3. Kinh nghiệm KFC cho các doanh nghiệp Việt nam
3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước
Một quốc gia không thể được gọi là phát triển nếu thiếu đi những thương hiệu toàn cầu. Muốn xây dựng và phát triển được những thương hiệu toàn cầu, Nhà nước phải nghiên cứu kỹ lợi thế cạnh tranh quốc gia, có định hướng phát triển ngành rõ ràng, có chiến lược thực hiện phù hợp và hiệu quả. Đó là một q trình lâu dài, tốn kém rất nhiều thời gian và công sức để đi đến thành công là thương hiệu sản phẩm, thương hiệu quốc gia. Không phải ngẫu nhiên mà cha đẻ của marketing hiện đại Philip Kottler khi sang thăm Việt nam ơng đã nói: Tại sao Việt nam khơng phải là nhà bếp của thế giới nhỉ? Việt nam có lợi thế về ẩm thực do các nguyên liệu cho ẩm thực đều là nông sản và Việt nam mạnh về nông sản. Nguyên liệu rồi rào và rẻ cộng với những cơng thức món ăn nổi tiếng có từ lâu đời,… là lợi thế của Việt nam. Nhưng nhìn chung, các món ăn của Việt nam vẫn tồn tại manh mún, việc kiểm sốt vệ sinh an tồn thực phẩm còn chưa được chú trọng và ẩm thực Việt nam chưa được đầu tư, phát triển bài bản… Vậy Nhà nước nên làm thế nào để ẩm thực Việt có thể trở thành thương hiệu toàn cầu?
Nhà nước và các cơ quan chuyên ngành phải hoạch định được tầm nhìn chiến lược cho thương hiệu ẩm thực Việt bằng cách nghiên cứu và phát triển có hệ thống các món ăn mang hương vị Việt. Từ đó, vạch ra các chiến lược, kế hoạch và hoạt động cụ thể để đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Nhà nước nên tạo điều kiện nhiều hơn cho quảng bá văn hóa ẩm thực Việt nam. Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu kinh tế quốc tế hiện nay, khi mà thương hiệu của các sản phẩm đồ ăn nhanh Việt nam chưa có chỗ đứng trên thị trường nội địa và thị trường thế giới thì việc kết hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp nhằm tạo dựng cho được hình ảnh chung cho ẩm thực Việt nam và quảng bá ẩm thực Việt nam với bạn bè quốc tế là vấn đề rất cấp thiết. Nhà nước cũng cần có chính sách, quy định bảo vệ hình ảnh đất nước, con người, văn hóa truyền thống cũng như ẩm thực Việt nam thông qua thương hiệu của sản phẩm “Made in Vietnam”.
Hoàn thiện hành lang pháp lý đối với các vấn đề như nhượng quyền thương mại; sở hữu trí tuệ, tăng cường hơn nữa thực thi pháp luật, cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu thương hiệu nói riêng. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt nam xây dựng thương hiệu: ví dụ như nên đơn giản hố các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp có thể đăng ký thương hiệu một cách nhanh chóng nhất (vì quy định thời gian chấp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ và cấp bằng bảo hộ như hiện nay quá phức tạp, mất thời gian).
Các cơ quan chức năng cần có quy định rõ ràng, cụ thể đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm các nhà hàng, quán ăn không đảm bảo chất lượng bằng các hình thức như rút giấy phép kinh doanh hay cho đăng tải địa chỉ các nhà hàng khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, sử dụng phụ gia, nguyên liệu không rõ nguồn gốc lên các diễn đàn, báo điện tử.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm của KFC cho các doanh nghiệp Việt nam......71 1. Nhận thức của các doanh nghiệp Việt nam về phát triển thương hiệu...........71 3.1.2. Thị trường cầu đồ ăn nhanh.......................................................................79