Đánh giá hoạt động quản lý nguồn nhân lực của Công ty

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng của công ty TNHH vương đô (Trang 57)

2.5.5.1. Thực trạng hoạt động quản lý nguồn nhân lực của Công ty

Với phương châm con người là nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm. Công ty đã tiến hành phân công rõ trách nhiệm cho từng đơn vị, phòng ban cũng như các cá nhân đồng thời áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích người lao động nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm xây dựng của Công ty. Tất cả mọi cán bộ kỹ thuật là kỹ sư, kiến trúc sư, trung cấp kỹ thuật… đều được lần lượt bố trí công tác tại cơ quan, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công thuộc Công ty. Phòng Tổ chức- Hành chính là bộ phận quản lý nghiệp vụ tất cả đội trưởng, chỉ huy trưởng công trình thuộc Công ty, thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá chất lượng và tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc bố trí sắp xếp cán bộ thuộc đối tượng nêu trên phù hợp với công việc và trình độ chuyên môn của từng người.

Căn cứ vào năng lực hoạt động, sự cố gắng nỗ lực trong quá trình công tác và thành tích đạt được Giám đốc sẽ thông qua Hội đồng thành viên tăng mức lương, hoặc thưởng. Đồng thời, qua đòi hỏi thực tiễn, việc kết hợp giữa công nhân phụ trách kỹ thuật cùng với cán bộ quản lý, yêu cầu cần phải có sự đào tạo thêm nghiệp vụ quản lý, vì thế Công ty sẽ xem xét để có chế độ cử đi đào tạo thêm.

Việc xây dựng các công trình đều do Công ty thuê các đội thợ từ bên ngoài vào đảm nhận xây dựng, tuy thế nhưng các đội thợ này cũng đều là những đội thợ được Công ty xét chọn có đủ tiêu chuẩn thì mới được tham gia kí kết hợp đồng. Vì thế nên Công ty cũng bố trí đào tạo thêm về quy định chất lượng công trình, các yêu cầu của chủ đầu tư, hay kỹ thuật sử dụng máy móc thiết bị. Để đánh giá công bằng mức lao

động của công nhân mùa vụ này Công ty đánh giá bằng bảng biểu chấm công hằng ngày, theo dõi sát sao số buổi làm việc của công nhân và tính công. Ngoài ra, mỗi một đội nhóm công trường khác nhau sẽ thi đua phấn đấu thực hiện xây dựng công trình hoàn thành đúng tiến độ nhất, đáp ứng đúng nhu cầu của chủ đầu tư và ít xảy ra số vụ tai nạn lao động nhất sẽ được Công ty thưởng vào dịp tổng kết mỗi công trình. Đồng thời, Công ty cũng có các biện pháp khuyến khích các cá nhân nào có sáng kiến nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng.

2.5.5.2. Đánh giá hoạt động quản lý nguồn nhân lực của Công ty

Bảng 2.11: Đánh giá yếu tố quản lý nguồn nhân lực

Tiêu chí Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý Tổng Mức lương phù hợp với năng lực SL 0 8 9 11 15 43 % 0 18,6 20,9 25,6 34,9 100

Khen thưởng gắn với chất lượng

SL 0 1 4 27 11 43

% 0 2,3 9,3 62,8 25,6 100

Đào tạo cho lao động mùa vụ

SL 3 7 10 11 12 43

% 7,0 16,3 23,3 25,6 27,9 100

Cử đi đào tạo nâng cao trình độ

SL 0 2 9 17 15 43

% 0 4,7 20,9 39,5 34,9 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Nhận xét: Bảng tổng hợp số liệu đánh giá về công tác quản lý nguồn nhân lực của Công ty, nhìn chung cho thấy các ý kiến nhận xét tập trung vào đồng ý và rất đồng ý là chiếm đa số. Với nhận định: Kết quả của công nhân được đánh giá công bằng có tới 34,9% tương ứng với 15 người nhận định rất đồng ý và 25,6% ý kiến đồng ý. Điều này cho thấy mức lương mà công ty đang chi trả cho cán bộ là khá hợp lý. Mà lương là một yếu tố rất quan trọng quyết định tới năng suất, chất lượng làm việc của người lao động. Không chỉ thế lương còn quyết định tới mức độ hài lòng của người lao động, nó

ảnh hưởng tới việc giữ chân những người tài, cán bộ giỏi cho Công ty, mà nhân lực là yếu tố quan trọng trong việc thực hiện chất lượng trong xây dựng.

Bảng 2.12: Lĩnh vực chuyên môn của cán bộ

Chuyên môn Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy

Kinh tế 3 7.0 7.0

Xây dựng dân dụng 15 34.9 41.9

Xây dựng thủy lợi 16 37.2 79.1

Kiến trúc 3 7.0 86.0

Kỹ thuật điện, nước 6 14.0 100.0

Tổng 43 100.0

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Việc tuyển dụng nguồn lao động đúng với lĩnh vực hoạt động của tổ chức sẽ góp phần nâng cao hoạt động quản lý chất lượng của công ty. Qua bảng số liệu ta thấy số lượng người thuộc lĩnh vực chuyên môn là xây dựng cầu đường, xây dựng thủy lợi chiếm 79,1% tương ứng với 31 người. Điều này hoàn toàn thích ứng với hoạt động xây dựng của công ty là xây dựng các công trình thuộc về xây dựng cầu đường, thủy lợi, dân dụng. Nhân viên được hoạt động đúng chuyên ngành sẽ phát huy được chuyên môn cũng như tinh thần làm việc hăng say của họ, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy Công ty luôn đảm bảo xắp xếp công việc phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người. Do vậy chưa có trường hợp nào cán bộ kỹ thuật, quản lý làm công việc không đúng với chuyên môn được đào tạo. Tỷ lệ số cán bộ quản lý, kỹ thuật làm việc không đúng với chuyên ngành được học so với tổng số cán bộ trong Công ty là bằng 0, chứng tỏ Công ty luôn tuyển dụng lao động phù hợp với tính chất công việc. Mặc dù vậy, cũng có tới 18,6% ý kiến không đồng ý với nhận định này, mức lương mà họ nhận được là chưa thỏa đáng. Lương có rất nhiều ảnh hưởng tới người lao động, tuy nhiên lương cũng là yếu tố khá nhạy cảm, làm thế nào để người lao động cảm thấy mức lương là họ nhận được đánh giá đúng với kết quả lao động của họ cho Công ty. Đây chính là yếu tố mà Công ty cần có nghiên cứu tìm hiểu

thêm để biết được nguyên nhân và có giải pháp thích hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu người lao động.

Về chính sách đãi ngộ cho công nhân viên trong Công ty thì luôn tuân thủ đúng luật lao động và cũng có khen thưởng thích hợp để kích thích tinh thần làm việc của các cán bộ công nhân viên trong Công ty Công ty có xây dựng được chế độ khen thưởng gắn với chất lượng công trình hay không? Qua bảng kết quả điều tra trên cho thấy 62,8% ý kiến đồng ý với nhận định là Công ty đã có được độ khen thưởng gắn với chất lượng công trình. Điều này sẽ là biện pháp kích thích công nhân có động lực lao động vì mục tiêu chất lượng mà Công ty đề ra. Ngoài ra, ban lãnh đạo trong Công ty cũng rất quan tâm đến đời sống tinh thần cho anh em trong Công ty. Vào các dịp lễ tết, Công ty cũng có phát tiền thưởng cho toàn thể công nhân viên và tổ chức tiệc cho anh em nhân viên trong Công ty, như dịp 30/4. Nó cho thấy Công ty đã biết đưa chất lượng vào trong chính lợi ích của công nhân, điều này sẽ giúp Công ty có được những công trình chất lượng, đáp ứng nhu cầu của chủ đầu tư.

Đào tạo cho lao động mùa vụ là một hoạt động góp phần rất lớn tới chất lượng công trình vì họ là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm. Muốn cho sản phẩm đạt chất lượng tốt thì Công ty phải đào tạo cho họ có thêm nghiệp vụ vì đa phần đây đều là những lao động phổ thông chưa được đào tạo bài bản. Khi được hỏi về công tác đào tạo cho lao động mùa vụ có được thực hiện tốt hay không thì đa số ý kiến là đồng tình, tuy nhiên cũng có 16,3% ý kiến nhận xét rằng họ không đồng ý và 7% ý kiến là rất không đồng ý. Khi điều tra phỏng vấn trực tiếp thì được biết với số lượng lao động mùa vụ lớn chủ yếu là lao động giản đơn, việc đào tạo huấn luyện cũng như việc thực thi các quy trình quản lý chất lượng khá khó khăn. Người lao động chưa ý thức làm chủ cũng như nhận thức về chất lượng còn sơ sài, hơn nữa chính cán bộ kỹ thuật còn lúng túng khi phải tiếp cận với số lao động này.

Hoạt động quản lý nguồn nhân lực không chỉ cho hiện tại mà cho cả trong tương lai, muốn có được đội ngũ cán bộ, công nhân giỏi tay nghề và trình độ chuyên môn thì Công ty cần phải có chế độ cử đi đào tạo. Hoạt động đào tạo có thể trong chính đội ngũ luôn bằng cách đào tạo cho nhau nâng cao tay nghề, hay cử đi học thêm các lớp huấn luyện nghiệp vụ. Có tới 39,5% tương ứng với17 người đồng ý về nhận định Công

ty có chế độ cử đi đào tạo và 34,9% tương ứng với 15 người trong số 43 người điều tra- họ rất đồng ý với nhận định này. Công ty cần phát huy thêm hoạt động này để giúp cho đội ngũ lao động vững tay nghề, giỏi nghiệp vụ.

2.5.6. Đánh giá hoạt động quản lý thi công của Công ty 2.5.6.1. Thực trạng hoạt động quản lý thi công của Công ty 2.5.6.1. Thực trạng hoạt động quản lý thi công của Công ty

Hoạt động quản lý thi công là một công cụ giúp Công ty thực hiện hoạt động chất lượng công trình đạt hiệu quả nhất. Quản lý chất lượng thi công xây dựng bao gồm các hoạt động giám sát thi công xây dựng công trình, và nghiệm thu công trình xây dựng. Công ty thực hiện một số hoạt động như sau:

Kiểm tra nghiêm ngặt trước khi thi công tất cả các loại vật tư, cấu kiện, thiết bị, nhân lực để đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn chất lượng và quy cách đã được chủ đầu tư chấp nhận.

Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công.

Công ty đã thường xuyên kiểm tra công trường, chủ động xử lý vướng mắc, tình huống xảy ra tại công trường.

Đảm bảo tuân thủ các trình tự, thủ tục trong quản lý dự án.

Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc công tác xây dựng của công nhân.

Bố trí người đủ năng lực, thường xuyên giám sát công trình, thực hiện ghi chép, lập hồ sơ quản lý đảm bảo theo yêu cầu của tiêu chuẩn quy phạm.

Bố trí người có trình độ chuyên môn về xây dựng từ trung cấp trở lên thường xuyên chỉ huy ở công trường, thực hiện nghiệm thu vật liệu, nghiệm thu công tác tương đối tốt nên góp phần hạn chế những sai sót ở công trường.

Lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình: thực hiện đầy đủ hồ sơ pháp lý; có thể hiện rõ số liệu kỹ thuật và biên bản nghiệm thu vật liệu, nghiệm thu cấu kiện thi công; nhật ký thi công có ghi rõ ràng, có đánh giá chính xác về diễn biến ở công trường.

Phân chia công việc rõ ràng, từ đó quy định rõ trách nhiệm liên quan tới chất lượng trong thi công công trình. Công ty lập thành văn bản quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình. Văn bản này là cơ sở để Công ty tiến hành kiểm tra, đánh giá năng lực cũng như hiệu quả công việc của từng người, là cơ sở để tiến hành khên thưởng và kỷ luật.

Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Công tác quản lý chất lượng nghiệm thu của Công ty: Song song với công việc thi công là quá trình nghiệm thu công trình; nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng; giai đoạn thi công xây dựng; nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình. Việc kiểm tra nghiệm thu được thực hiện bởi người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu. Để từ đó có thể quy trách nhiệm thuộc về bên nào trong trường hợp sự cố xảy ra.

2.5.6.2. Thực trạng hoạt động quản lý thi công của Công ty

Bảng 2.13: Đánh giá yếu tố quản lý thi công

Tiêu chí Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý Tổng Tổ chức sản xuất hợp lý SL 0 6 13 10 14 43 % 0 14 30,2 23,3 32,6 100

Phân công lao động hợp lý SL 0 5 8 17 13 43

% 0 11,6 18,6 39,5 30,2 100

Giám sát qua từng khâu thi công

SL 0 3 9 19 12 43

% 0 7,0 20,9 44,2 27,9 100

Chịu trách nhiệm về công việc được giao

SL 0 0 6 22 15 43

% 0 0 14 51,2 34,8 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy với yếu tố “Công tác tổ chức sản xuất tốt” có tới 32,6% tương ứng với 14 người rất đồng ý với nhận định này, cho thấy hoạt động tổ chức thi để quản lý các nguồn nguyên nhiên vật liệu hay máy móc thiết bị hay con người, điều khiển hoạt động thi công, cung cấp vật tư để tạo ra sản phẩm. Hoạt động tổ chức càng chặt chẽ thì càng nâng cao hiệu quả xây dựng, chất lượng công trình ngày được nâng cao. Tuy thế, cũng có 14% ý kiến không đồng ý với nhận định

này, họ chưa thấy được sự hợp lý trong công tác tổ chức thi công. Hoạt động tổ chức thi công không chỉ đối với hoạt động tại các công trường, cho công nhân mà cho chính bộ phận quản lý, những người trực tiếp đưa ra cách thức tổ chức. Mỗi cách thức đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, nên không tránh khỏi những ý kiến bất đồng.

Hoạt động phân công lao động là phân chia tổng thể lao động ra thành các nhóm, các tổ đội để tiến hành thi công, và trong mỗi giai đoan thi công thì cắt cử số lao động cần thiết để tham gia hoạt động, tránh việc điều phối không hợp lý gây ra thiếu hay thừa lao động. Qua kết quả điều tra cho thấy có 39,5% tương ứng với 17 người đồng ý với hoạt động phân chia lao động tham gia xây dựng của Công ty và 30,2% số người rất đồng ý với nhận định trên. Có thể thấy rằng công tác tiến hành sản xuất kết hợp với việc phân chia lao động hợp lý sẽ góp phần làm tăng hiệu quả làm việc để từ đó nâng cao chất lượng công trình.

Chất lượng công trình có được đảm bảo hay không thì ngay từ ban đầu cần phải có hoạt động giám sát và kiểm tra liên tục qua mỗi khâu, qua mỗi giai đoạn để khi công trình hoàn tất chất lượng đảm bảo tốt nhất. Trong công tác này, có tới 44,2% tương ứng với 19 người đồng ý rằng hoạt động giám sát qua từng khâu thi công đều được thực hiện. Nếu hoạt động giám sát được thực hiện tốt trước hết sẽ đảm bảo được yêu cầu của chủ đầu tư sau đó là đảm bảo chất lượng công trình.

Với việc ban hành các quy định về chế độ chịu trách nhiệm trong công việc được giao, có tới 51,2% ý kiến đánh giá là đồng ý với việc xây dựng và áp dụng chế độ chịu trách nhiệm trong thi công. Điều này sẽ phản ánh công bằng mức thưởng phạt trong tổ chức. Chế độ này cũng sẽ buộc người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, từ đó có thể nâng cao được chất lượng công trình thi công.

Kết quả thực tiễn cho thấy trong 3 năm các công trình thi công cơ bản đảm bảo theo tiêu chuẩn nghiệm thu / tổng số công trình thi công trong năm, hoàn toàn không có công trình nào không được đưa vào sửa dụng.Điều này cho thấy, các công trình của công ty về cơ bản luôn đat tiêu chuẩn chất lượng, đến nay chưa có công trình nào do công ty xây dựng mà bị sập đổ. Tuy nhiên, thì kết quả thi công cũng không hoàn toàn được đảm bảo đúng về mọi tiêu chí.

Bảng 2.14: Kết quả đánh giá chất lượng công trình Các chỉ tiêu Năm

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng của công ty TNHH vương đô (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)