- Nguyên nhân khách quan.
3.1.3. Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Hà Nam.
- Mục tiêu tổng quát giai đoạn 2001-2010: Ra sức phát huy nội lực đi đôi với tranh thủ thu hút, khai thác tốt các nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nơng nghiệp tồn diện, vững chắc. Tận dụng mọi cơ hội khai thác thị trường Hà Nội và hoà nhập vào quá trình phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, ổn định, vững chắc.
Kết hợp hài hoà mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
- Phương hướng mục tiêu 5 năm (2001-2005): Đẩy mạnh phát triển sản xuất nơng nghiệp tồn diện, nâng cao chất lượng hiệu quả và đa dạng sản phẩm, đồng thời ưu tiên phát triển công nghiệp-xây dựng, xuất khẩu với tốc độ nhanh để thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả. Tiếp tục sắp xếp và đổi mới, nâng
cao chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNN. Củng cố, tăng cường công tác quản lý các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, phi nông nghiệp hoạt động
hiệu quả theo Luật Hợp tác xã. Tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, tạo tiền
đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Nâng cao năng lực khoa học, công nghệ, giáo
dục-đào tạo, coi trọng phát huy nguồn lực con người. Tích cực giải quyết các vấn
đề bức xúc như việc làm, xố đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Đề ra
các chỉ tiêu sau:
+ Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân 9%/năm.
+ Thu nhập bình quân đầu người đến 2005 đạt 4,5-5 triệu đồng/năm. +Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến 2005 có tỷ trọng:
Nông nghiệp: 32%
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 34%
Dịch vụ: 34%
+ Giá trị sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm nghiệp, thuỷ sản) tăng bình quân 3,5%/năm.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ cơng nghiệp tăng bình qn 13- 14%/năm.
+ Doanh số thương mại và dịch vụ tăng bình quân 12%/năm. + Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân trên 10%.
+ Tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh bình quân trên 8%/năm (tương ứng 6-7% GDP)
- Công tác Ngân hàng: Tiếp tục, mở rộng mạng lưới hoạt động ngân hàng
xuống các vùng nông thôn, miền núi, đảm bảo đủ nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu huy động vốn tại chỗ tăng bình quân 8%/năm, tổng dư
nợ tín dụng tăng bình qn 10-11%/năm. Tiếp tục chấn chỉnh hoạt động ngân
hàng, quỹ tín dụng nhân dân đảm bảo an toàn hiệu quả. Đẩy mạnh hoạt động quỹ hỗ trợ phát triển để thúc đẩy đầu tư thơng qua các hình thức: Cho vay đầu tư với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh đầu tư.
- Phát triển kinh tế nhiều thành phần: Phấn đấu đến năm 2002 cơ bản hoàn
thành sắp xếp và đổi mới các DNNN. Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng
phát triển, mở rộng các loại hình kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại, doanh nghiệp tư nhân theo Luật doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích kinh
Thương mại dịch vụ- Vận tải; giữa doanh nghiệp và kinh tế hộ, giữa hợp tác xã và chủ trang trại. Tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và kinh tế tư nhân phát triển, có cơ chế khuyến khích về vốn, công nghệ, thị trường, tăng cường quản lý các doanh nghiệp, định hướng cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
3.1.4. Định hướng hoạt động của NHCT Hà Nam.
Xuất phát từ những nhận định và đòi hỏi của thực tế trên, định hướng hoạt
động của NHCT Hà Nam trong năm 3 năm (2002-2004) như sau:
- Tiếp tục tăng trưởng các chỉ tiêu cơ bản hàng năm: + Tổng dư nợ hàng năm tăng: 20-25%
+ Nguồn vốn tăng hàng năm: 20-25%
+ Chênh lệch thu chi tăng 5% kế hoạch NHCT Việt Nam giao hàng năm. + Nợ quá hạn dưới 5%.
- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, đa dạng hố các hình thức tín
dụng, xác định thị trường công nghiệp, dịch vụ và thương mại, hộ sản xuất kinh doanh là thị trường và khách hàng truyền thống. Các hoạt động tín dụng phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm gốc. Coi trọng việc đầu tư các dự án lớn, các dự án đồng tài trợ, lấy hiệu quả làm thước đo chính, cho vay thu hồi được đầy đủ cả gốc
và lãi, tăng tỷ lệ cho vay có đảm bảo, giảm tỷ lệ cho vay tín chấp.
- Củng cố và phát triển thị phần trên các địa bàn đang hoạt động. Chú trọng các dự án đầu tư lớn, tập trung khảo sát thị trường và khách hàng, tìm kiếm đầu tư kéo mơ hình kinh tế mới tạo ra sản phẩm mới cho xã hội. Củng cố và mở thêm chi nhánh ngân hàng cấp III, các bàn giao dịch tiết kiệm các phịng giao dịch ở nơi
đơng dân cư.
- Tăng cường tiếp thị các hoạt động Marketing, phát triển và giữ vững
khách hàng có tín nhiệm, quan hệ lâu dài với Ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng phải thực sự có tính cạnh tranh, nâng cao tính cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, cải tiến phong cách, lề lối phục vụ tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng, đặc biệt là các dịch vụ có quan hệ giao dịch hoạt động khá, đã và đang có quan hệ tốt.
- Mở rộng hoạt động đối với khách hàng thuộc các vùng nông nghiệp nông thôn, vùng nghề, làng nghề, các khu công nghiệp mới các hộ kinh doanh công thương nghiệp. Phát triển các dịch vụ kinh doanh mới đối với NHCT Hà Nam như
thanh toán quốc tế, tăng tỷ trọng cho vay tiêu dùng và các hoạt động dịch vụ khác. - Nguồn vốn kinh doanh của NHCT Hà Nam xác định chủ yếu là nguồn vốn tự huy động trên địa bàn, theo các hình thức đa dạng từ dân cư và xã hội. Tái đầu tư quay vòng triệt để nguồn vốn cho vay tài trợ uỷ thác hiện đang quản lý, sẵn sàng giải ngân khi có nguồn vốn. Khơi tăng nguồn cho vay sinh viên, cho vay theo chỉ
đạo Chính phủ, tín dụng Việt Đức, tín dụng ưu đãi tạo việc làm ... và các tổ chức
kinh tế xã hội trên địa bàn.
- Mở rộng kinh doanh đa năng như kinh doanh hối đoái, chi trả kiểu hối, kinh doanh vàng bạc đá quý, dịch vụ thanh toán bằng thẻ, các dịch vụ thanh toán khác dịch vụ thu hộ, chi hộ tiền mặt cho khách hàng, dịch vụ trả lương cho công nhân, cán bộ đối với khách doanh nghiệp và tổ chức kinh tế- xã hội.
- Coi trọng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, khắc phục những tồn tại, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tệ tham nhũng, tệ phiền hà, ngăn chặn những hành vi lợi dụng tham ơ. Tích cực đào tạo và đào tạo lại cán bộ cho phù hợp với địi hỏi trong tình hình kinh doanh có nhiều biến đổi mới, nhằm nâng cao năng lực của toàn chi nhánh.
- Từng bước hoàn thiện và hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng, tăng cường
cơ sở vật chất - trụ sở giao dịch , phấn đấu trở thành một NHTM hàng đầu trên địa bàn.