2.5.6.1. Thực trạng hoạt động quản lý thi công của Công ty
Hoạt động quản lý thi công là một công cụ giúp Công ty thực hiện hoạt động chất lượng công trình đạt hiệu quả nhất. Quản lý chất lượng thi công xây dựng bao gồm các hoạt động giám sát thi công xây dựng công trình, và nghiệm thu công trình xây dựng. Công ty thực hiện một số hoạt động như sau:
Kiểm tra nghiêm ngặt trước khi thi công tất cả các loại vật tư, cấu kiện, thiết bị, nhân lực để đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn chất lượng và quy cách đã được chủ đầu tư chấp nhận.
Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công.
Công ty đã thường xuyên kiểm tra công trường, chủ động xử lý vướng mắc, tình huống xảy ra tại công trường.
Đảm bảo tuân thủ các trình tự, thủ tục trong quản lý dự án.
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc công tác xây dựng của công nhân.
Bố trí người đủ năng lực, thường xuyên giám sát công trình, thực hiện ghi chép, lập hồ sơ quản lý đảm bảo theo yêu cầu của tiêu chuẩn quy phạm.
Bố trí người có trình độ chuyên môn về xây dựng từ trung cấp trở lên thường xuyên chỉ huy ở công trường, thực hiện nghiệm thu vật liệu, nghiệm thu công tác tương đối tốt nên góp phần hạn chế những sai sót ở công trường.
Lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình: thực hiện đầy đủ hồ sơ pháp lý; có thể hiện rõ số liệu kỹ thuật và biên bản nghiệm thu vật liệu, nghiệm thu cấu kiện thi công; nhật ký thi công có ghi rõ ràng, có đánh giá chính xác về diễn biến ở công trường.
Phân chia công việc rõ ràng, từ đó quy định rõ trách nhiệm liên quan tới chất lượng trong thi công công trình. Công ty lập thành văn bản quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình. Văn bản này là cơ sở để Công ty tiến hành kiểm tra, đánh giá năng lực cũng như hiệu quả công việc của từng người, là cơ sở để tiến hành khên thưởng và kỷ luật.
Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Công tác quản lý chất lượng nghiệm thu của Công ty: Song song với công việc thi công là quá trình nghiệm thu công trình; nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng; giai đoạn thi công xây dựng; nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình. Việc kiểm tra nghiệm thu được thực hiện bởi người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu. Để từ đó có thể quy trách nhiệm thuộc về bên nào trong trường hợp sự cố xảy ra.
2.5.6.2. Thực trạng hoạt động quản lý thi công của Công ty
Bảng 2.13: Đánh giá yếu tố quản lý thi công
Tiêu chí Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý Tổng Tổ chức sản xuất hợp lý SL 0 6 13 10 14 43 % 0 14 30,2 23,3 32,6 100
Phân công lao động hợp lý SL 0 5 8 17 13 43
% 0 11,6 18,6 39,5 30,2 100
Giám sát qua từng khâu thi công
SL 0 3 9 19 12 43
% 0 7,0 20,9 44,2 27,9 100
Chịu trách nhiệm về công việc được giao
SL 0 0 6 22 15 43
% 0 0 14 51,2 34,8 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy với yếu tố “Công tác tổ chức sản xuất tốt” có tới 32,6% tương ứng với 14 người rất đồng ý với nhận định này, cho thấy hoạt động tổ chức thi để quản lý các nguồn nguyên nhiên vật liệu hay máy móc thiết bị hay con người, điều khiển hoạt động thi công, cung cấp vật tư để tạo ra sản phẩm. Hoạt động tổ chức càng chặt chẽ thì càng nâng cao hiệu quả xây dựng, chất lượng công trình ngày được nâng cao. Tuy thế, cũng có 14% ý kiến không đồng ý với nhận định
này, họ chưa thấy được sự hợp lý trong công tác tổ chức thi công. Hoạt động tổ chức thi công không chỉ đối với hoạt động tại các công trường, cho công nhân mà cho chính bộ phận quản lý, những người trực tiếp đưa ra cách thức tổ chức. Mỗi cách thức đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, nên không tránh khỏi những ý kiến bất đồng.
Hoạt động phân công lao động là phân chia tổng thể lao động ra thành các nhóm, các tổ đội để tiến hành thi công, và trong mỗi giai đoan thi công thì cắt cử số lao động cần thiết để tham gia hoạt động, tránh việc điều phối không hợp lý gây ra thiếu hay thừa lao động. Qua kết quả điều tra cho thấy có 39,5% tương ứng với 17 người đồng ý với hoạt động phân chia lao động tham gia xây dựng của Công ty và 30,2% số người rất đồng ý với nhận định trên. Có thể thấy rằng công tác tiến hành sản xuất kết hợp với việc phân chia lao động hợp lý sẽ góp phần làm tăng hiệu quả làm việc để từ đó nâng cao chất lượng công trình.
Chất lượng công trình có được đảm bảo hay không thì ngay từ ban đầu cần phải có hoạt động giám sát và kiểm tra liên tục qua mỗi khâu, qua mỗi giai đoạn để khi công trình hoàn tất chất lượng đảm bảo tốt nhất. Trong công tác này, có tới 44,2% tương ứng với 19 người đồng ý rằng hoạt động giám sát qua từng khâu thi công đều được thực hiện. Nếu hoạt động giám sát được thực hiện tốt trước hết sẽ đảm bảo được yêu cầu của chủ đầu tư sau đó là đảm bảo chất lượng công trình.
Với việc ban hành các quy định về chế độ chịu trách nhiệm trong công việc được giao, có tới 51,2% ý kiến đánh giá là đồng ý với việc xây dựng và áp dụng chế độ chịu trách nhiệm trong thi công. Điều này sẽ phản ánh công bằng mức thưởng phạt trong tổ chức. Chế độ này cũng sẽ buộc người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, từ đó có thể nâng cao được chất lượng công trình thi công.
Kết quả thực tiễn cho thấy trong 3 năm các công trình thi công cơ bản đảm bảo theo tiêu chuẩn nghiệm thu / tổng số công trình thi công trong năm, hoàn toàn không có công trình nào không được đưa vào sửa dụng.Điều này cho thấy, các công trình của công ty về cơ bản luôn đat tiêu chuẩn chất lượng, đến nay chưa có công trình nào do công ty xây dựng mà bị sập đổ. Tuy nhiên, thì kết quả thi công cũng không hoàn toàn được đảm bảo đúng về mọi tiêu chí.
Bảng 2.14: Kết quả đánh giá chất lượng công trình Các chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng số công trình Công ty thi công 28 32 35
Số công trình có hồ sơ đủ tiêu chuẩn 28 32 35
Phù hợp giữa hồ sơ thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở 28 32 35
Kết cấu công trình an toàn 28 32 35
Hoàn thiện và nội thất phù hợp thiết kế 25 24 21
Chậm tiến độ 17 21 19
(Nguồn Phòng kế hoạch - kỹ thuật)
Qua kết quả đánh giá chất lượng công trình cho thấy thực trạng trong 3 năm liền đó là việc chậm tiến độ thi công vẫn xảy ra tại nhiều công trình. Các nguyên nhân chính gây chậm tiến độ gồm:
- Chậm trong giải phóng mặt bằng. - Bất lợi của thời tiết, mùa bão, mưa lớn.
- Tài chính huy động cho công trình thường thiếu (cũng có nguyên nhân do chủ đầu tư chậm giải ngân).
- Các xí nghiệp thi công không huy động được công nhân có tay nghề tốt, hoặc có đông công nhân nhưng điều hành không hợp lý làm cho năng suất lao động thực tế kém đi.
- Điều chỉnh thiết kế, chưa chủ động trong triển khai thi công cũng góp phần lớn làm chậm tiến độ thi công.
- Trình độ tay nghề của công nhân không đều, do các đội thuê lao động mùa vụ nhưng không kiểm soát được chất lượng công nhân.
Điều này cho thấy công tác tổ chức thi công sẽ chi phối nhiều hơn cả trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến công trình. Công ty cần chú trọng hơn nữa đến công tác quản lý thi công trong xây dựng.
2.5.7. Đánh giá hoạt động quản lý môi trường làm việc của Công ty 2.5.7.1. Thực trạng hoạt động quản lý môi trường làm việc của Công ty 2.5.7.1. Thực trạng hoạt động quản lý môi trường làm việc của Công ty
Một công trình xây dựng muốn được đánh giá, công nhận đạt chất lượng cao, trước hết trong quá trình thi công phải không để xảy ra sự cố, tai nạn chết người… Nếu đã để xảy ra dù chỉ một sự cố nghiêm trọng, mất an toàn gây hậu quả chết người thì dù công trình xây dựng đó có ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng hoặc sáng kiến cải tiến, có đảm bảo tiến độ, có vật tư đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, có khai thác sử dụng công năng thiết kế…thì vẫn không được coi là một công trình chất lượng. Vì vậy, công tác vệ sinh và an toàn lao động hay chính là môi trường làm việc cũng cần được quan tâm trong quá trình thi công công trình xây dựng. Hơn nữa, một đặc điểm của ngành xây dựng đó là lao động theo mùa vụ, do đó lực lượng lao động trong Công ty thường không ổn định và và thiếu lao động có tay nghề. Lao động chủ yếu là lao động giản đơn, lao động phổ thông, làm việc theo hợp đồng ngắn hạn tùy thuộc vào từng công trình. Phần lớn họ là những lao động chưa qua đào tạo. Việc đánh giá tay nghề của họ cũng gặp nhiều khó khăn, chủ yếu căn cứ vào công việc. Do đó việc kiểm soát lao động và đảm bảo an toàn lao đông cho lực lượng này là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn.
Công ty đã thực hiện việc giám sát thi công xây dựng công trình không chỉ về chất lượng, khối lượng, tiến độ mà còn cả an toàn vệ sinh môi trường. Một số ví dụ trong công tác đảm bảo an toàn trong thi công: kiểm tra chất lượng ván khuôn, kiểm tra hệ thống cây chống ván khuôn, giàn giáo thi công, kiểm tra việc che chắn đảm bảo không rơi các cấu kiện, vật liệu gây mất an toàn cho người, công trình và các công trình lân cận và hạn chế gây phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng tới mức thấp nhất có thể. Trong quá trình vận chuyển vật liệu hạn chế làm rò rỉ, rơi vãi trên đường đi gây ô nhiễm môi trường. Trong quá trình thi công thường xuyên kiểm tra đôn đốc thực hiện quy chế an toàn lao động trên công trường, trang bị phòng hộ lao động đầy đủ cho công nhân, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho mọi cán bộ- công nhân: tiền lương, ăn ở, sinh hoạt văn hóa,..
Ngoài việc đảm bảo an toàn trên công trường, Công ty còn chú trọng tới đảm bảo sinh hoạt cho công nhân:
Nguồn nước sinh hoạt, nếu công trình thuộc gần các hộ dân sẽ tiến hành nối đường ống về khu nhà ở của công nhân, nếu xa khu dân cư thì lấy nước từ giếng khoan, lọc qua bể mới đưa vào sử dụng. Nguồn điện lấy từ nguồn chính, ký kết hợp đồng với cơ quan chức năng của địa phương. Thuê nhà ở vị trí gần nơi thi công. Làm tốt công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường sẽ giảm được các sự cố không đáng có.
2.5.7.2. Đánh giá hoạt động quản lý môi trường làm việc của Công ty
Bảng 2.15: Đánh giá yếu tố môi trường làm việc
Tiêu chí Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý Tổng Tổ chức tốt đời sống công nhân SL 0 1 10 19 13 43 % 0 2,3 23,3 44,2 30,2 100 Có đủ thiết bị lao động SL 3 5 5 19 11 43 % 7,0 11,6 11,6 44,2 25,6 100
Tổ chức thi công an toàn SL 3 10 7 12 11 43
% 7,0 23,3 16,3 27,9 25,6 100
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Nhận xét: Qua bảng số liệu tổng hợp ý kiến đánh giá về tiêu chí môi trường làm việc của cán bộ công nhân trong công trường, cho thấy về mặt tổng quát thì ý kiến có sự phân tán rộng: chiếm đa số vẫn là các ý kiến đồng ý và rất đồng ý, nhưng ý kiến không đồng ý và rất không đồng ý cũng chiếm một tỷ lệ nhất định.
Tại nhận định: tổ chức tốt đời sống vật chất cho công nhân thì có tới 44,2% ý kiến đồng ý tương ứng với 19 người trong tổng số 43 người. Kết quả điều tra này có thể thấy công tác tổ chức đời sống của cho công nhân đã được thực hiện khá đầy đủ, công nhân ngoài giờ lao động trên công trường việc tổ chức tốt sinh hoạt cho họ sẽ giúp họ lấy lại tinh thần sau giờ làm việc mệt mỏi, từ đó tạo hứng khởi cho ngày làm việc mới.
Trong tổng số 43 người được điều tra có 44,2% kết quả đồng ý với nhận định có đầy đủ thiết bị an toàn lao động tại công trường như: mũ bảo hộ lao động, dây thắt an toàn, thiết bị bảo hộ lao động khác. Tuy nhiên có 11,6% ý kiến không đồng ý với nhận
định trên, qua điều tra trực tiếp được biết mặc dù Công ty có trang bị các thiết bị bảo hộ lao động nhưng việc sử dụng chúng thì lại không được phát huy, công nhân với tâm lý xem nhẹ vấn đề an toàn thi công, họ đã thực hiện nhiều công trình mà chưa xảy ra tai nạn nên không nhất thiết phải sử dụng. Đây chính là suy nghĩ chung của người lao động, nó ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của chính họ cũng như mang lại thiệt hại cho Công ty. Công ty cần tăng cường hoạt động đào tạo cho người lao động cho họ hiểu được tầm quan trọng của việc áp dụng các biện pháp thi công an toàn, từ đó mới đảm bảo được một công trình thực sự chất lượng.
Công tác tổ chức thi công an toàn sẽ làm cho số vụ tai nạn tại công trường thi công. Kết quả điều tra cho thấy có tới 23,3% ý kiến không đồng ý với nhận định: tở chức thi công an toàn. Trên thực tế thì Công ty với những biện pháp và việc kiểm soát an toàn trong thi công đã thực hiện nhưng tai nạn vẫn xảy ra:
Bảng 2.16: Số vụ tai nạn lao động Năm Số vụ tai nạn Mức độ nguy hiểm Bị thương Bị chết 2008 3 3 0 2009 3 4 0 2010 1 2 0 2011 2 2 0
(Nguồn: Phòng kinh tế - Kế hoạch)
Nhìn vào bảng tổng hợp số vụ tai nạn cho thấy số người bị chết trong những năm qua là không xảy ra, số vụ tai nạn lao động xảy ra la tương đối nhỏ. Công ty cần thực hiện tốt hơn nữa công tác an toàn trong thi công để không còn xảy ra tai nạn cho người lao động để họ yên tâm thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, đảm bảo đúng tiến độ thi công và nâng cao chất lượng công trình.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH CỦA CÔNG TY 3.1. Định hướng
3.1.1. Định hướng phát triển chung của Công ty
Ổn định tổ chức và hoàn thiện quy chế để đưa Công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, quyết tâm xây dựng Công ty là đơn vị kinh doanh có hiệu quả, Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
Mở rộng ngành nghề kinh doanh nhằm hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất và bảo đảm việc làm cho người lao động.
Xây dựng đội ngũ cán bộ từ cơ quan đến đơn vị gọn nhẹ nhằm nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Tuyển dụng và đào tạo các cán bộ trẻ, xây dựng đội ngũ cán bộ ký thuật quản lý, công nhân lành nghề, xây dựng đội ngũ Đảng viên ưu tú và các tổ chức đoàn thể vững mạnh.
3.1.2. Mục tiêu về chất lượng công trình xây dựng
Tất cả các công trình đều đạt yêu cầu của chủ đầu tư.