c) Phân cực phản hồi collector và emitter
VII.5 HIỆU ỨNG MILLER
Hình 7-9a chỉ ra một mạch khuyếch đại đảo cĩ hệ số khuyếch đại thế bằng A. Trên hình 7-9a, tụ điện C nối giữa lối vào và ra của bộ khuyếch đại gọi là tụ phản hồi bởi vì tín hiệu lối ra được đưa trở lại lối vào.
Hình 7-9
Mạch như thế rất khĩ phân tích vì tụ phản hồi ảnh hưởng đến cả mạch lối ra lẫn mạch lối vào.
Định lý Miller cho phép phân tích tụ phản hồi thành 2 tụ riêng rẻ như hình 7-9b. Trong đĩ
Cin = C(A+1) (7-16) Cout = C(A+1)/ A (7-17)
Cĩ thể thấy rằng Cout ≈ C nhưng Cin lớn hơn tụ phản hồi A+1 lần. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng Miller. Nĩ được dùng để tạo ra một tụ ảo lớn hơn tụ phản hồi nhiều lần.
Mặt khác hiệu ứng Miller cịn cho thấy rằng tụ phản hồi tạo ra một mạch trễ (lag circuit) ở lối vào của bộ khuyếch đại. Chính tụ Cin là tụ chủ yếu quy định tần số cắt thấp của bộ khuyếch đại.
QUAN HỆ GIỮA BANDWIDTH VÀ THỜI GIAN TĂNG
Xét mạch RC ở đầu vào của bộ khuyếch đại. Ban đầu tụ khơng tích điện như hình 7-10a.
Hình 7-10
Nếu đĩng mạch tụ sẽ được nạp theo hàm mũ từ giá trị 0 đến nguồn cung cấp V. Thời gian tăng TR của mạch RC được định nghĩa là thời gian mà thế trên tụ tăng từ 10% đến 90% giá trị cực đại.
Dễ dàng tính được
TR =2.2RC (7-18)
Thời gian tăng lớn hơn thời hằng RC một chút.
Như đã nĩi trên, một bộ khuyếch đại dc cĩ một mạch trễ RC ở lối vào mà nĩ làm cho hệ số khuyếch đại thế decibel giảm 20dB/dec. Tần số cắt của mạch RC này cho bởi
f2=1/2πRC
f2=0.35/TR (7-19)
Phương trình (7-19) là quan hệ giữa thời gian tăng và band thơng của mạch. Trong mạch khuyếch đại dc band thơng cĩ nghĩa là tất cả các tần số từ 0 đến tần số cắt. Band thơng là cách nĩi khác của tần số cắt. Chẳng hạn nĩi một mạch khuyếch đại dc cĩ band thơng 100KHz cĩ nghĩa là tần số cắt của mạch cũng là 100KHz.