Chiến lược liên minh thương hiệu

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thương hiệu KFC và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp VN (Trang 65 - 67)

2. Chiến lược phát triển thương hiệu KFC 1 Mục tiêu chiến lược thương hiệu KFC

2.2.3. Chiến lược liên minh thương hiệu

Một trong những chiến lược thương hiệu mà KFC thực hiện khá thành công khi thâm nhập thị trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trường lớn và tiềm năng như Trung quốc, Nhật bản đó là chiến lược liên minh thương hiệu. Liên minh thương hiệu khi thâm nhập thị trường mới được KFC thực hiện dưới hình thức liên doanh (joint venture). Đây là cách thức phổ biến và an tồn được nhiều cơng ty sử dụng trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay bởi những lợi ích mà nó mang lại. Đối với KFC, hình thức liên doanh giúp cho cơng ty có thể đảm bảo được nguồn cung cấp nguyên liệu có chất lượng, tận dụng được mạng lưới phân phối có sẵn của đối tác và quan trọng hơn hình thức này ít rủi ro, được chính phủ nước bạn khuyến khích chính vì thế việc thâm nhập thị trường diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Khi thâm nhập thị trường Nhật bản vào những năm đầu thập niên 70 thế kỷ 20, KFC đã thành lập một liên doanh 50/50 với một công ty thương mại khổng lồ của Nhật bản tên là Mitsushibi. Mitsushibi giúp cho KFC hiểu hơn về phong tục tập quán Nhật bản, hướng dẫn KFC chấp hành tốt luật cũng như các quy định của thị trường này. Thêm vào đó, Mitsushibi cịn giúp cho KFC tiếp cận với nguồn cung cấp gà dồi dào và đảm bảo chất lượng. Một hợp đồng liên doanh 55/45 cũng được KFC thực hiện khi thâm nhập thị trường Trung quốc, thị trường vẫn được đánh giá là phức tạp và khó tính. Bởi việc cũng cố sự hiểu biết lẫn nhau, đẩy mạnh hiệu quả và tính cạnh tranh, cả KFC và đối tác Trung quốc đều hoạt động một cách hiệu quả. Chẳng hạn, đối tác Trung quốc có thể học hỏi được KFC kinh nghiệm để sản xuất một sản phẩm chất lượng hơn với chi phí thấp hơn hay việc mở rộng thương hiệu sang những thị trường mới cịn KFC có thể duy trì được nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng, yếu tố cơ bản đến sự thành công của

ngôn ngữ, phong tục tập quán, thị hiếu, quy định pháp luật… trên thị trường Trung quốc. Và quan trọng hơn, bất kỳ một sự đầu tư nào cũng ẩn những rủi ro tài chính nhất định, liên minh thương hiệu giúp các doanh nghiệp có thể chia sẻ được rủi ro tài chính, học hỏi được kinh nghiệm quản lý của đối tác…

Cả thị trường Nhật bản và thị trường Trung quốc đều là những thị trường tiềm năng cho việc phát triển ngành cơng nghiệp kinh doanh đồ ăn nhanh nói chung và KFC nói riêng bởi đây là những thị trường có số dân đơng, tốc độ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra nhanh chóng, nhu cầu đồ ăn nhanh khơng ngừng nâng cao,… chính những yếu tố đó mà KFC đã quyết định đầu tư vào hai thị trường này từ thập niên 70 và 80 của thế kỷ 20.

Làm thế nào để thâm nhập thị trường mới thuận lợi ln là bài tốn khó khăn nhất đối với mọi doanh nghiệp khi muốn bành trướng thị trường tồn cầu và hình thức liên doanh vẫn được các doanh nghiệp lựa chọn như một xu thế tất yếu bởi những ưu điểm mà nó mang lại.

Bên cạnh hình thức liên doanh khi thâm nhập thị trường mới, KFC còn liên minh với một số thương hiệu cùng ngành, thuộc công ty mẹ Yum! như Pizza Hut hay Taco Bell… và đây cũnglà một nguyên nhân chứng minh cho sự lớn mạnh không ngừng của Yum!

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển thương hiệu KFC và kinh nghiệm cho các doanh nghiệp VN (Trang 65 - 67)