Đánh giá hoạt động quản lý máy móc thiết bị của Công ty

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng của công ty TNHH vương đô (Trang 53)

2.5.4.1. Thực trạng hoạt động quản lý máy móc thiết bị của Công ty

Máy móc thiết bị là những tài sản cố định có giá trị lớn trong tổng tài sản của Công ty xây dựng. Máy móc thiết bị có đặc trưng là có trọng lượng lớn, cồng kềnh và giá trị cao. Để đáp ứng cho nhu cầu thi công, Công ty đã đầu tư khá nhiều khá nhiều máy móc thiết bị có chất lượng cao chủ yếu là của Việt Nam và Quốc. Danh mục một số thiết bị thi công của Công ty (Phụ lục trang số1). Tình trạng sử dụng hiện nay của những máy móc thiết bị này là còn tốt có đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu của công trình đề ra.

Vấn đề sử dụng, quản lý và kiểm tra máy móc thiết bị cũng rất quan trọng. Công ty xây dựng một số quy định về vấn đề máy móc thiết bị nhằm đảm bảo thiết bị luôn ở trong trạng thái tốt nhất, khai thác đạt hiệu quả cao.

 Công tác quản lý

Phòng vật tư thiết bị chịu trách nhiệm chung về quản lý máy móc thiết bị của toàn Công ty. Người thợ vận hành máy móc yêu cầu phải được đào tạo đúng nghề nghiệp, cam kết chịu trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật do thiết bị mình quản lý cũng như vận hành, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị máy móc đó.

Các đội chỉ huy công trường tùy theo khối lượng công việc và tính chất công việc lập giấy yêu cầu vật tư, thiết bị thi công trình Giám đốc và phòng Vật tư- thiết bị để có kế hoạch điều phối máy móc trong toàn Công ty một cách hiệu quả nhất.

 Bảo dưỡng sửa chữa

- Hàng quý hoặc 6 tháng, Nhân viên kỹ thuật quản lý thiết bị căn cứ vào Báo cáo tình hình sử dụng thiết bị hàng tháng trong năm và dự kiến tình hình hoạt động của máy móc thiết bị lên Kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ của số thiết bị đến thời hạn bảo dưỡng, sửa chữa trình Trưởng phòng Vật tư Thiết bị và Giám đốc phê duyệt

- Nhân viên quản lý thiết bị thông báo Kế hoạch bảo dưỡng thiết bị cho các bộ phận liên quan.

- Thợ vận hành căn cứ vào Kế hoạch bảo dưỡng hàng quý hoặc 6 tháng, tiến hành bảo dưỡng thiết bị do mình quản lý. Khi thực hiện bảo dưỡng xong thì ghi chép vào “Sổ ghi chép quản lý máy móc- thiết bị”

Sửa chữa thiết bị

- Mọi hư hỏng của máy móc thiết bị tại công trường đều được lập biên bản cụ thể theo mẫu “Biên bản hỏng máy” hoặc lập Giấy đề nghị sửa chữa gửi về Phòng Vật tư- Thiết bị.

- Nhân viên kỹ thuật quản lý thiết bị chịu trách nhiệm tổ chức sửa chữa toàn bộ thiết bị theo kế hoạch sửa chữa định kỳ và thiết bị gặp hư hỏng. Máy móc thiết bị khi đưa vào xưởng sửa chữa, Nhân viên kỹ thuật quản lý thiết bị và Xưởng cơ khí kết hợp với Thợ vận hành trình Trưởng phòng Vật tư Thiết bị và Giám đốc Công ty phê duyệt.

- Đối với thiết bị sửa chữa bên ngoài: Nhân viên kỹ thuật quản lý thiết bị liên hệ với Xưởng sửa chữa bên ngoài tiến hành lập Biên bản kiểm tu, dự trù kinh phí, hợp đồng sửa chữa trình Trưởng Phòng Vật tư Thiết bị và Giám đốc Công ty phê duyệt. Nhân viên kỹ thuật quản lý thiết bị cùng với Thợ vận hành giám sát toàn bộ quá trình sửa chữa thiết bị.

Sau khi sửa chữa xong Nhân viên kỹ thuật quản lý thiết bị, Thợ vận hành tiến hành nghiệm thu, lập văn bản chuyển về Phòng Vật tư- Thiết bị.

Quá trình sửa chữa và thay thế phụ tùng phải được Nhân viên Phòng Vật tư Thiết bị ghi đầy đủ vào “Sổ ghi chép quản lý máy móc - thiết bị” của toàn Công ty và Thợ vận hành ghi vào “Sổ ghi chép quản lý máy móc - thiết bị”của mình.

 Mức thời hạn bảo dưỡng, sữa chữa định kỳ thiết bị

Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và nội dung công việc của từng loại, quy định mức thời hạn bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ như sau:

+ Đối với ô tô thời hạn bảo dưỡng, sửa chữa căn cứ theo số km xe máy.

+ Đối với ô tô chuyên dùng, cần cẩu bánh lốp thời hạn bảo dưỡng, sửa chữa kết hợp cả nhật trình giờ làm việc và số km xe chạy.

+ Đối với cần cẩu bánh xích, máy làm đất, máy bơm bê tông, trạm trộn, máy phục vụ, v.v… thời hạn bảo dưỡng, sửa chữa căn cứ theo nhật trình giờ làm việc.

 Lưu trữ hồ sơ

- Các Quyết định phân công nhiệm vụ, Cam kết sử dụng thiết bị, Nhật trình hoạt động của máy móc, thiết bị được lưu ở Phòng Vật tư Thiết bị trong suốt thời gian hoạt động của máy móc thiết bị.

- “Sổ ghi chép quản lý máy móc - thiết bị” do Thợ vận hành quản lý và ghi chép được Phòng Vật tư Thiết bị kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.

- Các Danh mục các thiết bị kiểm định/hiệu chuẩn, Kết quả kiểm định/hiệu chuẩn của thiết bị, đo lường mà các đơn vị đang sử dụng được lưu tại Phòng Kỹ thuật trong suốt thời gian hoạt động của thiết bị.

2.5.4.2. Đánh giá hoạt động quản lý máy móc thiết bị của Công ty

Bảng 2.10: Đánh giá yếu tố quản lý máy móc thiết bị

Tiêu chí Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý Tổng Có đủ phục vụ thi công SL 0 9 6 15 13 43 % 0 20,9 14,0 34,9 30,2 100

Được kiểm tra trước thi công SL 2 5 5 20 11 43

% 4,7 11,6 11,6 46,5 25,6 100

Được kiểm tra, bảo dưỡng định kì

SL 0 4 6 19 14 43

% 0 9,2 14 44,2 32,6 100

Bảo vệ cẩn thận SL 0 3 7 22 11 43

% 0 7,0 16,3 51,2 25,6 100

Nhận xét: Qua bảng số liệu về hoạt động quản lý chất lượng cho thấy với các ý kiến xoay quanh yếu tố nguyên vật liệu cho tỷ lệ đối tượng điều tra ở mức đồng ý và rất đồng ý là khá cao. Tại tiêu chí: có đủ máy móc phục vụ thi công có tới 34,9% ý kiến đồng ý với quan điểm này và 30,2% rất đồng ý, điều này cho thấy về mặt tương đối thì số máy móc phục vụ cho thi công qua các khâu các giai đoạn là khá đầy đủ. Tuy nhiên, cũng có tới 20,9% tương ứng với 9 người không đồng ý với ý kiến trên. Qua điều tra trực tiếp được biết Công ty cũng chưa đầu tư đúng mức cho máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị đã khá cũ nên công suất hoạt động nhiều khi không như ý muốn. Điều này đã gây ảnh đến việc lập kế hoạch sử dụng máy móc hiệu quả. Ngoài ra việc đầu tư mua máy móc rất tốn kém, nguồn vốn của Công ty cũng có hạn chế, Công ty còn phải đầu tư vào nhiều thứ khác nên một số máy móc Công ty không thể mua mới được, mà thường là đã qua sử dụng ở các nước phát triển. Vì thế, Công ty cần có biện pháp thích hợp điều chỉnh nhằm giải quyết tình trạng này.

Máy móc được kiểm tra trước khi tiến hành thi công sẽ làm giảm những trường hợp máy móc gặp sự cố trong quá trình thi công. Theo kết quả điều tra được thì có tới 46,5% tương ứng với 20 người đồng ý với nhận xét này. Tuy thế, nhưng số lượng ý kiến rất không đồng ý và không đồng ý cũng chiếm một tỷ lệ nhất định 4,7% của rất không đồng ý và 11,6% cho ý kiến không đồng ý. Kết quả điều tra phản ánh thực trạng tại các công trường thi công, khi cán bộ nhận máy móc thiết bị về họ thường đưa vào sử dụng ngay mà không qua việc kiểm tra trước đó, mặc dù theo quy định của công ty thì bắt buộc với điều này. Với tâm lý chủ quan cho rằng máy móc thiết bị đã được kiểm tra sau mỗi lần sử dụng nên họ sẽ không tiếp tục kiểm tra sau khi nhận về.Điều này phản ánh thực trạng chính các cán bộ trực tiếp quản lý đã không thực hiện tốt quy định của Công ty sẽ có thể dẫn đến những sai xót không đáng có trong thi công.

Trong công tác kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ có tới 44,2% tương ứng với 19 người đồng ý với nhận định trên, cho thấy công tác kiểm tra được thực hiện khá đầy đủ và chặt chẽ. Điều này sẽ làm cho máy móc tăng độ bền, thời gian sử dụng và công năng của chúng. Đây chính là hoạt động tiết kiệm cho chính quá trình thi công. Trong nhận định: máy móc được bảo vệ cẩn thận có tới 51,2% tương ứng với 22 người thấy rằng máy móc thiết bị được bảo vệ cẩn thận. Tuy nhiên, cũng có tới 16,3% số người

đánh giá ý kiến trung lập cho rằng tuy có hệ thống kho tàng, lán trại bảo vệ máy móc nhưng nhưng công tác bảo vệ còn khá lỏng lẻo tại các công trường thi công. Máy móc thiết bị không được bảo vệ an toàn sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị mất cắp, gây hư hỏng, làm thiệt hại đến tài sản của Công ty và quan trọng nhất là ảnh hưởng tới tiến độ thi công, ảnh hưởng tới chất lượng công trình.

Nhìn chung công tác quản lý máy móc thiết bị của Công ty đã được thực hiện nhưng chưa làm chặt chẽ, Công ty nên có biện pháp siết chặt hơn nữa công tác quản lý này, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tài sản và chất lượng công trình.

2.5.5. Đánh giá hoạt động quản lý nguồn nhân lực của Công ty 2.5.5.1. Thực trạng hoạt động quản lý nguồn nhân lực của Công ty 2.5.5.1. Thực trạng hoạt động quản lý nguồn nhân lực của Công ty

Với phương châm con người là nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm. Công ty đã tiến hành phân công rõ trách nhiệm cho từng đơn vị, phòng ban cũng như các cá nhân đồng thời áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích người lao động nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm xây dựng của Công ty. Tất cả mọi cán bộ kỹ thuật là kỹ sư, kiến trúc sư, trung cấp kỹ thuật… đều được lần lượt bố trí công tác tại cơ quan, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công thuộc Công ty. Phòng Tổ chức- Hành chính là bộ phận quản lý nghiệp vụ tất cả đội trưởng, chỉ huy trưởng công trình thuộc Công ty, thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá chất lượng và tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc bố trí sắp xếp cán bộ thuộc đối tượng nêu trên phù hợp với công việc và trình độ chuyên môn của từng người.

Căn cứ vào năng lực hoạt động, sự cố gắng nỗ lực trong quá trình công tác và thành tích đạt được Giám đốc sẽ thông qua Hội đồng thành viên tăng mức lương, hoặc thưởng. Đồng thời, qua đòi hỏi thực tiễn, việc kết hợp giữa công nhân phụ trách kỹ thuật cùng với cán bộ quản lý, yêu cầu cần phải có sự đào tạo thêm nghiệp vụ quản lý, vì thế Công ty sẽ xem xét để có chế độ cử đi đào tạo thêm.

Việc xây dựng các công trình đều do Công ty thuê các đội thợ từ bên ngoài vào đảm nhận xây dựng, tuy thế nhưng các đội thợ này cũng đều là những đội thợ được Công ty xét chọn có đủ tiêu chuẩn thì mới được tham gia kí kết hợp đồng. Vì thế nên Công ty cũng bố trí đào tạo thêm về quy định chất lượng công trình, các yêu cầu của chủ đầu tư, hay kỹ thuật sử dụng máy móc thiết bị. Để đánh giá công bằng mức lao

động của công nhân mùa vụ này Công ty đánh giá bằng bảng biểu chấm công hằng ngày, theo dõi sát sao số buổi làm việc của công nhân và tính công. Ngoài ra, mỗi một đội nhóm công trường khác nhau sẽ thi đua phấn đấu thực hiện xây dựng công trình hoàn thành đúng tiến độ nhất, đáp ứng đúng nhu cầu của chủ đầu tư và ít xảy ra số vụ tai nạn lao động nhất sẽ được Công ty thưởng vào dịp tổng kết mỗi công trình. Đồng thời, Công ty cũng có các biện pháp khuyến khích các cá nhân nào có sáng kiến nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng.

2.5.5.2. Đánh giá hoạt động quản lý nguồn nhân lực của Công ty

Bảng 2.11: Đánh giá yếu tố quản lý nguồn nhân lực

Tiêu chí Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý Tổng Mức lương phù hợp với năng lực SL 0 8 9 11 15 43 % 0 18,6 20,9 25,6 34,9 100

Khen thưởng gắn với chất lượng

SL 0 1 4 27 11 43

% 0 2,3 9,3 62,8 25,6 100

Đào tạo cho lao động mùa vụ

SL 3 7 10 11 12 43

% 7,0 16,3 23,3 25,6 27,9 100

Cử đi đào tạo nâng cao trình độ

SL 0 2 9 17 15 43

% 0 4,7 20,9 39,5 34,9 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Nhận xét: Bảng tổng hợp số liệu đánh giá về công tác quản lý nguồn nhân lực của Công ty, nhìn chung cho thấy các ý kiến nhận xét tập trung vào đồng ý và rất đồng ý là chiếm đa số. Với nhận định: Kết quả của công nhân được đánh giá công bằng có tới 34,9% tương ứng với 15 người nhận định rất đồng ý và 25,6% ý kiến đồng ý. Điều này cho thấy mức lương mà công ty đang chi trả cho cán bộ là khá hợp lý. Mà lương là một yếu tố rất quan trọng quyết định tới năng suất, chất lượng làm việc của người lao động. Không chỉ thế lương còn quyết định tới mức độ hài lòng của người lao động, nó

ảnh hưởng tới việc giữ chân những người tài, cán bộ giỏi cho Công ty, mà nhân lực là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện chất lượng trong xây dựng.

Bảng 2.12: Lĩnh vực chuyên môn của cán bộ

Chuyên môn Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy

Kinh tế 3 7.0 7.0

Xây dựng dân dụng 15 34.9 41.9

Xây dựng thủy lợi 16 37.2 79.1

Kiến trúc 3 7.0 86.0

Kỹ thuật điện, nước 6 14.0 100.0

Tổng 43 100.0

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Việc tuyển dụng nguồn lao động đúng với lĩnh vực hoạt động của tổ chức sẽ góp phần nâng cao hoạt động quản lý chất lượng của công ty. Qua bảng số liệu ta thấy số lượng người thuộc lĩnh vực chuyên môn là xây dựng cầu đường, xây dựng thủy lợi chiếm 79,1% tương ứng với 31 người. Điều này hoàn toàn thích ứng với hoạt động xây dựng của công ty là xây dựng các công trình thuộc về xây dựng cầu đường, thủy lợi, dân dụng. Nhân viên được hoạt động đúng chuyên ngành sẽ phát huy được chuyên môn cũng như tinh thần làm việc hăng say của họ, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy Công ty luôn đảm bảo xắp xếp công việc phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người. Do vậy chưa có trường hợp nào cán bộ kỹ thuật, quản lý làm công việc không đúng với chuyên môn được đào tạo. Tỷ lệ số cán bộ quản lý, kỹ thuật làm việc không đúng với chuyên ngành được học so với tổng số cán bộ trong Công ty là bằng 0, chứng tỏ Công ty luôn tuyển dụng lao động phù hợp với tính chất công việc. Mặc dù vậy, cũng có tới 18,6% ý kiến không đồng ý với nhận định này, mức lương mà họ nhận được là chưa thỏa đáng. Lương có rất nhiều ảnh hưởng tới người lao động, tuy nhiên lương cũng là yếu tố khá nhạy cảm, làm thế nào để người lao động cảm thấy mức lương là họ nhận được đánh giá đúng với kết quả lao động của họ cho Công ty. Đây chính là yếu tố mà Công ty cần có nghiên cứu tìm hiểu

thêm để biết được nguyên nhân và có giải pháp thích hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu người lao động.

Về chính sách đãi ngộ cho công nhân viên trong Công ty thì luôn tuân thủ đúng luật lao động và cũng có khen thưởng thích hợp để kích thích tinh thần làm việc của các cán bộ công nhân viên trong Công ty Công ty có xây dựng được chế độ khen

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng của công ty TNHH vương đô (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)