DÂY VẬN NHÃN NGOÀI (VI)

Một phần của tài liệu THẦN KINH HỌC (Trang 27 - 28)

1. Giải phẫu và chức năng.

Dây vận nhỡn ngoài nằm giữa giới hạn cầu và hành não cùng bên. Dây VI chi phối dây thẵng ngoài (đưa mắt ra ngoài).

2. Cách khám:

Khi liệt dây VI người bệnh khơng thể đưa mắt ra ngồi. Người bệnh nhìn đơi khi nhìn ra ngồi. 3. Nguyên nhân:

Dây VI có thể bị liệt 1 hoặc 2 bên trong tăng áp lực sọ não. Những nguyên nhân gây liệt dây III, dây IV cüng có thể gây liệt dây VI.

3.1. Một số phương pháp thăm khám đặc biệt dây III, IV, VI. 3.1.1.Giật nhãn cầu (nystagmus).

Là hiện tượng rung nhãn cầu vơ ý thức và khơng tự chủ. Có khi nhìn ngồi đã thấy (giật nhãn cầu tự phát), có khi giật nhãn cầu chỉ xảy ra khi người bệnh nhìn cố định vào một vật hoặc đưa mắt sang ngang. Có thể gặp loại giật nhãn cầu ngang, dọc hoặc vịng trịn.

Giật nhãn cầu có thể gặp trong các bệnh sau đây:

- Do tổn thương tiền đình ngoại biên, ví dụ sau viêm tai. - Do tổn thương trung ương.

- Giật nhãn cầu đứng do tổn thương cuống não. - Giật nhãn cầu ngang do tổn thương cầu não.

- Giật nhãn cầu vòng tròn (rotetoire) do tổn thương hành tuỷ. 3.1.2. Cách khám đồng tử:

- Khám kích thước của đồng tử: so sánh đồng tử hai bên:

+ Đồng tử giãn to: có thể do liệt co thắt đồng tử hoặc co thắt cơ giãn đồng tử, gặp trong nhiểm độc atropin và các dẫn xuất của nó, rược, cocain. Đồng tử giãn một bên thường do chèn ép dây III.

+ Đồng tử thu hẹp: có thể do cơ thắt hoặc do liệt cơ giãn đồng tử. Có thể gặp đồng tử thu hẹp trong tổn thương cầu não tuỷ hoặc thần kinh giao cảm cổ, trong bệnh tabet hoặc do ngộ độc pilocacbin, nha phiến và các dẫn xuất của phiến.

3.1.3. Khám hình dạng đồng tử:

Xem đồng tử có thể bị m o mó khơng? Đồng tử khơng đều, méo mó hoặc bên to bên nhỏ thường do viêm mống mắt, dính mống mắt và thuỷ tinh thể. Ở người bệnh thần kinh, phải nghĩ đến nguyên nhân liệt toàn thể.

3.1.4. Khám vận động của đồng tử:

- Xem phãn xạ với ánh sáng: nên nghiên cứu từng mắt riêng biệt. Người bệnh đứng trước cửa sổ, nhắm hai mắt trong vòng một phút, rồi mở một mắt của người bệnh xem đồng tử có thu lại do ánh sáng bên ngồi chiếu vào khơng?

- Xem phản xạ đìêu tiết: đồng tử sẽ co lại khi phải điều tiết để nhìn một vật từ xa lại. Bảo người bệnh nhìn ngón tay để từ xa lại gần, sẽ thấy đồng tử thu hẹp lại.

3.1.5. Rối loạn về đồng tử:

- Dấu hiệu Argyll Roberson: mất phản xạ với ánh sáng nhưng còn phản xạ điều tiết. Do tổn thương ở củ não sinh tư, thường gặp trong tabet, liệt toàn thể.

- Hội chứng Claude Bernard – Horner: liệt dây giao cảm cổ sẽ gây ra những rối loạn sau đây: + Đồng tử co: do liệt cơ giãn đồng tử chi phối bởi dây giao cảm cổ.

+ Hẹp khe mí mắt: mí mắt sụp do liệt phần trơn của cơ nâng mi. + Mắt lõm (Enoptalmie): do liệt cơ ổ mắt.

+ đơi khi có hiện tượng giãn mạch và khơng tiết mồ hơi sau khi tiêm pilocacpin vào da cổ.

Một phần của tài liệu THẦN KINH HỌC (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)