XII. DÂY THẦN KINH HẠ NHIỆT (Dây XII)
10. HỘI CHỨNG RỐI LOẠN THẦN KINH TỰ CHỦ
1. Đại cương.
Hệ thần kinh tự chủ làm nhiệm vụ thiết lập các tác động giữa cơ thể và môi trường, đặc biệt là điều hồ các q trình hoạt động bên trong cơ thể.
Hệ thần kinh tự chủ có hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, gồm có các trung khu thực vật nằm ở: + Não và tủy sống.
+ Các hệ thống hạch cạnh sống và hạch ngoại vi.
+ Các đường dẫn truyền của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm nằm trong thành phần các dây thần kinh sọ não, tủy sống và các dây thần kinh tự chủ.
+ Sự phân bố khoanh đoạn của thần kinh tự chủ không tương ứng với sự phân bố của thần kinh cảm giác: từ C8đến D3 phân bố cho mặt, cổ; từ D4-D7 phân bố cho tay; từ D8-L3 phân bố cho chân.
+ Đối với nội tạng, sự phân bố thần kinh ít mang tính chất khoanh đoạn.
+ Sự dẫn truyền xung động của hệ thần kinh tự chủ chậm, vì hầu hết các sợi khơng có bao myelin hay bao myelin rất mỏng (sợi tiền hạch có bao myelin, sợi hậu hạch khơng có bao myelin).
+ Hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm cân đối nhau, khi mất sự cân đối này sẽ gây rối loạn.
+ Đối với một số cơ quan, tổ chức, nếu xét riêng rẽ sẽ thấy có sự khác nhau về chức năng của hệ giao cảm và phó giao cảm, nhưng thực tế trong cơ thể đó là một sự hoạt động thống nhất được thể hiện ở bảng dưới đây:
Cơ quan đích Hệ giao cảm Hệ phó giao cảm Mắt. Giãn đồng tử, lồi mắt, rộng khe mi.
Co đồng tử, thụt nhãn cầu, hẹp khe mi.
Tuyến nước bọt. Tiết nước bọt đặc, ít. Loãng, nhiều.
Tim. Tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Giảm nhịp tim, giảm huyết áp. Phế quản. Giãn. Co.
Ruột, dạ dày. Giảm nhu động, giảm tiết dịch Tăng nhu động, tăng tiết dịch Mạch máu. Co mạch. Giãn mạch.
Da. Co mạch, tái nhợt. Giãn mạch, đỏ. Chất gây hưng phấn.
Adrenalin, ephedrin, canxi... Achetylcholin, eserin, kali... Chất gây ức chế. Chlohydrat, bromua. Atropin, scopolamin.