp cận thị trường EU trở nên khó khăn hơn.
EU là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế-WTO nên chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của tổ chức này. Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều, nhưng lại sử dụng khá nhiều các biện pháp phi thuế. Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xu hướng giảm nhưng EU vẫn là một thị trường bảo hộ rất chặt chẽ vì hàng rào kỹ thuật rất nghiêm ngặt. Rào cản kỹ thuật của EU chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng được cụ thể hoá ở các tiêu chuẩn của sản phẩm như tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Việc sử dụng các hàng rào kỹ thuật của EU được điều chỉnh thông qua các hàng rào kỹ thuật trong Hiệp định thương mại của WTO. Bên cạnh đó cần phải chú ý rằng đây không chỉ là những quy định luật lệ các chính phủ áp dụng thêm nhằm xác định các tiêu chuẩn cao trong an toàn, sức khoẻ và môi trường mà bản thân người tiêu dùng cũng ngày càng trở nên khó chịu trước những sản phẩm và những
ảnh hưởng có hại tiềm tàng. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới các quy định khó khăn hơn xuất phát từ thị trường.
* Tiêu chuẩn hóa ở EU và một số chỉ thị về an toàn sản phẩm
Uỷ ban tiêu chuẩn hoá kỹ thuật điện tử châu Âu (CENELEC – European Committee for Electronical Standardization), Uỷ ban tiêu chuẩn hoá châu Âu (CEN – European Committee for Standardization) và Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI – European Telecommunications Standard Institute) là 3 cơ quan tiêu chuẩn hoá của châu Âu được coi là đủ năng lực trong việc tiêu chuẩn hoá kỹ thuật. Ba cơ quan này đã đưa ra các tiêu chuẩn của EU trong từng lĩnh vực riêng biệt và tạo ra “hệ thống tiêu chuẩn hoá châu Âu”. Và hiện tại, EU đang tạo ra các tiêu chuẩn thống nhất và điều hoà cho toàn EU đối với các lĩnh vực sản phẩm chính nhằm thay thế cho hàng ngàn các tiêu chuẩn quốc gia khác nhau. Nhìn chung các mức độ yêu cầu được đặt ra hoặc sẽ được đặt ra trong những năm tới đây. Các quốc gia thành viên được phép đưa ra thêm các yêu cầu cho ngành công nghiệp của mình. Tuy nhiên, nếu sản phẩm nào đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu sẽ được cho phép lưu hành tự do tại EU. Tiêu chuẩn hoá không chỉ quan trọng trong lĩnh vực sức khoẻ, an toàn mà còn trong lĩnh vực quản lý chất lượng, sản xuất mang tính môi trường, trách nhiệm xã hội.
Để bảo vệ người tiêu dùng, EU cũng đã ra các chỉ thị như: Chỉ thị về tiếng ồn của các thiết bị điện trong gia đình, Chỉ thị về việc sử dụng viên ngọt (chất thay thế đường) và phụ gia trong hàng thực phẩm, và những yêu cầu khác cho giày dép, Chỉ thị về kiểm soát việc sử dụng niken trong các vật dụng có ảnh hưởng tới da như đồng hồ đeo tay và đồ trang sức. Tương tự, các nước thành viên cũng đưa ra các chỉ thị áp dụng riêng cho quốc gia mình. Áo, Đức và Hà Lan áp dụng quy chế cấm buôn bán quần áo, giày dép và bộ đồ trải giường chứa thuốc nhuộm có nguồn gốc hữu cơ mà có thể từ chất này chiết suất ra một loại amine thơm. Pháp, Áo,
(4)
Đan Mạch, Hy Lạp và Thuỵ Điển đã áp dụng các biện pháp kiểm soát việc sử dụng hoá chất có khả năng chuyển màu trong một số đồ chơi hoặc vật dụng của trẻ em bằng nhựa PVC...
* Nhãn CE (Conformité Européene- European Conformity)
EU có các chỉ thị liên quan đến “cách tiếp cận mới với hệ thống hài hoà kỹ thuật” quản lý các tiêu chuẩn về độ an toàn cho đồ chơi, máy móc và tính tương hợp điện từ (EMC), thiết bị y tế có thể cấy dưới da, các thiết bị y tế, các thiết bị cân không tự động, các sản phẩm xây dựng, thiết bị điện chống nổ, thiết bị điện có hiệu điện thế thấp, các ống áp suất đơn giản, thiết bị bảo vệ cá nhân và các thiết bị sử dụng gas. Trong đó chỉ thị EMC yêu cầu từ tháng 1/1996, tất cả các sản phẩm điện và điện tử bán trên thị trường EU không được phát ra những sóng làm nhiễm từ vượt quá mức tối đa đã quy định và phải có mức độ phù hợp miễn nhiễm các sóng làm nhiễm điện từ này. Những sản phẩm chịu sự chi phối của các chỉ thị này phải có nhãn CE. (Những sản phẩm không thuộc sự kiểm soát của các chỉ thị này hay các luật khác của Liên minh sẽ phải tuân thủ theo Chỉ thị An toàn sản phẩm chung, đề ra tiêu chuẩn an toàn tối thiểu mà tất cả các sản phẩm được cung cấp trên thị trường EU phải đápứng).
Hiện nay, toàn bộ 15 quốc gia thành viên của EU đều yêu cầu nhãn CE cho những nhóm sản phẩm nói trên. Ngay cả các nước thuộc Hiệp hội tự do thương mại châu Âu (EFTA – European Free Trade Area) (trừ Thuỵ Sỹ) cũng yêu cầu phải có dấu CE. 12 nước đang xin gia nhập EU cũng đã bắt đầu tuân thủ các yêu cầu về dấu CE để đảm bảo rằng sản phẩm của họ có thể tự do lưu hành tại các nước thành viên EU. CE hay còn gọi là “dấu CE” là dấu bắt buộc cho rất nhiều loại sản phẩm (khoảng 70%) bán trên thị trường EU và nó được xem là “giấy thông hành để bước vào thị trường EU” đối với các sản phẩm sản xuất ngoài khu vực này. Dấu CE thể hiện công bố của nhà sản xuất trong việc tuân thủ nhũng chỉ thị mà EU ban hành. Đối với phần lớn các sản phẩm bán trên thị trường EU, việc
sử dụng dấu CE và việc công bố phù hợp là bắt buộc. Dấu CE hé cửa cho sản phẩm vào thị trường EU, cho phép sản phẩm được tự do lưu hành nhưng đồng thời nó cũng cho phép hải quan và các cơ quan có thẩm quyền thu hồi những sản phẩm không phù hợp. Hướng dẫn thực hiện các chỉ thị thống nhất của EU quy định rõ: “Các nhà sản xuất có trách nhiệm đảm bảo rằng sản phẩm của họ trên thị trường đáp ứng được tất cả các quy định có liên quan. Với những quy định không yêu cầu chứng nhận bắt buộc, các nhà sản xuất vẫn thường xin đăng ký chứng nhận tự nguyện để tự đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng các yêu cầu của luật pháp”. Dấu CE được yêu cầu nhiều nhất với 23 nhóm sản phẩm như: các hệ thống và thiết bị quản lý không lưu, lắp đặt các đường cáp vận chuyển người, các sản phẩm xây dựng, thiết bị điện, các loại thuốc nổ dân dụng, bình nước nóng, tủ lạnh và máy làm đá gia đình, thang máy, máy móc, thiết bị hàng hải, thiết bị vô tuyến và viễn thông đầu cuối, hệ thống đường sắt xuyên châu Âu...
Chỉ thị về an toàn sản phẩm chung 92/59/EC (thường được biết dưới tên Chỉ thị về an toàn sản phẩm) được Cộng đồng châu Âu thông qua ngày 29/6/1992. Và nghị định có hiệu lực hoàn toàn từ tháng 6/1994 và áp dụng cho an toàn sản phẩm khi sản phẩm có mặt lần đầu tiên tại thị trường EU và được kéo dài suốt đời sống có thể có của sản phẩm. Theo Chỉ thị, những nhà sản xuất và phân phối chỉ được kinh doanh những sản phẩm an toàn. Một “sản phẩm an toàn” được định nghĩa là một sản phẩm không có-đặc biệt ở khía cạnh thiết kế, cấu thành, hoạt động, chức năng, bao bì, các điều kiện lắp ráp, bảo trì hay thải hồi, các hướng dẫn xử lý, sử dụng, hoặc các đặc tính khác của sản phẩm-bất cứ một rủi ro trực tiếp hay gián tiếp không thể chấp nhận cho an toàn và sức khoẻ của con người hoặc ảnh hưởng trên các sản phẩm khác hay các phụ tùng của nó. Chỉ thị yêu cầu các sản phẩm cho người tiêu dùng không được có bất kỳ rủi ro không thể chấp nhận nào và cũng yêu cầu những người sử dụng tiềm năng những sản phẩm này được cảnh báo đầy đủ các rủi ro có thể xảy ra. Chỉ thị về an toàn sản phẩm được đặt ra nhằm
vào sản phẩm cho người sử dụng cuối cùng (thực phẩm hay phi thực phẩm) nếu như không có các quy định đặc biệt nào cho những sản phẩm này.
* Quy định về vệ sinh và an toàn thực phẩm
Đối với hàng thực phẩm, EU quy định hết sức chặt chẽ về vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm. Theo Báo cáo của Europa, USDA, đến cuối năm 2000, EU đã có 124 văn bản quy định về chất lượng an toàn và vệ sinh thực phẩm. Chỉ thị 93/43/EC về vệ sinh thực phẩm của EU có hiệu lực vào tháng 11/1996 quy định “các công ty thực phẩm phải xác định từng khía cạnh trong hoạt động của họ đều có liên quan tới an toàn thực phẩm và việc bảo đảm thủ tục an toàn thực phẩm phải được thiết lập, áp dụng, duy trì và sửa đổi trên cơ sở của hệ thống HACCP”. Các công ty sản xuất thực phẩm sẽ phải hiểu và phải chống lại các nguy cơ có liên quan đến sản xuất thức ăn ở mọi công đoạn, từ nuôi trồng, chế biến, sản xuất, phân phối đến tiêu thụ. Đấy là những rủi ro sinh học vĩ mô (súc vật), vi mô (vi rút, vi khuẩn, mốc), độc tố (phóng xạ hoá học và thuốc trừ sâu) hay vật chất (gỗ, kim loại, thuỷ tinh, nhựa, xơ).
Tiêu chuẩn HACCP là rất quan trọng đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài vì các nhà nhập khẩu của EU sẽ yêu cầu các nhà cung cấp phải thực hiện HACCP. Riêng đối với ngành thuỷ sản, theo quy định của Chỉ thị 91/492/EEC thì các nhà sản xuất thuỷ sản buộc phải thực hiện HACCP thì mới được xuất khẩu sang EU. Đối với các sản phẩm trồng trọt, EU đang xây dựng các hướng dẫn về Quy trình canh tác nông nghiệp đảm bảo (GAP). GAP gồm các tiêu chuẩn về quản lý ruộng vườn, sử dụng phân bón, bảo vệ mùa màng và dùng thuốc trừ sâu, thu hoạch và sau thu hoạch, sức khoẻ và an toàn công nhân. Và sắp tới trong tương lai gần, quy trình này sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các nhà xuất khẩu, các nhà cung cấp hoa quả và rau tươi.
Đối với các phụ gia thực phẩm, ở các nước EU, các phụ gia thực phẩm được chấp nhận đều mang số hiệu nhận biết, trước số hiệu là chữ E. Các phụ gia thực phẩm
phải được ghi nhãn trong danh sách các thành tố trên bao bì bằng cách cho biết tên hay số hiệu E của nó. EU đã ban hành các Chỉ thị đặt ra các yêu cầu đối với các chất làm ngọt (Chỉ thị 94/35/EEC), phẩm màu (Chỉ thị 94/36/EEC) và các phụ gia thực phẩm khác (Chỉ thị 95/2/EEC) để sử dụng cho thực phẩm.
Ngoài ra, EU còn có các luật khác điều chỉnh về mức độ tối đa thuốc trừ sâu không phân huỷ, kim loại nặng, nhiễm độc vi sinh và phóng xạ...
Về các yêu cầu dư lượng chất trong các sản phẩm, EU đưa ra giới hạn đối với các chất như aflatoxin, chloramphenicol, nitrofuran. Tháng 1/1998, EU công bố với WTO một đề nghị xác lập những giới hạn tối đa mới đối với aflatoxin trong một số sản phẩm gồm một số hạt, sữa, lạc, hoa quả khô. Mới đây, EU đã tuyên bố mức dư lượng bằng không đối với chất chloramphenicol và nitrofuran trong tôm. Lô hàng nào mà bị phát hiện có dư lượng kháng sinh sẽ bị tiêu huỷ vô điều kiện tại cảng đến. Những giới hạn mới được đưa ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc nhập khẩu một số sản phẩm vào EU trong khi không tạo thêm được sự bảo vệ nào đối với người tiêu dùng. Hiện nay, EU chỉ cho phép sử dụng 4 loại kháng sinh làm chất kích thích tăng trưởng cho gà, gà tây, lợn và bò. EU kiểm tra dư lượng kháng sinh trong sản phẩm vô cùng chặt chẽ. Hơn nữa, EU còn đưa ra thủ tục mới về lấy mẫu dẫn tới một số lượng lớn hàng hoá bị từ chối mặc dù những hàng hoá này được các nước xuất khẩu coi là an toàn trên thực tế.
Về nhãn mác của sản phẩm, đối với hàng thực phẩm đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, thành phẩm, trọng lượng, thời gian và cách sử dụng sản phẩm, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản và sử dụng, mã số và mã vạch để nhận dạng lô hàng. Đối với thực phẩm biến đổi gen, EU có quy định với các yêu cầu chi tiết trong việc đặt nhãn mác cho tất cả các loại thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm chế biến mới bao gồm cả các thực phẩm được làm từ các chất biến đổi gen. Đối với nhãn/mác thịt bò, từ 31/8/1998, nhãn mác trên thịt bò đóng gói để bán cho người tiêu dùng phải được EU và các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành
viên phê chuẩn, nhằm cung cấp cho người tiêu dùng các thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm.
* Tiêu chuẩn vệ sinh đối với thuỷ hải sản nhập khẩu
Riêng về hàng thuỷ sản nhập khẩu, EU có hai chỉ thị: Chỉ thị 91/493/EEC quy định các điều kiện y tế đối với việc sản xuất và đưa hàng vào thị trường thuỷ sản nói chung và Chỉ thị 91/492/EC quy định các điều kiện nghiêm ngặt đối với động vật thân mềm hai mảnh vỏ sống. Theo Chỉ thị 91/493/EC ban hành tháng 6/1993, thì các doanh nghiệp tại các nước xuất khẩu phải có điều kiện tương đương như các doanh nghiệp của nước nhập khẩu và phải được cơ quan kiểm tra chất lượng của EU công nhận. Các nước ngoài liên minh châu Âu muốn xuất khẩu thuỷ sản vào EU phải đạt ba điều kiện:
Một là tương đương về luật lệ kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh. Hai là tương đương về cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm
soát chất lượng và an toàn vệ sinh với tổ chức có cùng chức năng trong EU. Ba là các doanh nghiệp trong danh sách xuất khẩu thuỷ sản vào EU phải tương đương doanh nghiệp sản xuất cùng loại của EU về điều kiện an toàn vệ sinh phần cứng và phần mềm.
Để đạt được những điều kiện tương đương này là rất khó khăn ngay cả với những nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Australia...Và kể từ 1/1/2000, chỉ những nước đáp ứng đủ các điều kiện tương đương mới được cho phép hoàn toàn xuất khẩu thuỷ sản vào EU (gọi là danh sách I). Còn những nước chưa đáp ứng được đầy đủ các điều kiện đó thì EU xếp vào danh sách các nước được phép xuất khẩu có điều kiện hoặc danh sách các nước bị cấm xuất khẩu.
Nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, EU đã ban hành 16 quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các loại thuỷ sản nhập khẩu. Đó là các quy định về tiêu chuẩn nuôi trồng, chế biến, tồn trữ và vận chuyển cá, về hệ thống kiểm tra HACCP, về dư lượng tối đa các chất độc hại (thuỷ ngân, TVB-n, chì, cadmium,
kháng sinh...) trong sản phẩm. Ngoài ra còn có quy định về dán nhãn sản phẩm. Từ 1/1/2002, các loại thuỷ hải sản bày bán trên thị trường EU phải dán nhãn mang các nội dung sau: tên thương mại của hải sản, tên nước xuất xứ, phương thức sản xuất (đánh bắt ở vùng nước nào hay nuôi trồng...), cách chế biến, cách bảo quản, kích cỡ, trọng lượng, thành phần, hạn sử dụng, khuyến cáo, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu. Sản phẩm nhập khẩu vào EU phải chịu sự kiểm tra chặt chẽ gồm ba bước: kiểm tra chứng từ vệ sinh y tế, kiểm tra sự đồng nhất giữa chứng từ và sản phẩm, kiểm tra trên sản phẩm (đóng gói, nhiệt độ tồn