Ứng dụng Marketing vào hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHCT Hà Nam pdf (Trang 78 - 79)

Trong 12 năm đổi mới, hoạt động trong cơ chế thị trường, bên cạnh sự có mặt của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng cổ phần, các NHTM Nhà nước đã tích cực cải tạo hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng. Tuy nhiên,

hiệu quả cịn hạn chế vì hầu hết các NHTM chưa thực sự chú trọng marketing bằng việc đi sâu xử lý kỹ thuật nghiệp vụ, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Mặt khác sự ứng dụng marketing còn thiếu bài bản, mới thể hiện ở bề nổi như

quảng cáo, khuyến mại, sử dụng công cụ lãi suất, mà chưa thực sự chú trọng kết hợp các chức năng chủ lực, có ý nghĩa quyết định sự thành công trong thực hành martketing như nghiên cứu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, nâng cao

chất lượng dịch vụ ngân hàng. Để có hiệu quả ứng dụng marketing trong hoạt động ngân hàng, chi nhánh phải tập trung vào những nỗ lực sau:

+ Lý luận marketing phải thâm nhập vào tất cả các bộ phận từ quản lý tới giao dịch, tất cả các nhân viên ngân hàng, với phương châm tất cả cùng hợp sức để

đáp ứng tốt nhất những mong đợi của khách hàng. Các cán bộ quản lý phải có khả

năng phân tích, dự báo và nhậy bén với nhu cầu thị trường ngân hàng.

+ Tích cực chủ động trong quan hệ với khách hàng (kể cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng). Đây là bài học từ thực tế hoạt động của các chi

nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam kể cả trong những giao dịch đơn giản nhất.

+ Tạo mơi trường kinh tế ngồi quốc doanh nhất là các hộ sản xuất kinh doanh, kinh tế nông nghiệp, nông thơn là mơi trường có mặt bằng dân trí thấp, người dân có tính thực tế cao. Martketing trong hoạt động ngân hàng ngoài quảng cáo, tuyên truyền, phải chú trọng đến chất lượng của các giao dịch đối với người dân, chính người dân khi tin tưởng trong quan hệ giao dịch với ngân hàng lại là những tuyên truyền viên cho ngân hàng có hiệu quả cao nhất trong cộng đồng và môi trường của họ.

Hoạt động ngân hàng phải coi marketing vừa là công cụ phòng ngừa rủi ro từ xa vừa là nhân tố đem lại hiệu quả thiết thực và toàn diện hơn trong tương lai.

3.2.2. Tăng cường các biện pháp khơi tăng nguồn vốn huy động trên địa

bàn.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHCT Hà Nam pdf (Trang 78 - 79)