HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH TIỂU NÃO

Một phần của tài liệu THẦN KINH HỌC (Trang 41 - 43)

XII. DÂY THẦN KINH HẠ NHIỆT (Dây XII)

12. HỘI CHỨNG TIỀN ĐÌNH TIỂU NÃO

1. Mở đầu.

tiểu não: trên, giữa, dưới.

+ Tiểu não gồm phần giữa hay thùy nhộng và 2 bán cầu tiểu não. Thùy nhộng có chức năng giữ thăng bằng, bán cầu tiểu não có chức năng phối hợp vận động và duy trì phản xạ trương lực cơ.

+ Hạch tiền đình nằm ở đáy ống tai trong, đi gai có liên quan đến các ống bán khuyên và tạo thành dây thần kinh tiền đình (dây thần kinh số VIII) tới nhân tiền đình ở nền não thất 4, từ các nhân tiền đình liên hệ với các phần khác nhau của hệ thần kinh như: nhân mái, tiểu não, thùy thái dương, các nhân dây thần kinh vận động qua bó dọc sau, với thể lưới, nhân dây X với tủy sống qua bó tiền đình- gai. Vì vậy tổn thương tiền đình gây rối loạn thăng bằng, rung giật nhãn cầu, chóng mặt và nơn.

+ Bán cầu tiểu não có nhiều nhân xám (nhân mái, nhân răng…), có các đường liên hệ với tủy sống và hành não, liên hệ với vỏ đại não chủ yếu ở thùy thái dương. Các đường ly tâm từ tiểu não tới nhân đỏ bên đối diện và tủy sống (bó hồng gai).

+ Tiểu não qua nhân tiền đình và bó dọc sau liên hệ tới các nhân dây thần kinh vận nhãn. 2. Hội chứng tiền đình.

Khi tổn thương tiền đình sẽ gây rối loạn thăng bằng, rung giật nhãn cầu, chóng mặt và buồn nơn. 2.1. Hội chứng tiền đình ngoại vi (hội chứng tiền đình hồ hợp):

+ Chóng mặt có hệ thống: các vật quay xung quanh người bệnh nhân hay ngược lại.

+ Rối loạn thần kinh thực vật: da mặt tím tái, vã mồ hơi, nhịp tim nhanh, khó thở, nơn và buồn nơn nhất là khi thay đổi tư thế.

+ Rối loạn thăng bằng: nếu nặng bệnh nhân không thể ngồi dậy được, không xoay đầu được. + Rung giật nhãn cầu ngang, xoay; khơng có rung giật nhãn cầu dọc.

+ Chiều lệch chi, chiều ngã và chiều chậm của rung giật nhãn cầu phù hợp nhau, thường kèm theo điếc. + Diễn biến từng cơn, điều trị thường có chuyển biến nhanh.

+ Nguyên nhân: do viêm tai xương chüm, vỡ xương đá, mất máu, nhiễm độc streptomycine, quinine, u góc cầu tiểu não, tổn thương dây thần kinh tiền đình.

2.2. Hội chứng tiền đình trung ương (hội chứng tiền đình khơng hồ hợp): Thường do tổn thương nhân tiền đình hoặc trên nhân.

+ Chóng mặt khơng hệ thống, cảm giác bồng bềnh như trên sóng. + Rung giật nhãn cầu nhiều hướng, có cả rung giật nhãn cầu dọc.

+ Chiều lệch chi, chiều ngã, chiều chậm của rung giật nhãn cầu không phù hợp với nhau. + Diễn biến k o dài, khó điều trị.

+ Thường có tổn thương thần kinh khu trú.

+ Nguyên nhân: do vữa xơ động mạch, do thiếu máu, nhồi máu, thiểu năng sống-nền, hội chứng tăng áp nội sọ gây phù nề hệ thống ống tai trong, xơ cứng rải rác, rỗng hành não.

3. Hội chứng tiểu não.

Hội chứng tổn thương bán cầu tiểu não có đặc điểm rối loạn vận động cùng bên, ít khi rối loạn thăng bằng.

+ Lâm sàng:- Dáng đi tiểu não: loạng choạng, khuynh hướng ngã khi đứng, lảo đảo phải đứng dạng chân.

- Run khi cử động hữu ý, hết khi nghỉ ngơi, run khi chạm đích.

- Rối loạn lời nói: nói chậm, ngập ngừng, dằn từng tiếng và tiếng nói nổ bùng. - Giảm trương lực cơ: cơ nhẽo.

- Mất điều hồ, khơng tăng khi nhắm mắt.

- Mất phối hợp vận động, sai tầm, quá tầm: nghiệm pháp ngón tay trỏ müi, ngón chân-đầu gối dương tính.

-Rung giật nhãn cầu: khi có tổn thương đồng thời tới nhân tiền đình mới có rung giật nhãn cầu.

+ Ngun nhân: rối loạn tuần hoàn tiểu não như: chảy máu, nhồi máu, xơ cứng rải rác, u tiểu não, u góc cầu-tiểu não, teo tiểu não…

Một phần của tài liệu THẦN KINH HỌC (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)