Tình hình công tác xây dựng công trình tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng của công ty TNHH vương đô (Trang 29)

Ngành xây dựng đang được coi là những ngành mũi nhọn chủ chốt, đóng vai trò quan trọng chủ chốt trong toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Hàng năm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, của doanh nghiệp của người dân dành cho xây dựng là rất lớn, chiếm từ 25 - 30% GDP. Vì vậy, chất lượng công trình xây dựng là vấn đề cần được hết sức quan tâm, nó có tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế, đời sống của con người. Trong năm qua - 2011 số lượng và qui mô công trình đều tăng nhanh (khoảng gần 50.000 công trình trên cả nước), trong đó áp đảo là công trình dân dụng với 51%, công trình giao thông chiếm 19%, tiếp theo đó là công nghiệp (11%), thủy điện (9%) và hạ tầng kỹ thuật (10%). Nhiều công trình giao thông đã hoàn thành đưa vào sử dụng đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân, phục vụ cho an ninh quốc phòng, đáp ứng nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Giải quyết được nhiều vấn đề cho xã hội: tạo ra công ăn việc làm cho hàng vạn người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo…

Tuy nhiên, thực trạng gây nhiều sự chú ý tới người dân đó là việc các công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng vẫn được đưa vào sử dụng bất kể đến sự an toàn của người dân có thể kể đến hàng loạt các công trình phục vụ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, khi mới được đưa vào sử dụng đã có những biểu hiện xuống cấp. Ngoài ra hàng loạt vụ tai nạn lao động chết người xảy ra tại các công trình xây dựng cao tầng trong thời gian qua, mà gần đây nhất là tại công trình tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark (Từ Liêm, Hà Nội) đã cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động tại các công trình cao tầng đang bị xem nhẹ.

Về nguyên nhân gây ra sự cố công trình, ngoài những nguyên nhân khách quan thì đa số là do các tố chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức thực hiện việc khảo sát , thiết kế, quản lý dự án, thi công, bảo trì công trình như công tác tư vấn hoặc chỉ đạo thi công không đảm bảo năng lức và kinh nghiệm phù hợp với tính chất và quy mô công trình. Khối các doanh nghiệp xây dựng cơ bản hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh chưa cao, tình trạng kinh doanh kém hiệu quả còn phổ biến, một số các doanh nghiệp kinh doanh còn thua lỗ. Việc tận dụng thiết bị cũ, công nghệ cũ, phương thức quản trị doanh nghiệp theo suy nghĩ, tư duy dập khuôn, lối mòn dẫn đến hạn chế, trong đó có ảnh hưởng đến tiến độ và một số chất lượng công trình.

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH CỦA CÔNG TY TNHH VƯƠNG ĐÔ 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Vương Đô

2.1.1. Sơ lược về Công ty TNHH Vương Đô

-Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH Vương Đô

-Địa chỉ của doanh nghiệp: Khu phố 1 - Thị trấn Yên Ninh - Yên Khánh - Ninh Bình -Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: Vuong Do Company Limited

-Tel : 0303.841.544 - Fax: 0303.751.616 -Email: vdc_corp@yahoo.com

-Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn  Vốn điều lệ: 7.544.524.900 đồng

 Thành viên góp vốn:

Ông Lê văn Chiều, giá trị góp vốn: 4.677.605.438 tương ứng phần vốn góp 62% Ông Vũ văn Trường, giá trị góp vốn: 2.866.919.462 tương ứng phần vốn góp 38% Người đại diện theo pháp luật (chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc): Lê Văn Chiều

Số tài khoản Ngân hàng NN & phát triển nông thôn chi nhánh Huyện Yên Khánh: 3306 201 003719

- Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp: + Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí đúc sẵn + Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa

+ Xây dựng công trình giao thông, dân dụng, thủy lợi + Khai thác đá, cát sỏi, đất sét, thạch cao.

Một số công trình Công ty đang trong quá trình thực hiện có giá trị lớn (Phụ lục)  Một số máy móc thiết bị phục vụ thi công chủ yếu của Công ty (Phụ lục)

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH Vương Đô được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 2700278780 cấp ngày 24-3-2003 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Ninh Bình. Lịch sử phát triển của

công ty gắn liền với những bước đi thăng trầm , để đến nay Công ty đã đã trở thành một khối doanh nghiệp xây dựng mạnh trong tỉnh.

Giai đoạn từ 3/2003- 2005: Trong giai đoạn mới thành lập, công ty mới hình thành dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân nhỏ, vì thế mà hạn chế cũng như những khó khăn trong giai đoạn này công ty gặp phải rất nhiều. Vì mới chỉ là doanh nghiệp tư nhân nên nguồn vốn còn hạn chế, hệ thống tổ chức đang còn đơn giản, đội ngũ cán bộ công nhân viên còn ít mà chưa có kinh nghiệm. Trong thời gian đầu, với tính chất và quy mô còn nhỏ nên công ty mới chỉ tham gia nhận các dự án xây dựng trong huyện- đây là những công trình nhỏ lẻ và có phạm vi thực hiện ngắn trong vòng 1 năm hoặc vài tháng. Với việc hoàn thành công trình theo như đúng yêu cầu của bên phía chủ đầu tư- nhưng chính từ những dự án nhỏ này công ty đã xây dựng được uy tín thương hiệu cho mình. Cùng với đó là những nhiệm vụ đặt ra trước mắt cho công ty làm sao xây dựng được công ty ngày một lớn mạnh, có thể tham gia đấu thầu những dự án lớn hơn, quy mô tổ chức hoàn thiện hơn.

Giai đoạn từ 2005- nay: Đây là giai đoạn đánh dấu bước thay đổi của công ty bằng việc chuyển hình thức từ doanh nghiệp tư nhân sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, với sự cộng tác cùng ông Vũ văn Trường. Lúc này quy mô của công ty đã được mở rộng, các dự án công ty có thể tham gia đấu thầu ở quy mô của tỉnh, nên số các công trình thực hiện trong cùng một thời điểm tăng lên. Đồng thời bộ máy tổ chức cũng được hoàn thiện, cán bộ quản lý cũng đã có kinh nghiệm và năng lực trong ngành nghề, tạo bước phát triển cho công ty. Những công trình đấu thầu mà công ty thực hiện chủ yếu là cầu đường và thủy lợi đã đạt nhiều thành công. Khi quy mô của công ty mở rộng thì lĩnh vực hoạt động được được mở rộng theo, như việc công ty mở thêm nhà xưởng gia công chế tạo cơ khí phục vụ cho chính hoạt động xây dựng. Tuy thế, nhưng ban lãnh đạo công ty xem xét năng lực hiện có, nghiên cứu thị trường và đề ra mục tiêu chiến lược là tập trung chủ yếu vào xây dựng các công trình. Đồng thời cũng đặt ra đặt ra mục tiêu trong thời gian tới quyết tâm thực hiện, hoàn thành và bàn giao các công trình đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu chất lượng.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Lãnh đạo cao nhất của Công ty là Hội đồng thành viên

Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng :

Hội đồng thành viên: hiện có 2 thành viên đều là cá nhân góp vốn vào thành lập công ty. Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ; Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

Giám đốc công ty kiêm Chủ tịch hội đồng thành viên - là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về mọi mặt, thay mặt công ty quyết định những

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN CHỦ TỊCH HĐTV/ GIÁM ĐỐC P. Tổ chức hành chính P. Kế hoạch kỹ thuật P. Kế toán- Tài chính P. Vật tư- Thiết bị Tổ kế hoạch thi công Tổ bảo vệ vật tư công trường Tổ đo đạc thí nghiệm Đội thi công cơ giới Đội thi công xây lắp Các tổ thợ trực thuộc công trường

vấn đề mang tính chất quan trọng liên quan đến hoạt động của công ty về quản lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh. Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty; Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên.

Phòng kế hoạch - kỹ thuật: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. Lập kế hoạch tiến độ trong từng giai đoạn, kiểm tra đôn đốc, nghiệm thu, bàn giao công trình. Lập báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm. Nghiên cứu, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật chuẩn trong thi công xây dựng, xử lý các sai phạm kỹ thuật cho từng công trình và nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật xây dựng mới.

Phòng tài chính - kế toán : Làm nhiệm vụ quản lý công tác tài chính - kế toán, thống kê và hạch toán nội bộ trong Công ty. Đảm bảo các nguồn vốn chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trả lương, thưởng, bảo hiểm và các chế độ thanh quyết toán, nộp ngân sách đầy đủ.

Phòng Tổ chức- Hành chính: Là phòng nghiệp vụ có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc công ty về lĩnh vực tổ chức, quản lý nhân sự, hợp đồng lao động, chế độ chính sách , đào tạo, hành chính quản trị, tổng hợp và tổ chức thực hiện theo lệnh của Giám đốc về các lĩnh vực được phân công. Xây dựng phương án sắp xếp lao động hợp lý, lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, nghiệp vụ và quản lý hồ sơ, lý lịch CBCNV; Thực hiện chế độ, chính sách với người lao động theo đúng quy định của pháp luật, ghi biên bản, lưu giữ và cung cấp thông tin các buổi làm việc cho lãnh đạo công ty khi cần thiết.

Phòng vật tư- thiết bị: là bộ phận nghiệp vụ về quản lý vật tư, thiết bị của công ty, làm nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho giám đốc về các lĩnh vực: mua bán, cấp phát vật tư, quản lý vật tư, đầu tư thiết bị, quản lý thiết bị.

Công tác vật tư: Quản lý theo dõi cấp phát, thu hồi vật tư luân chuyển theo quy chế của công ty. Tham mưu cho giám đốc những biện pháp cần thiết để bảo quản, tiết kiệm vật tư, quản lý cấp phát xăng dầu hàng tháng cho các loại xe tải, xe con giám đốc công tác.

Công tác thiết bị: Quản lý về số lượng và tình trạng kỹ thuật của từng thiết bị trong công ty, lập kế hoạch mua sắm thiết bị hằng năm, tham mưu cho giám đốc trong việc lựa chọn các thiết bị, biện pháp an toàn trong quá trình sử dụng.

2.1.4. Tình hình sử dụng lao động cuả công ty

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng lao động cuả công ty

ĐVT: Người

TT Chức danh/ Năm Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 % +/- % +/- Tổng số lao động 183 198 201 8,2 15 1.5 3 I Đại học, cao đẳng, trung cấp. 37 39 38 5,4 2 -2,6 -1

- Ngành kế toán- tài chính 9 8 8 -11,1 -1 0 0 - Kiến trúc sư 4 4 3 - - -25 -1 - Kỹ sư các ngành xây dựng 24 27 27 1,25 3 0 0 II Số thợ tay nghề 2-7 32 33 29 3,1 1 -12,1 -4 + Bậc 2-3 4 3 5 -25 -1 66,7 2 + Bậc 4-5 11 15 18 -36,4 4 20 3 + Bậc 6-7 17 17 16 - - -5,8 1

III Lao động mùa vụ 114 126 129 10,5 12 2,4 3

(Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch)

Nguồn nhân lực của công ty là vốn quý nhất, trình độ nguồn nhân lực thể hiện ở trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo, trình độ tay nghề của công nhân viên...Trình độ cao kết hợp với công tác bồi dưỡng đào tạo nhân viên sẽ góp phần làm cho chất lượng công trình cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Qua bảng số liệu ta thấy ở bộ phận nhân viên thuộc khối đại học, cao đẳng, trung cấp, là ít có sự biến động, Năm 2010 so với năm 2009 tăng 2 người tương ứng 5,4% ở bộ phận kĩ sư các ngành xây dựng và cầu đường và năm 2011 so với năm 2010 giảm 1 người tương ứng với 2,6 % ở bộ phận kiến trúc sư. Điều này cho thấy khối bộ phận văn phòng và quản lý của công ty trong 3 năm khá ổn định, cũng dễ hiểu khi khối bộ phận này đã có tay nghề và kinh nghiệm tham gia quản lý, tổ chức công trình và được công ty đào tạo, nên khá ổn định. Công ty cũng có những chính sách, biện pháp nhằm giữ chân nguồn lực này.

Có sự biến động lớn hơn cả là khối lao động mùa vụ, năm 2010 so với năm 2009 tăng 10,5 % tương ứng tăng 12 người, và năm 2011 so với năm 2010 tăng 3 người tương ứng tăng 2,4%. Công ty theo xu hướng xây dựng một cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt với các đội khung, đội kỹ thuật và đội thi công cơ giới. Các đội này chỉ bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân bậc cao. Khi có công trình Công ty trực tiếp giao cho từng đội và các đội có nhiệm vụ thuê mướn sử dụng lao động tại địa phương theo hợp đồng hoặc theo công trình. Do vậy số lượng lao động trực tiếp của Công ty chủ yếu là lao động thuê theo hợp đồng ngắn hạn (mang tính mùa vụ) và biến động theo số công trình mà công ty tham gia đấu thầu được. Số lượng lao động này thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng và tiếp cận với máy móc, thiết bị nên dễ xảy ra tai nạn. Việc lập kế hoạch phải cân bằng giữa việc người lao động có cơ hội đi học nâng cao kinh nghiệm với đảm bảo đủ thợ vận hành máy thi công đúng tiến độ đã định.

2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 % +/- % +/-

Doanh thu thuần 109.474 131.369 154.779 2 21.894 17.8 23.410 Giá vốn bán hàng 75.907 93.089 108.416 22.6 17.181 16.5 15326 Lợi nhuận gộp 33.566 38.279 46.363 14 4.713 21.1 8083 Chi phí tài chính 2.864 3.594 4.469 25.4 729 24.3 875 Chi phí quản lý 28.949 32.739 40.161 13 3.789 22.7 7.421 Lợi nhuận trước thuế 1.751 1.945 1.732 11.07 193 -11 -213

Thuế TNDN 490 544 485 11.07 54 -11 -59

Lợi nhuận sau thuế 1.261 1.400 1.247 11.07 139 -11 -153

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đó là kết quả tổng hợp đầy đủ nhất về hoạt động kinh doanh của công ty trong một năm. Qua bảng số liệu tổng hợp 3 năm từ 2009-2010, ta có thể quan sát thấy doanh thu của công ty trong 3 năm gần đây nhất

tăng liên tục, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày một phát triển theo chiều hướng tốt.

Có thể thấy lợi nhuận năm 2010 tăng so với năm 2009 là 139 triệu đồng tương ứng với tăng 11,07%. Mặc dù qua năm 2012 công ty vẫn có mức lợi nhuận là dương nhưng khi so sánh với năm 2010 thì lại giảm 11% tương ứng với 153 triệu đồng. Ta có thể thấy đặc trưng của ngành xây dựng với những công trình có thời hạn kéo dài trong nhiều năm, với những công trình mà công ty đảm nhận có thời gian trung bình từ 1 đến 2 năm, nên trong thời gian năm 2011 công ty bắt đầu đấu thầu được nhiều công trình kéo dài tới 2013 nên chi phí và hoạt động chiếm chi phí lớn như chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh hơn so với năm 2010 là 7.421 triệu đồng.

Năm 2010 cũng là thời gian công ty hoàn thành nhiều dự án công trình theo

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng của công ty TNHH vương đô (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)