* Giới thiệu về hệ thống chất lượng ISO 9000
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (gồm 9001; 9002;9003) quy tụ kinh nghiệm của quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người mua và người cung cấp (sản xuất). Đây chính là phương tiện hiệu quả giúp các nhà sản xuất tự xây dựng và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ở cơ sở mình, đồng thời cũng là phương tiện để bên mua có thể căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra người sản xuất và chất lượng trước khi kí kết hợp đồng. ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vự sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 gồm nhiều tiêu chuẩn. Trong đó tiêu chuẩn chính ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng, nêu ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng. Áp dụng hệ thống ISO 9000 không chỉ gia tăng sự hài lòng của khách hàng mà còn nâng cao chính chất lượng sản phẩm của Công ty.
Phương thức thực hiện.
Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng. Để thấy được ý nghĩa của nó trong việc duy trì và phát triển tổ chức, hỗ trợ cho các hoạt động quản lý đem lại lợi íc thiết thực cho tổ chức.
Bước 2: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn, để công ty xác định được những gì cần thay đổi bổ sung để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn.
Bước 3: Thiết kế và lập văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9000, một số ví dụ như sau:
- Xây dựng sổ tay chất lượng. Sổ tay chất lượng phải đảm bảo một số nội dung: Nếu bật chính sách chất lượng của Công ty
Trách nhiệm, quyền hạn và các mối quan hệ trong quản lý Thủ tục và các chỉ dẫn của hệ quản lý chất lượng
Quy định về việc xem xét, bổ xung và quản lý sổ tay chất lượng. - Lập thành văn bản tất cả các quá trình thủ tục liên quan.
Bước 4: Áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9000
- Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong Công ty nhận thức về ISO 9000. - Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo quy trình, thủ tục đã được viết ra.
- Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ về sự phù hợp của hệ thống và đề ra các hoạt động khắc phục đối với sự không phù hợp.
Bước 5:Đánh giá nội bộ và tiến hành đánh giá chứng nhận
Đánh giá nội bộ nhằm xem xét hệ thống chất lượng của Công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách hiệu quả không, xác định vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Công ty lựa chọn bất kì một tổ chức nào để tiến hành cấp chứng nhận phù hợp với vơi tiêu chuẩn ISO 9000.
* Điều kiện thực hiện
- Trách nhiệm và vai trò của người lãnh đạo phải thể hiện rõ. Giám đốc Công ty phải là người cam kết thực thi chính sách chất lượng. Các cán bộ quản lý cấp cao cần nỗ lực hợp tác nhằm tăng hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng.
- Người đứng đầu hệ quản lý chất lượng phải có đủ quyền hành để thực hiện các hoạt động nhằm duy trì hệ thống, phải là người có kinh nghiệm, trình độ cũng như uy tín đối với những người đứng đầu các bộ phận.
- Việc xây dựng sổ tay và thủ tục chất lượng phải do người có trách nhiệm điều hành làm: do họ là những người gần gũi với quá trình nên họ biết cách điều hành quá trình sao cho hiệu quả nhất, thủ tục do những người ngoài xây dựng để mang tính chung chung không cụ thể.
- Các nguồn lực cần thiết để duy trì hệ thống có được đảm bảo không
- Bên cạnh đó, để xây dựng được Bộ tiêu chuẩn và có thể áp dụng được sẽ rất tốn kém về mặt kinh phí.
* Kết quả dự kiến:
Nhận chứng chỉ từ một tổ chức có uy tín.
Giảm thiểu chi phí sai hỏng, sửa chữa thông qua việc tăng các chi phí cho hoạt động phòng ngừa.
Thoả mãn tốt các yêu cầu của khách hàng (có thể chứng minh được thông qua hoạt động điều tra).
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ