c) Phân cực phản hồi collector và emitter
V.6 PHÂN TÍCH MỘT KHUYẾCH ĐẠI DÙNG TRANSISTOR
Phân tích một mạch khuyếch đại là phức tạp vì cả thành phần ac lẫn dc đều tồn tại trong mạch. Chúng ta cĩ thể phân tích chế độ dc và phân tích chế độ ac một cách riêng rẽ. Hoạt động thực của mạch là chồng chất của 2 chế độ dc và ac.
MẠCH TƯƠNG ĐƯƠNG DC
Trong phân tích dc chúng ta tính dịng và thế dc của mạch. Để làm việc này chúng ta tưởng tượng hở mạch đối với tất cả các tụ. Mạch cịn lại là mạch tương đương dc. Trong phân tích dc, quan trọng nhất là tính IE vì nĩ liên quan đến r’e trong phân tích ac.
ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN DC
Hình 5-13
Hình 5-13a là sơ đồ mạch gồm cĩ cả nguồn ac và dc. Đối với tín hiệu ac, nguồn dc là ngắn mạch. Điều này là đúng vì trở nội của nguồn dc bé do đĩ nĩ khơng gây sụt thế ac nào. Vậy khi phân tích ac chúng ta ngắn mạch tất cả các nguồn dc.
MẠCH TƯƠNG ĐƯƠNG AC
Sau khi phân tích dc, chúng ta sẽ bắt đầu phân tích ac bằng cách ngắn mạch tất cả các tụ và nguồn dc. Transistor cĩ thể thay thế bằng mơ hình T hay
mơ hình π. Sau đây chúng ta sẽ dẫn ra các mạch tương đương ac của các mạch khuyếch đại phân cực base và phân cực VDB.
a) MẠCH KHUYẾCH ĐẠI PHÂN CỰC BASE
Hình 5-14
Hình 5-14a là một mạch khuyếch đại phân cực base. Để cĩ mạch tương đương ac, chúng ta ngắn mạch tất cả các tụ. Điểm cĩ nhãn Vcc cũng được nối đất về mặt ac. Hình 5-14b cho thấy mạch tương đương ac. Transistor đã đuợc thay thế bởi mơ hình π. Trong mạch base, thế ac lối vào đặt trên RB song song với βr’e . Trong mạch collector, nguồn dịng ic chảy qua RC và RL mắc song song.
b) MẠCH KHUYẾCH ĐẠI VDB
Hình 5-15a là một mạch khuyếch đại VDB. Hình 5-15b cho thấy mạch tương đương ac. Transistor đã đuợc thay thế bởi mơ hình π. Trong mạch base, thế ac lối vào đặt trên R1 song song với βr’e và với R2. Trong mạch collector, nguồn dịng ic chảy qua RC và RL mắc song song.
Hình 5-15 c) MẠCH KHUYẾCH ĐẠI CE
Các mạch khuyếch đại trên hình 5-14, hình 5-15 là các ví dụ về mạch khuyếch đại chung emitter (common emitter = CE). Mạch khuyếch đại này gọi là mạch khuyếch đại chung emitter vì emitter được nối GND về mặt ac.
Trong mạch khuyếch đại chung emitter tín hiệu cần khuyếch đại được đưa đến cực base, tín hiệu đã được khuyếch đại xuất hiện ở collector.
Cĩ 2 kiểu mạch khuyếch đại transistor khác là mạch khuyếch đại chung base (CB) và mạch khuyếch đại chung collector (CC). Chúng được dùng trong một số ứng dụng nhưng khơng phổ biến bằng mạch khuyếch đại CE.
Tĩm lại, để cĩ được mạch tương đương về mặt ac, chúng ta phải làm mấy việc chủ yếu sau:
♦ Ngắn mạch tất cả các tụ
♦ Tưởng tượng tất cả các nguồn dc là GND xoay chiều ♦ Thay thế transistor bằng mơ hình T hoặc mơ hình π ♦ Vẽ mạch tương đương ac