0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Nghiên cứu ựặc ựiểm sinh học, sinh thái của một số loài bọ ựuôi kìm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BỌ ĐUÔI KÌM BẮT MỒI TRÊN RAU CẢI BẮP VÙNG HÀ NỘI VÀ HƯNG YÊN; ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI EUBORELLIA ANNULIPES VÀ NHÂN NUÔI SỬ DỤNG CHÚNG TRÊN ĐỒNG RUỘNG (Trang 48 -51 )

Nguyễn Xuân Niệm (2006a) [23] khi nghiên cứu bọ ựuôi kìm

Chelisoches morio cho thấy chúng ựẻ khá nhiều, trung bình 40 trứng/ổ, tỷ lệ nở trên 90%. Mỗi ngày ăn trung bình 7 ấu trùng bọ cánh cứng hại dừa. Theo Nguyễn Thị Thu Cúc và cộng sự (2009) [10] bọ ựuôi kìm Chelisoches variegatus thường ẩn nấp, khả năng chạy rất nhanh nhưng ắt khi bay. Khả năng bắt cặp rất cao, con cái chăm sóc và bảo vệ trứng, thời gian sống của bọ ựuôi kìm khá dài. Loài Chelisoches morio có thời gian pha trứng trung bình 6,75 ngày, pha thiếu trùng có 4 tuổi, tuổi 1 là 8,92 ngày, tuổi 2 là 9,05 ngày, tuổi 3 là 12,58 ngày, tuổi 4 là 17,97 ngày, trưởng thành sống 26,8 ngày. Vòng ựời của bọ ựuôi kìm C. morio trung bình là 80,8 ngày. Loài Chelisoches variegatus có thời gian phát dục các pha ngắn hơn, vòng ựời là 72,3 ngày. Khả năng ựẻ trứng của con cái loài C. morio là 144,5 quả (28,7 quả/ổ), loài

C. variegatus là 243 quả (55 quả/ổ) cao hơn loài C. morio. Cả hai loài này có khả năng ăn tất cả các pha của bọ cánh cứng hại dừa nhưng thắch ăn ấu trùng tuổi 1-2 nhất. Các thắ nghiệm cho thấy bọ ựuôi kìm còn ăn sâu non của sâu khoang, rệp, mối.

Nguyễn đức Tùng và Nguyễn Thanh Thảo (2010) [40] nghiên cứu về ảnh hưởng của hai loại thức ăn nhân tạo (thức ăn chó và mèo) tới kắch thước và một số ựặc ựiểm sinh vật học khá chi tiết của bọ ựuôi kìm Euborellia annulata. Kết quả cho thấy hai loại thức ăn này không ảnh hưởng tới kắch thước của bọ ựuôi kìm E. annulata. Kắch thước các pha trứng là 1,25 mm, tuổi 1 là 3,897 mm, tuổi 2 là 5,86 mm, tuổi 3 là 8,76 mm, tuổi 4 là 11,75 mm, trưởng thành ựực là 11,11 mm và trưởng thành cái 12,15 mm khi nuôi bằng thức ăn cho mèo. Thời gian phát dục của bọ ựuôi kìm E. annulata khi nuôi bằng thức ăn cho chó ngắn hơn rõ rệt so với thức ăn mèo. Vòng ựời khi nuôi bằng thức ăn chó là 56,07ổ6,27 ngày ngắn hơn khi nuôi bằng thức ăn mèo (72,22ổ5,92 ngày). Bọ ựuôi kìm cái ựẻ 387,55ổ18,48 trứng khi nuôi bằng thức ăn công nghiệp cho chó, ựẻ nhiều hơn so với nuôi bằng thức ăn công nghiệp cho mèo (273,40ổ10,91 trứng). Khi tác giả nuôi 6 cá thể trưởng thành cái với 2 cá thể trưởng thành ựực bọ ựuôi kìm E. annulata sau 60 ngày ở công thức ăn thức ăn cho chó thu ựược 110 quả trứng và 1.119 bọ ựuôi kìm, nhưng ở công thức nuôi bằng thức ăn mèo chỉ thu ựược 52,7 trứng và 624 con bọ ựuôi kìm.Tác giả cũng xây dựng tờ rơi hướng dẫn nhân nuôi và sử dụng bọ ựuôi kìm E. annulata phòng trừ sâu ựục thân ngô.

Theo kết quả nghiên cứu của Cao Anh đương và Hà Quang Hùng (1999) [12] vòng ựời Euborellia annulipes trung bình 98,8 ngày (trong ựiều kiện nhiệt ựộ 29,60C, ẩm ựộ 73,3%); Thời gian trứng trung bình 7,7 ngày; Thời gian thiếu trùng trung bình 75,4 ngày; Trưởng thành từ vũ hóa ựến ựẻ quả trứng ựầu tiên trung bình 11,9 ngày. Giai ựoạn sâu non có 6 tuổi với 5 lần lột xác, tuổi 6 thời gian phát dục trung bình 16,8 ngày. Khả năng ựẻ trứng của trưởng thành cái trung bình 24,8 quả, cao 50,6 quả; Tỷ lệ nở của trứng ựạt 84,4% trong ựiều kiện nhiệt ựộ 29,20C, ẩm ựộ 71,5%. Kết quả ựiều tra cũng chỉ ra rằng ựỉnh cao mật ựộ bọ ựuôi kẹp sọc thường xuất hiện sau ựỉnh cao

mật ựộ sâu ựục thân. Các tác giả cũng thử nghiệm ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu ựến bọ ựuôi kẹp sọc, kết quả cho thấy sau 2 ngày phun thuốc Cartap bọ ựuôi kẹp chết 50%, sau 3-4 ngày chết 70-100% nhưng thuốc trừ cỏ Gramoxone và Roundup không ảnh hưởng ựến bọ ựuôi kẹp sọc.

Cao Anh đương và Hà Quang Hùng (2005b) [14] nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu ựến các loài thiên ựịch của sâu ựục thân mắa ta thấy việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu dạng hạt như Diazinon (Diaphos 10H), Cartap (Padan 4H) và Fipronil (Regent 0.3G) ựể bón lót khi trồng tuy có làm giảm mật ựộ loài bọ ựuôi kìm E. annulipes song không có sự khác biệt rõ rệt so với ruộng ựối chứng không sử dụng thuốc. Thuốc Carbosulfan (Marshal 5G) thì làm giảm mật ựộ bọ ựuôi kìm E.annulipes rõ rệt so với ựối chứng (9,73 con/100m2 so với 13,54 con/100m2). Sử dụng các loại thuốc trừ sâu dạng nước phun lên cây mắa cho thấy, việc sử dụng các loại thuốc Diazinon, Carbosulfan, Cartap và Fipronil hòa với nước ựể phun theo kiểu thông thường ựã có ảnh hưởng rõ rệt ựến mật ựộ loài bọ ựuôi kìm

E. annulipes.

Theo Trung tâm BVTV phắa Bắc (2009) [37] bọ ựuôi kìm Euborellia annulipes Lucas là loài côn trùng có biến thái không hoàn toàn, trải qua 3 pha phát dục: trứng, thiếu trùng và trưởng thành. Trứng bọ ựuôi kìm hình tròn, ựẻ thành từng ổ dưới mặt ựất, trứng mới ựẻ màu trắng sữa. Thiếu trùng bọ ựuôi kìm E. annulipes mới nở có màu trắng sữa, ựôi kìm màu vàng trong suốt, sau chuyển màu nâu xám ựến ựen bóng. Trưởng thành bọ ựuôi kìm E. annulipes

có màu ựen bóng, giữa ựốt bụng và ựốt ngực có khoang trắng, râu ựầu có 12 - 16 ựốt. Ngực có 3 ựôi chân kiểu chân bò, khả năng di chuyển rất nhanh. đốt bụng cuối cùng phát triển thành gọng kìm dùng ựể tự vệ và tấn công con mồi. Các pha của bọ ựuôi kìm ựen ựều sống trong các tàn dư trên ruộng rau, chui vào lá hoặc chui xuống ựất ựể sống và ẩn náu vào ban ngày. Trưởng thành cái

có kắch thước lớn hơn con ựực, phần bụng phình to hơn. Con cái có ựôi kìm ựối xứng, con ựực ựôi kìm thường cong bất ựối xứng, bọ ựuôi kìm cái sau khi ựẻ trứng thường ẩn náu bên cạnh ổ trứng, khi thấy có dấu hiệu không an toàn chúng dùng ựôi kìm di chuyển từng quả trứng ựi nơi khác.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BỌ ĐUÔI KÌM BẮT MỒI TRÊN RAU CẢI BẮP VÙNG HÀ NỘI VÀ HƯNG YÊN; ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI EUBORELLIA ANNULIPES VÀ NHÂN NUÔI SỬ DỤNG CHÚNG TRÊN ĐỒNG RUỘNG (Trang 48 -51 )

×