Thực tế công tác kiểm toán chu trình mua vào và thanh toán trong BCTC tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quá trình kiểm toán (Trang 39 - 43)

trong BCTC tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC

Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán, đồng thời để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên BCTC, quy trình kiểm toán BCTC do công ty AAC thực hiện qua ba giai đoạn sau: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và hoàn thành cuộc kiểm toán.

II.1 Lập kế hoạch kiểm toán:

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo điều kiện cần thiết cho các cuộc kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán đã được quy định rõ ràng trong các chuẩn mực kiểm toán hiện hành, chuẩn mực kiểm toán thứ tư trong mười chuẩn mực kiểm toán được thừa nhận rộng rãi (GAAS) đòi hỏi: “công ty kiểm toán phải được lập kế hoạch đầy đủ và các trợ lý (nếu có) phải được giám sát đúng đắn”. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 mục 2, nêu rõ: Kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo được rằng cuộc kiểm toán đã được tiến hành một cách có hiệu quả”.

II.1 Tìm hiểu chung về khách hàng:

Sau khi nhận được lời mời kiểm toán AAC tiến hành xem xét trên một số mặt cơ bản như tính độc lập của AAC với khách hàng, tính liêm chính của ban quản trị, hệ thống kế toán của khách hàng nhằm xem xét về khả năng có nên chấp nhận lời mời kiểm toán này hay không. Đây là công việc đầu tiên của mỗi cuộc kiểm toán với mục đích có cái nhìn chung nhất về hoạt động kinh doanh, các chính sách, quy định mà khách hàng đang áp dụng qua đó đánh giá được rủi ro tiềm tàng. Công ty CP XYZ là một khách hàng cũ nên công ty kiểm toán sử dụng Mẫu A120

(Xem phụ lục 1).

Trên cơ sở tìm hiểu thông tin về khách hàng, công ty gửi thư chào hàng, báo giá. Nếu AAC thỏa thuận được với khách hàng về phí kiểm toán và các điều khoản khác thì hợp đồng được ký kết. (Mẫu A210).

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---o0o---

Số: /2010/ HĐKT

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 12 năm 2010 (1)

HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN

(V/v: Kiểm toán báo cáo tài chính năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010 của Công ty CP XYZ)

• Căn cứ Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 và luật Thương mại số 36/2005/QH11 được nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005;

• Căn cứ Nghị định 105/2004/NĐ - CP ngày 31/03/2004 của Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về Kiểm toán độc lập và Thông tư số 64/2004/TT- BTC ngày 29/06/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2009 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập;

• Căn cứ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán. • Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên.

Hôm nay, tại văn phòng Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, chúng tôi gồm: Hợp đồng này được lập bởi và giữa các Bên:

BÊN A : CÔNG TY CỔ PHẦN XYZ (Dưới đây gọi tắt là Bên A)

Người đại diện : Ông PHAN VĂN LƯƠNG

Chức vụ : Giám đốc

Địa chỉ : Số 1, Đường Hùng Vương, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Điện thoại : (0514) 234567

Fax : (0514) 345678 Mã số thuế : 3300345678 Tài khoản số : 2345.7890.2346

Tại Ngân hàng : Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Thừa Thiên Huế

BÊN B: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ABC (Dưới đây gọi tắt là Bên B)

Người đại diện : Ông NGUYỄN TRỌNG HIẾU

Chức vụ : Phó Tổng Giám đốc

Địa chỉ : 217 Nguyễn Văn Linh, TP Đà Nẵng Điện thoại : (0511) 3 655 886;

Fax : (0511) 3 655 887 Email : aac@aac.vnn.vn

Mã số thuế : 0400100707 Tài khoản số : 0041.00000.1431

Tại Ngân hàng : Ngân hàng Ngoại Thương VN- chi nhánh Đà Nẵng

ĐIỀU 1 : NỘI DUNG DỊCH VỤ

Bên B đồng ý cung cấp cho Bên A dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của Bên A cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010.

ĐIỀU 2: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

Trách nhiệm của Bên A:

Bên A có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng từ, tài liệu kế toán và các tài liệu có liên quan khác đến cuộc kiểm toán. Đồng thời cử cán bộ có liên quan cùng phối hợp trong quá trình kiểm toán.

Báo cáo tài chính dùng để kiểm toán phải được Bên A ký và đóng dấu trước khi cung cấp cho Bên B.

Thanh toán đầy đủ phí dịch vụ kiểm toán và các phí khác (nếu có) cho bên B theo Điều 4 của hợp đồng này.

Trách nhiệm của Bên B:

Đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán hiện hành;

Cử các kiểm toán viên và chuyên gia đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện cuộc kiểm toán và tư vấn công tác tổ chức kế toán.

Sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán sẽ cung cấp cho Bên A báo cáo kiểm toán cùng với các báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Trong trường hợp cần thiết, sẽ phát hành Thư quản lý đề cập đến những hạn chế cần khắc phục và ý kiến đề xuất của KTV nhằm cải tiến công tác kế toán và hệ thống KSNB tại DN. Số lượng Báo cáo kiểm toán được phát hành là 5 bản trong đó lưu lại 1 bản và giao cho Bên A 04 bản.

Cung cấp thông tin về kinh tế, tài chính kế toán dưới dạng bản tin hàng tháng và thực hiện tư vấn nghiệp vụ chuyên ngành khi Bên A có nhu cầu.

ĐIỀU 3: THỜI GIAN TIẾN HÀNH KIỂM TOÁN

Thời gian tiến hành kiểm toán dự kiến trong 6 ngày. Thời gian bắt đầu kiểm toán do Bên A đề nghị nhưng phải thông báo trước cho Bên B ít nhất 10 ngày.

Thời gian phát hành Báo cáo kiểm toán dự kiến trong vòng 15 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm toán tại doanh nghiệp.

ĐIỀU 4: GIÁ PHÍ KIỂM TOÁN

Bên A đồng ý trả cho bên B số tiền dưới đây để thực hiện công việc ghi ở Điều 1. Phí kiểm toán 50.000.000

Tổng cộng 55.000.000 (Bằng chữ: năm mươi lăm triệu đồng chẵn) Phương thức thanh toán:

Thanh toán bằng chuyển khoản qua Ngân hàng Ngoại thương VN, chi nhánh Đà Nẵng.

Thời điểm thanh toán:

Bên A tạm ứng 50% giá trị hợp đồng khi Bên B bắt đầu cuộc kiểm toán, số tiền còn lại (50%) sẽ được thanh toán đầy đủ khi Bên B bàn giao báo cáo kiểm toán cho Bên A.

ĐIỀU 5: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ và chính xác các điều khoản đã được ghi trong hợp đồng này. Trang quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc sẽ thông báo kịp thời cho nhau để cùng bàn biện pháp giải quyết. Trường hợp hai bên không tự mình giải quyết được thì thống nhất chọn Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng làm nơi phân xử.

Hợp đồng này gồm 03 trang, được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản. Hợp đồng này có hiệu lực sau khi hai bên đã ký.

Đại diện Bên A Đại diện Bên B

CÔNG TY CP XYZ

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾTOÁN TOÁN

Giám đốc Giám đốc

(đã ký)

PHAN VĂN LƯƠNG

(đã ký)

NGUYỄN TRỌNG HIẾU

II.3. Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán (Mẫu A230_Xem phụ lục 2)

II.4. Thông tin và tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp (Mẫu A240_Xem phụ lục 3)

II.5. Cam kết về tính độc lập của thành viên trong nhóm kiểm toán (Mẫu số A260_Xem phụ lục 4)

II.6. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

Bước tiếp theo sau khi đã chấp nhận kiểm toán cho công ty khách hàng và đã ký hợp đồng thì công ty Kểm toán và kế toán AAC sẽ thực hiện tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động. (Mẫu số A310_Xem phụ lục 5)

II.7. Tìm hiểu chu trình mua vào và thanh toán CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN

Tên khách hàng: Công ty CP XYZ

Ngày khóa sổ: 31/12/2010

Nội dung: TÌM HIỂU CHU TRÌNH MUA HÀNG, PHẢI TRẢ, TRẢ TIỀN

Tên Ngày

Người thực hiện Thiện 17/03/2011

Người soát xét 1 Trần Hiền 17/03/2011

Người soát xét 2

A. MỤC TIÊU:

(1) Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình KD quan trọng; (2) Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của chu trình KD này;

(3) Quyết định xem liệu có thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB; (4) Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả.

B. CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN:

1. Hiểu biết về các khía cạnh kinh doanh chủ yếu liên quan tới mua hàng, phải trả vàtrả tiền trả tiền

Các thông tin khía cạnh kinh doanh liên quan chủ yếu tới mua hàng, phải trả và trả tiền bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau: Các loại hàng hóa hoặc nguyên vật liệu chủ yếu mà DN thường mua (phân loại theo cách thức phù hợp với nhu cầu quản lý của DN), các đặc thù của hàng DN mua (chủng loại, giá trị, hàng thời vụ, hàng dễ hư hỏng, hàng có sẵn trên thị trường hay đặc thù riêng…); các phương thức mua hàng của DN (nhập khẩu, mua trong nước, đấu thầu, chỉ định thầu), mua qua nhà cung cấp cố định hay vãng lai; các nhà cung cấp chủ yếu của DN; phương thức lựa chọn nhà cung cấp; DN và các nhà quản lý chủ chốt có độc lập với các nhà cung cấp chủ yếu hay không; các cam kết mua hàng và các hợp đồng mua dài hạn; chu trình thanh toán; các tài sản thế chấp; chính sách cấp tín dụng thương mại của nhà cung cấp, chiết khấu, giảm giá; thanh toán cho nhà cung cấp bằng tiền mặt hay tiền gửi, tỷ lệ của mỗi loại giao dịch; các thủ tục kiểm soát đối với việc thanh toán bằng tiền mặt…

Hoạt động chính của công ty chủ yếu là cung cấp vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép và kinh doanh xăng dầu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán trong quá trình kiểm toán (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w