Đánh giá hoạt động quản lý môi trường làm việc của Công ty

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng của công ty TNHH vương đô (Trang 65)

2.5.7.1. Thực trạng hoạt động quản lý môi trường làm việc của Công ty

Một công trình xây dựng muốn được đánh giá, công nhận đạt chất lượng cao, trước hết trong quá trình thi công phải không để xảy ra sự cố, tai nạn chết người… Nếu đã để xảy ra dù chỉ một sự cố nghiêm trọng, mất an toàn gây hậu quả chết người thì dù công trình xây dựng đó có ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng hoặc sáng kiến cải tiến, có đảm bảo tiến độ, có vật tư đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, có khai thác sử dụng công năng thiết kế…thì vẫn không được coi là một công trình chất lượng. Vì vậy, công tác vệ sinh và an toàn lao động hay chính là môi trường làm việc cũng cần được quan tâm trong quá trình thi công công trình xây dựng. Hơn nữa, một đặc điểm của ngành xây dựng đó là lao động theo mùa vụ, do đó lực lượng lao động trong Công ty thường không ổn định và và thiếu lao động có tay nghề. Lao động chủ yếu là lao động giản đơn, lao động phổ thông, làm việc theo hợp đồng ngắn hạn tùy thuộc vào từng công trình. Phần lớn họ là những lao động chưa qua đào tạo. Việc đánh giá tay nghề của họ cũng gặp nhiều khó khăn, chủ yếu căn cứ vào công việc. Do đó việc kiểm soát lao động và đảm bảo an toàn lao đông cho lực lượng này là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn.

Công ty đã thực hiện việc giám sát thi công xây dựng công trình không chỉ về chất lượng, khối lượng, tiến độ mà còn cả an toàn vệ sinh môi trường. Một số ví dụ trong công tác đảm bảo an toàn trong thi công: kiểm tra chất lượng ván khuôn, kiểm tra hệ thống cây chống ván khuôn, giàn giáo thi công, kiểm tra việc che chắn đảm bảo không rơi các cấu kiện, vật liệu gây mất an toàn cho người, công trình và các công trình lân cận và hạn chế gây phát tán bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng tới mức thấp nhất có thể. Trong quá trình vận chuyển vật liệu hạn chế làm rò rỉ, rơi vãi trên đường đi gây ô nhiễm môi trường. Trong quá trình thi công thường xuyên kiểm tra đôn đốc thực hiện quy chế an toàn lao động trên công trường, trang bị phòng hộ lao động đầy đủ cho công nhân, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho mọi cán bộ- công nhân: tiền lương, ăn ở, sinh hoạt văn hóa,..

Ngoài việc đảm bảo an toàn trên công trường, Công ty còn chú trọng tới đảm bảo sinh hoạt cho công nhân:

Nguồn nước sinh hoạt, nếu công trình thuộc gần các hộ dân sẽ tiến hành nối đường ống về khu nhà ở của công nhân, nếu xa khu dân cư thì lấy nước từ giếng khoan, lọc qua bể mới đưa vào sử dụng. Nguồn điện lấy từ nguồn chính, ký kết hợp đồng với cơ quan chức năng của địa phương. Thuê nhà ở vị trí gần nơi thi công. Làm tốt công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường sẽ giảm được các sự cố không đáng có.

2.5.7.2. Đánh giá hoạt động quản lý môi trường làm việc của Công ty

Bảng 2.15: Đánh giá yếu tố môi trường làm việc

Tiêu chí Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý Tổng Tổ chức tốt đời sống công nhân SL 0 1 10 19 13 43 % 0 2,3 23,3 44,2 30,2 100 Có đủ thiết bị lao động SL 3 5 5 19 11 43 % 7,0 11,6 11,6 44,2 25,6 100

Tổ chức thi công an toàn SL 3 10 7 12 11 43

% 7,0 23,3 16,3 27,9 25,6 100

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Nhận xét: Qua bảng số liệu tổng hợp ý kiến đánh giá về tiêu chí môi trường làm việc của cán bộ công nhân trong công trường, cho thấy về mặt tổng quát thì ý kiến có sự phân tán rộng: chiếm đa số vẫn là các ý kiến đồng ý và rất đồng ý, nhưng ý kiến không đồng ý và rất không đồng ý cũng chiếm một tỷ lệ nhất định.

Tại nhận định: tổ chức tốt đời sống vật chất cho công nhân thì có tới 44,2% ý kiến đồng ý tương ứng với 19 người trong tổng số 43 người. Kết quả điều tra này có thể thấy công tác tổ chức đời sống của cho công nhân đã được thực hiện khá đầy đủ, công nhân ngoài giờ lao động trên công trường việc tổ chức tốt sinh hoạt cho họ sẽ giúp họ lấy lại tinh thần sau giờ làm việc mệt mỏi, từ đó tạo hứng khởi cho ngày làm việc mới.

Trong tổng số 43 người được điều tra có 44,2% kết quả đồng ý với nhận định có đầy đủ thiết bị an toàn lao động tại công trường như: mũ bảo hộ lao động, dây thắt an toàn, thiết bị bảo hộ lao động khác. Tuy nhiên có 11,6% ý kiến không đồng ý với nhận

định trên, qua điều tra trực tiếp được biết mặc dù Công ty có trang bị các thiết bị bảo hộ lao động nhưng việc sử dụng chúng thì lại không được phát huy, công nhân với tâm lý xem nhẹ vấn đề an toàn thi công, họ đã thực hiện nhiều công trình mà chưa xảy ra tai nạn nên không nhất thiết phải sử dụng. Đây chính là suy nghĩ chung của người lao động, nó ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của chính họ cũng như mang lại thiệt hại cho Công ty. Công ty cần tăng cường hoạt động đào tạo cho người lao động cho họ hiểu được tầm quan trọng của việc áp dụng các biện pháp thi công an toàn, từ đó mới đảm bảo được một công trình thực sự chất lượng.

Công tác tổ chức thi công an toàn sẽ làm cho số vụ tai nạn tại công trường thi công. Kết quả điều tra cho thấy có tới 23,3% ý kiến không đồng ý với nhận định: tở chức thi công an toàn. Trên thực tế thì Công ty với những biện pháp và việc kiểm soát an toàn trong thi công đã thực hiện nhưng tai nạn vẫn xảy ra:

Bảng 2.16: Số vụ tai nạn lao động Năm Số vụ tai nạn Mức độ nguy hiểm Bị thương Bị chết 2008 3 3 0 2009 3 4 0 2010 1 2 0 2011 2 2 0

(Nguồn: Phòng kinh tế - Kế hoạch)

Nhìn vào bảng tổng hợp số vụ tai nạn cho thấy số người bị chết trong những năm qua là không xảy ra, số vụ tai nạn lao động xảy ra la tương đối nhỏ. Công ty cần thực hiện tốt hơn nữa công tác an toàn trong thi công để không còn xảy ra tai nạn cho người lao động để họ yên tâm thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, đảm bảo đúng tiến độ thi công và nâng cao chất lượng công trình.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH CỦA CÔNG TY 3.1. Định hướng

3.1.1. Định hướng phát triển chung của Công ty

Ổn định tổ chức và hoàn thiện quy chế để đưa Công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, quyết tâm xây dựng Công ty là đơn vị kinh doanh có hiệu quả, Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Mở rộng ngành nghề kinh doanh nhằm hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất và bảo đảm việc làm cho người lao động.

Xây dựng đội ngũ cán bộ từ cơ quan đến đơn vị gọn nhẹ nhằm nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Tuyển dụng và đào tạo các cán bộ trẻ, xây dựng đội ngũ cán bộ ký thuật quản lý, công nhân lành nghề, xây dựng đội ngũ Đảng viên ưu tú và các tổ chức đoàn thể vững mạnh.

3.1.2. Mục tiêu về chất lượng công trình xây dựng

Tất cả các công trình đều đạt yêu cầu của chủ đầu tư.

Đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, không để xảy ra tai nạn lao động.

Xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình ISO 9000. Tạo lập và giữ vững uy tín đối với khách hàng. Công tác đảm bảo chất lượng công trình luôn được đặt lên hàng đầu.

3.2. Giải pháp

3.2.1. Nâng cao nhận thức, trình độ và phẩm chất của các cán bộ công nhân viên trong Công ty viên trong Công ty

Đổi mới nhận thức phải từ lãnh đạo cấp cao cho đến cán bộ quản lý cấp trung gian và toàn bộ nhân viên. Công ty cần nhận thức rằng hiệu quả của hoạt động quản lý chất lượng là tốt hay kém thì trách nhiệm trước tiên phải thuộc về nhà quản lý chứ không phải của cán bộ kỹ thuật. Do đó nhận thức về chất lượng và quản lý chất lượng phải được chuyển đổi từ nhà quản lý cấp cao sau đó là sự tham gia hưởng ứng của tất cả các thành viên.

* Đối với cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chỉ huy trưởng, đội trưởng.

- Tiến hành bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chỉ huy trưởng, đội trưởng về các nội dung thông qua hình thức học tại trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

+ Các quy định mới của nhà nước về quản lý chất lượng công trình. + Công nghệ mới, phương pháp thi công mới.

+ Các biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục các sự cố công trình. + Các vấn đề về chất lượng công trình.

- Hàng năm công ty nên có những suất học chuyên tu cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trên cơ sở lấy ý kiến của các phòng chức năng để các cán bộ có cơ hội phát triển nghề nghiệp, trau dồi kiến thức.

* Đối với các kỹ sư xây dựng có trình độ trung cấp, cao đẳng và công nhân kỹ thuật.

- Khuyến khích các kỹ sư xây dựng đi học các lớp tại chức về chuyên ngành xây dựng, quản trị kinh doanh. Công ty sẽ hỗ trợ một phần kinh phí cho quá trình học tập nghiên cứu cán bộ.

- Mở những lớp học ngắn ngày tuyên truyền sâu rộng trong Công ty về quy chế quản lý chất lượng và trách nhiệm thực hiện nghiêm túc chế độ trách nhiệm cá nhân trong quản lý chất lượng.

* Đối với lao động phổ thông và mùa vụ

- Công ty nên lập kế hoạch sát hạch tay nghề, chuyên môn hàng năm đối với lực lượng lao động này để đảm bảo chất lượng công trình cho các dự án xây dựng.

- Ngoài ra, công ty cũng nên có những chính sách ưu đãi với những công nhân làm việc mùa vụ, nếu qua khảo sát cho thấy tay nghề tốt, hiệu quả công việc cao thì nên tuyển dụng làm công nhân chính thức cho Công ty. Nó sẽ tạo động lực cho họ làm việc có trách nhiệm hơn và Công ty cũng tuyển dụng được lao động có tay nghề cao.

3.2.2. Siết chặt công tác quản lý vật liệu xây dựng

- Công ty tính toán khối lượng các chủng loại vật tư cần cung ứng trong từng giai đoạn thi công (theo tiến độ) để đưa ra thời điểm cung ứng thích hợp đảm bảo thời gian và khối lượng dự trữ vật tư, vật liệu tại công trường theo đúng yêu cầu.

- Chuẩn bị đầy đủ kho bãi tập kết cho từng chủng loại vật tư, vật liệu khác nhau như vật liệu khô, vật liệu ướt, vật liệu rời, vật liệu đóng bao và lập phương án bảo quản vật tư vật liệu khi vận chuyển vào kho công trình.

* Đối với công tác kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng.

- Lập danh sách các nhà cung ứng vật tư có uy tín, có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng.

- Kiểm tra chất lượng hợp đồng mua sắm vật tư. Nội dung hợp đồng phải phù hợp với các quy định hiện hành, phải có đủ các điều khoản quan trọng về số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán, bảo hành…

- Kiểm tra phương thức vận chuyển, bảo quản vật tư, mỗi loại vật tư yêu cầu một phương thức vận chuyển và bảo quản trong quá trình vận chuyển. Các vật liệu dễ cháy nỏ cần được vận chuyển bằng các thiết bị chuyên dụng, các vật liệu dễ hư hỏng cần được che đậy trong quá trình vận chuyển. Việc kiểm tra phương thức vận chuyển, bảo quản sẽ góp phần đảm bảo chất lượng vật tư ngay từ đầu.

- Kiểm tra chất lượng vật tư trước khi đưa vào sử dụng. Mục đích đảm bảo vật liệu đưa vào thi công đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Kiểm tra chất lượng vật tư bằng phương pháp thí nghiệm theo định kỳ để đánh giá chính xác chất lượng vật tư (trong một số trường hợp có thể tiến hành kiểm tra chất lượng vật tư ngay khi mua về). Phải tiến hành việc kiểm tra này do một số vật liệu chưa sử dụng hết được lưu kho, một số khác có tính giảm phẩm cấp chất lượng theo thời gian, hay do vật liệu được cung ứng từ nhiều nguôn khác nhau.

- Bên cạnh các hoạt động kiếm tra trên cần thiết phải xem xét hệ thống kho bãi tập kết vật tư có đảm bảo tiêu chuẩn không, hệ thống sổ sách chứng từ xuất nhập vật tư…

3.2.3. Đầu tư có chiều sâu cho máy móc thiết bị phục vụ cho công trình

- Xác định nhu cầu về máy móc, thiết bị phục vụ công tác quản lý chất lượng, căn cứ vào khả năng hiện có của Công ty nhằm lựa chọn thiết bị cần được đầu tư trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế tài chính.

- Các phương án lựa chọn phải đảm bảo: Phù hợp với chiến lược mở rộng lĩnh vực kinh doanh của Công ty. Nằm trong khả năng về vốn hiện có của Công ty. Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của việc công tác kiểm tra. Có độ tin cậy cao.

- Chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để tiến hành hoạt động đầu tư.

- Tiến hành đào tạo kỹ năng sử dụng cho cán bộ kiểm tra chất lượng nếu thấy cần thiết.

- Trong giai đoạn đầu tư vấn đề quan trọng là việc xây dựng hợp đồng và đảm bảo vốn để thực hiện đầu tư theo đúng tiến độ. Trong quá trình tiếp nhận cần đặc biệt chú ý đến vấn đề công nghệ (phải có bảng hướng dẫn sử dụng kiểm tra các tham số kỹ thuật chủ yếu).

- Bên cạnh việc đầu tư các thiết bị đáp ứng nhu cầu thi công các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao cần đặc biệt chú ý đến việc đầu tư đổi mới các máy móc, thiết bị và phương tiện hiện có. Ưu tiên đối với các thiết bị đã hết thời gian khấu hao.

3.2.4. Tăng cường trao đổi thông tin nội bộ, đặc biệt là thông tin trong công tác quản trị chất lượng giữa các bộ phận và đội thi công tác quản trị chất lượng giữa các bộ phận và đội thi công

Để có thể trao đổi thông tin một cách hiệu quả giữa Ban giám đốc và công nhân, đặc biệt làm giảm những tác động của yếu tố trung gian, những ảnh hưởng của yếu tố nhiễu trong quá trình truyền đạt, Công ty có thể xem xét một số giải pháp như sau:

* Áp dụng Hội nghị điều độ sản xuất:

- Hội nghị này thường được áp dụng cho các công trình trọng điểm.

- Thời gian: Vào một buổi chiều cố định trong tuần nhưng ưu tiên vào các chiều cuối tuần để các đội có cơ hội tổng kết lại công tác quản lý chất lượng trong tuần vừa qua.

- Địa điểm: tại công trường.

- Nội dung: kiểm tra mục tiêu tiến độ, chất lượng sản phẩm, công tác quản lý chất lượng theo quy trình, hội ý và giải quyết kịp thời những khó khăn và vướng mắc nảy sinh (nếu có).

* Áp dụng hội ý chất lượng nhanh đầu giờ:

- Địa điểm: tại công trường hoặc Công ty.

- Thành phần: Giám đốc, đội trưởng, cán bộ phụ trách tại công trường.

- Thời gian: 20 phút ba buổi sáng trong tuần, thường là đầu tuần, giữa tuần và cuối tuần.

- Nội dung: Kiểm tra những công việc chủ yếu đã và đang thực hiện, những vướng mắc cần giải quyết, những công việc phát sinh và thay đổi so với kế hoạch, các thông tin về công tác quản lý chất lượng, thông tin về việc đảm bảo chất lượng công

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng của công ty TNHH vương đô (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)