Nội dung chiến lược phát triển thương hiệu

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thương hiệu KFC và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp VN (Trang 29 - 30)

2. Chiến lược phát triển thương hiệu

2.2. Nội dung chiến lược phát triển thương hiệu

Để đề ra chiến lược phát triển thương hiệu đầu tiên doanh nghiệp phải xem tổng thể ngành, cạnh tranh và dự báo được viễn cảnh kinh doanh của ngành đó trong một thị trường cụ thể. Để làm được điều này trước hết doanh nghiệp phải tiến hành công tác nghiên cứu thị trường và khách hàng để tìm hiểu xu hướng phát triển của ngành, xu hướng phát triển nhu cầu và đặc điểm hành vi khách hàng. Ngoài ra, những vấn đề biến đổi trong đoạn thị trường mục tiêu cũng cần được phân tích chu đáo. Doanh nghiệp phải phân đoạn được thị trường, xác định thị trường mục tiêu, phân tích nhu cầu sản phẩm, các yếu tố tác động đến sự phát triển thương hiệu sản phẩm…. Thêm vào đó, vị trí và hình ảnh thương hiệu của đối thủ cạnh tranh cũng cần phải được tìm hiểu để biết nhu cầu, sự đánh giá và cảm nhận của khách hàng. Phân tích bản đồ nhận thức của người tiêu dùng về các thương hiệu hiện có trên thị trường theo những tiêu chuẩn mua hoặc thuộc tính quan trọng. Sự phân tích này giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được vị trí định vị mong muốn cho thương hiệu của mình trên thị trường so với những thương hiệu cạnh tranh khác. Bởi vì, thương hiệu của doanh nghiệp cần chiếm được một vị trí nhất định trong nhận thức của người tiêu dùng ở thị trường mục tiêu chứ khơng phải là ở thị trường nói chung.

Chiến lược thương hiệu là kế hoạch chỉ ra đường lối và trọng tâm cho việc quản lý thương hiệu, đồng thời tạo nền tảng vững chắc giúp nhà quản lý thực hiện đồng bộ mọi hoạt động liên quan đến thương hiệu đó. Sau khi nghiên cứu thị trường và khách hàng doanh nghịêp sẽ xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu của mình qua 4 bước chính sau:

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thương hiệu KFC và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp VN (Trang 29 - 30)