III.3 GIAI ĐOẠN TỔNG HỢP, KẾT LUẬN VÀ LẬP BÁO CÁO

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quá trình kiểm toán (Trang 30 - 34)

III.3.1 Soát xét sự phê duyệt, phát hành Báo cáo kiểm toán và thư quản

Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán và Chủ nhiệm kiểm toán chịu trách nhiệm hoàn thành mẫu này bằng cách đánh dấu (x) vào những công việc đã

thực hiện. Bất kể một công việc nào chưa được thực hiện, hoặc thực hiện chưa được thỏa mãn thì người soát xét phải yêu cầu nhóm kiểm toán cần phải giải trình hoặc xem xét, đánh giá lại ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán.

KTV trình bày theo mẫu B110. (Xem Phụ lục 23)

III.3.2. Soát xét chất lượng của thành viên BGĐ độc lập

Các thủ tục đề cập trong bước công việc cần được thực hiện để đảm bảo cuộc kiểm toán đã có được sự tham vấn cần thiết đối với những vấn đề phức tạp, rủi ro cao và sự tham vấn này đã được lưu hồ sơ đúng đắn.

Các công ty trong chính sách kiểm soát chất lượng của mình cần tự xác định rõ các cuộc kiểm toán cần phải được thành viên BGĐ độc lập. Thông thường, những cuộc kiểm toán có một trong các đặc điểm sau sẽ phải được soát xét bởi thành viên BGĐ độc lập:

- Cuộc kiểm toán được đánh giá có mức độ rủi ro cao như các công ty niêm yết, ngân hàng, công ty môi giới hoặc các công ty có độ rủi ro cao khác như hướng dẫn tại Mẫu A110, A120;

- Công ty bổ nhiệm thành viên mới BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán hoặc chủ nhiệm kiểm toán mới;

- Thành viên khác của BGĐ hoặc văn phòng khác của Công ty hoặc chuyên gia bên ngoài có nhiều kinh nghiệm kiểm toán trong lĩnh vực hoạt động của khách hàng;

- Khách hàng được kiểm soát bởi một hoặc nhiều cơ quan của Chính phủ; - Ngành nghề hoạt động của khách hàng đang suy thoái;

- Ý kiến kiểm toán dự định phát hành không phải là ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần (ý kiến ngoại trừ, ý kiến từ chối hoặc ý kiến không chấp nhận);

- Chưa chắc chắn giữa hai loại ý kiến kiểm toán là: chấp nhận toàn phần hay không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần; hoặc tranh chấp giữa ý kiến ngoại trừ hay không chấp nhận;

Sau khi có ý kiến kết luận của thành viên BGĐ/Partner, chuyên gia độc lập này, thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán sẽ có ý kiến cuối cùng về loại ý kiến kiểm toán của khách hàng này.

KTV trình bày theo mẫu B120. (Xem Phụ lục 24)

III.3.3. Báo cáo tài chính và Báo cáo kiểm toán năm nay

Báo cáo kiểm toán thực hiện vào giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán, sau khi kết thúc các thủ tục kiểm toán theo quy định.

KTV lập theo mẫu:

• B310 - Báo cáo kiểm toán (dạng chấp nhận toàn phần)

• B311 - Báo cáo kiểm toán (dạng chấp nhận từng phần do hạn chế phạm vi kiểm toán)

• B312 - Báo cáo kiểm toán (dạng chấp nhận từng phần do bất đồng trong xử lý)

• B313 - Báo cáo kiểm toán (dạng từ chối đưa ra ý kiến)

• B314 - Báo cáo kiểm toán (dạng trái ngược)

III.3.4 Tổng hợp kết quả kiểm toán

Tổng hợp các vấn đề phát sinh tại từng tài khoản trọng yếu, các bút toán đề nghị điều chỉnh, trao đổi và thống nhất với khách hàng về các nội dung này. Đặc biệt phải trả lời về việc các rủi ro phát hiện trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán đã được xử lý chưa.

Xem xét mức trọng yếu đã xác định trong giai đoạn lập kế hoạch liệu có còn phù hợp ở giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán hay không.

Tóm tắt các vấn đề cần lưu ý trong cuộc kiểm toán năm sau. KTV trình bày theo mẫu B410. (Xem Phụ lục 25)

III.3.5 Các vấn đề cần giải quyết trước ngày phát hành BCKT

Tổng hợp các vấn đề cần giải quyết trước ngày phát hành BCKT, như: các tài liệu còn thiếu mà khách hàng cam kết sẽ cung cấp bổ sung, danh sách các thư xác nhận chưa quay về,…

KTV cần đảm bảo thu thập được đầy đủ các thông tin, tài liệu cần thiết và giải quyết hết các vấn đề trước khi phát hành BCKT. Trường hợp không giải quyết

thỏa đáng các vấn đề nêu tại Mẫu này, KTV cần xem xét ảnh hưởng đối với ý kiến kiểm toán. KTV trình bày theo mẫu B430. (Xem Phụ lục 26)

III.3.6 Thư giải trình của BGĐ khách hàng

Thư giải trình này cần có cam kết trong hợp đồng kiểm toán và nên gửi cho khách hàng ngay khi cuộc kiểm toán bắt đầu. Khi kết thúc cuộc kiểm toán hoặc khi phát sinh các vấn đề trọng yếu cần có ý kiến giải trình của BGĐ, Thư giải trình này nên được sửa đổi cho phù hợp với các vấn đề phát sinh thực tế và hướng dẫn của của Chuẩn mực kiểm toán VSA 580. Thư giải trình sau khi sửa đổi cùng với danh mục bút toán không điều chỉnh (B370) cần được đại diện khách hàng ký và gửi cho công ty kiểm toán.

Ngày của thư giải trình tốt nhất là nên cùng với ngày ký báo cáo kiểm toán. Thư giải trình là bằng chứng kiểm toán quan trọng cần được lưu giữ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quá trình kiểm toán (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w