Khái quát chung về thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn "RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ NƯỚC CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIÚP VIỆT NAM VƯỢT RÀO CẢN " doc (Trang 47 - 49)

II. Mỹ

1. Khái quát chung về thị trường Mỹ

Giành độc lập vào năm 1776 và thông qua Hiến pháp năm 1789, Mỹ đã trở thành một nước dân chủ. Trong thế kỷ 19, nhiều bang mới đã được sáp nhập vào cùng với 13 bang ban đầu làm cho nước Mỹ được mở rộng trên lục địa Bắc Mỹ và một số vùng lãnh thổ xa bờ khác. Nền kinh tế Mỹ được đặc trưng bằng sự tăng trưởng vững chắc, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát thấp, sự phát triển nhanh chóng về khoa học và công nghệ.

Hiện nay, Mỹ đang là một nền kinh tế hùng mạnh nhất trên thế giới. Năm 2002, với GDP đạt 10.400 tỷ USD, Mỹ là nước có GDP lớn nhất thế giới. Giá trị GDP trên đầu người của Mỹ năm 2002 là 37.600 USD (5), đứng thứ bảy trên thế giới. Mỹ có một nền kinh tế thị trường năng động với mức độ cạnh tranh gay gắt. Mỹ luôn là người đi đầu trong việc phát triển và áp dụng các thành tựu công nghệ tiên tiến, hiện đại đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, y học, công nghệ vũ

trụ... Và hiện nay, Mỹ cũng là nước có nền khoa học công nghệ phát triển nhất thế giới.

Mỹ đứng đầu thế giới về công nghiệp. Ngành công nghiệp của Mỹ có đặc điểm là đa dạng và phát triển về công nghệ. Các ngành công nghiệp chính của Mỹ gồm có dầu khí, thép , công nghiệp ô tô, hàng không, bưu chính viễn thông, hoá chất, điện tử, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến gỗ... Ngành nông nghiệp của Mỹ cũng rất phát triển nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học vào trong sản xuất. Các sản phẩm nông nghiệp chính gồm lúa mỳ, các loại hạt, ngũ cốc, quả, rau, bông sợi, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, các loại sữa, lâm sản và thuỷ sản. Ở Mỹ, các công ty lớn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Mỹ có những tập đoàn kinh tế hết sức lớn mạnh đứng đầu thế giới trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Các khoản chi tiêu khổng lồ của Chính phủ cũng góp phần rất lớn trong việc điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển. Trong thương mại quốc tế, Mỹ có ảnh hưởng rất lớn. Mỹ đối tác thương mại lớn nhất của các nước trên thế giới. Năm 2002, Mỹ đã xuất hàng ra thị trường nước ngoài với trị giá 687 tỷ USD và nhập về các hàng hoá trị giá 1.165 tỷ USD (5) (tính theo giá fob). Với số dân hơn 278 triệu người và mức thu nhập bình quân đầu người cao, nhu cầu tiêu dùng của cả nền kinh tế lớn, Mỹ đang là thị trường nhập khẩu lớn nhất hiện nay. Hơn nữa, so với các thị trường khác như EU hay Nhật Bản thì Mỹ được coi là thị trường tương đối dễ tính nên là thị trường mục tiêu cho rất nhiều nước. Nói như thế không có nghĩa là các nhà xuất khẩu có thể dễ dàng tiếp cận thị trường Mỹ mà thực tế khi tiếp cận thị trường này các nhà xuất khẩu gặp phải rất nhiều khó khăn. Trước hết là bởi hệ thống luật pháp của Mỹ hết sức phức tạp ngoài luật pháp chung của Liên bang, mỗi bang đều có các luật riêng khác nhau, do đó, rất khó để các doanh nghiệp có thể hiểu hết được nên thường gặp phải rắc rối khi thâm nhập thị trường này. Sau đó là vì Mỹ hay lợi dụng vị thế của mình và dựa vào các quy định của WTO sử dụng những biện pháp bảo hộ thị

(5)

trường như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp... và đặc biệt là đặt ra các rào cản kỹ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ. Trong đó, biện pháp sử dụng rào cản kỹ thuật ngày càng được sử dụng phổ biến và thật sự là một chướng ngạivật cho những ai muốn thâm nhập thị trường này.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn "RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ NƯỚC CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIÚP VIỆT NAM VƯỢT RÀO CẢN " doc (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)