Khám hội chứng cột sống.

Một phần của tài liệu THẦN KINH HỌC (Trang 50 - 51)

XII. DÂY THẦN KINH HẠ NHIỆT (Dây XII)

1. Khám hội chứng cột sống.

1.1. Nhận xét hình dáng cột sống:

+ Cột sống của bệnh nhân có bị lệch, bị vẹo (scoliose) về bên phải hay bên trái không? + Cong sinh l{ (ưỡn thắt lưng) có bình thường khơng hay bị giảm, mất hoặc bị đảo ngược. 1.2. Đánh giá trương lực

cơ cạnh sống:

Quan sát từ phía sau xem khối cơ cạnh sống hai bên có cân đối khơng, sau đó nắn xem trương lực hai khối cơ đó có đều nhau khơng, nếu khơng đều thì trương lực cơ bên nào tăng. 1.3. Tìm điểm đau cột

sống:

Ấn hoặc gõ trên mỏm gai các đốt sống để tìm điểm đau cột sống (đốt sống bị tổn thương sẽ đau hơn các đốt sống khác).

1.4. Khám khả năng vận động cột sống:

Kiểm tra các chức năng vận động của cột sống (cúi, ngửa, nghiêng và xoay). + Cúi:

- Khoảng cách ngón tay - đất: cho bệnh nhân đứng thẳng sau đó yêu cầu bệnh nhân cúi tối đa, chân thẳng, hai tay giơ thẳng ra trước (hướng xuống đất) sau đó đo khoảng cách từ giữa ngón tay giữa của bệnh nhân tới mặt đất. Nhìn chung, người có cột sống khoẻ mạnh khi cúi thì khoảng cách ngón tay - đất thường bằng khơng (đầu ngón tay giữa chạm được xuống đất), hoặc là một số âm. Bệnh nhân thốt vị đĩa đệm có kích thích rễ thì ngón tay khơng thể chạm được xuống đất.

- Chỉ số Schober: Đầu tiên cho bệnh nhân đứng thẳng, thầy thuốc xác định mỏm gai của đốt S1 và đánh dấu lại (điểm P1). Từ điểm này đo lên trên 10cm (đo lần một) và đánh dấu tiếp điểm thứ 2 (P2), như vậy điểm P và P2cách nhau 10 cm. Sau đó cho bệnh nhân cúi tối đa, hai chân duỗi thẳng tại khớp gối. Thầy thuốc đo lại khoảng cách giữa hai điểm P1 và P2 (ở tư thế cúi của bệnh nhân), ví dụ đo lần hai được 14 cm.

Số đo lần 1

Chỉ số Schober = ---------------- Số đo lần 2

Người bình thường ở tuổi thanh niên có chỉ số Schober khoảng từ 14/10 đến 15/10. Ở các bệnh nhân có hội chứng thắt lưng hơng chỉ số này giảm.

+ Ưỡn cột sống thắt lưng: dùng thước đo độ cong của cột sống thắt lưng, độ ưỡn thắt lưng ở người bình thường là 18mm, khi ưỡn tối đa là 30mm.

+ Xoay và nghiêng cột sống: dùng thước đo độ xoay và nghiêng, bình thường cột sống nghiêng được 29 -31o về hai bên và xoay được từ 30 - 32o.

Một phần của tài liệu THẦN KINH HỌC (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)