VII.4 GIẢN ĐỒ BODE

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình điện tử căn bản ppt (Trang 113 - 116)

c) Phân cực phản hồi collector và emitter

VII.4 GIẢN ĐỒ BODE

Hình 7-5 cho thấy đáp tuyến tần số của một bộ khuyếch đại ac. Mặc dù nĩ chứa một số thơng tin như hệ số khuyếch đại tần số giữa và các tần số cắt nhưng nĩ khơng cho phép mơ tả đầy đủ về hoạt động của một bộ khuyếch đại. Giản đồ Bode là cơng cụ cho nhiều thơng tin hơn về hoạt động của một bộ khuyếch đại ở ngồi vùng tần số giữa.

OCTAVES

Trong hệ 2, một số đứng bên trái một số khác lớn hơn nĩ 2 lần. Trong âm nhạc, từ octave cĩ nghĩa là gấp đơi về tần số. Khi di chuyển lên trên một octave chúng ta cĩ tần số gấp đơi.

Trong điện tử, octave cĩ nghĩa tương tự.

Khi f1/ f =2 chúng ta nĩi rằng f dưới f1 một octave. Khi f/f2 =2 chúng ta nĩi rằng f trên f2 một octave. DECADES

Decades cĩ nghĩa tương tự octave nhưng dùng hệ số 10 thay vì hệ số 2. Khi f1/ f =10 chúng ta nĩi rằng f dưới f1 một decade.

Khi f/f2 = 10 chúng ta nĩi rằng f trên f2 một decade. THANG ĐO TUYẾN TÍNH VÀ THANG ĐO LOGARIT

Các giản đồ thơng thường là giản đồ dùng thang đo tuyến tính trên cả 2 trục. Điều này cĩ nghĩa là khoảng cách giữa các số là giống nhau đối với mọi giá trị trên trục số như hình 7-6a. Trong thang đo tuyến tính các số bắt đầu từ số 0 và tăng tuyến tính đến các số lớn.

Hình 7-6

Đơi khi chúng ta dùng thang đo logarit vì nĩ nén các giá trị rất lớn của số liệu và cho phép chúng ta nhìn thấy nhiều decade. Hình 7-6b cho thấy một thang đo logarit. Lưu ý rằng số được đánh từ 1. Khoảng cách giữa 1 và 2 là lớn hơn khoảng cách giữa 9 và 10. Thang đo logarit thích hợp với các số đo

decibel. Ngồi thang đo tuyến tính và thang đo logarit người ta cịn dùng thang đo bán logarit. Thang đo bán logarit dùng thang đo tuyến tính trên trục tung cịn trục hồnh dùng thang đo logarit. Chúng ta dùng thang đo bán logarit để biểu diễn các quan hệ như hệ số khuyếch đại thế trên nhiều decade của tần số.

GIẢN ĐỒ DECIBEL CỦA HỆ SỐ KHUYẾCH ĐẠI THẾ Hình 7-7 chỉ ra đáp tuyến tần số của một bộ khuyếch đại ac.

Hình 7-7

Giản đồ tương tự hình 7-5, nhưng chúng ta biểu thị hệ số khuyếch đại bằng decibel theo tần số trên thang logarit. Giản đồ như vậy gọi là giản đồ Bode. Trục tung là thang đo tuyến tính cịn trục hồnh là thang đo logarit.

Theo giản đồ, hệ số khuyếch đại decibel đạt giá trị cực đại ở giữa. Tại tần số cắt hệ số khuyếch đại giảm và giảm với tốc độ 20dB/dec.

Tại tần số cắt, hệ số khuyếch đại thế bằng 0.707. Do đĩ hệ số khuyếch đại theo decibel tại tần số cắt bằng

AdB = 20log0.707 =-3dB

Giản đồ Bode hình 7-7 là giản đồ Bode lý tưởng đã được lý tưởng hố. Giản đồ Bode lý tưởng cho phép vẽ đáp tuyến tần số của một bộ khuyếch đại nhanh và dễ dàng.

Ví dụ chúng ta cĩ giản đồ Bode lý tưởng như hình 7-8. Chúng ta cĩ thể thấy các thơng tin sau đây. Hệ số khuyếch đại giữa là 40dB. Tần số cắt là 1KHz và 100KHz. Độ dốc của đặc tuyến bên dưới và trên tần số cắt là 20dB/dec. Ngồi ra chúng ta cũng thấy rằng hệ số khuyếch đại thế decibel bằng 0dB (A=1) tại tần số 10Hz và 100MHz.

Hình 7-8

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo trình điện tử căn bản ppt (Trang 113 - 116)