rau họ hoa thập tự
Rau họ hoa thập tự ựược trồng ở hầu khắp các nước trên thế giới, thành phần sâu hại cũng rất phong phú nhưng mỗi vùng, miền chỉ có một số loài gây hại phổ biến và nghiêm trọng. Theo công bố của Liu et al. (1995) [84] ở Trung Quốc có 7 loài sâu gây hại chắnh trên rau họ hoa thập tự; theo Lim (1990) [83] ở Malaysia có 7 loài gây hại; theo Koshihara (1985) [79] ở Nhật Bản có 5 loài gây hại chắnh. Kết quả nghiên cứu của Alam (1992) [44] cho thấy ở Jamaica thành phần sâu hại trên rau họ hoa thập tự có 17 loài trong ựó 7 loài gây hại nghiêm trọn.
Theo Waterhouse (1992) [119] các kết quả ghi nhận ựược ựều cho thấy rằng các loài sâu hại rau họ hoa thập tự ảnh hưởng nghiêm trọng ựến năng suất và chất lượng chủ yếu là sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xám (Agrotis ypsilon), sâu khoang (Spodoptera litura), rệp xám (Brevicoryne brassicae), bọ nhảy (Phyllotreta striolata) và sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae). Trong ựó sâu tơ gây hại nghiêm trọng nhất (Waterhouse, 1985) [118]. CABI (2001) [48] ựã thống kê ựược trên 128 quốc gia có sâu tơ hiện diện.
Tác ựộng của thuốc trừ sâu làm sâu tơ gia tăng tắnh kháng thuốc, tình trạng này xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, ựặc biệt ở những vùng trồng rau thuộc khu vực Nam Á (Lim, 1990) [83]. Shepard (1986) [106] cho rằng không thể nào tiêu diệt hết ựược các loại sâu hại trên ựồng ruộng mà chỉ duy trì chúng ở dưới mức gây hại. Theo Bajwa và Kogan (2002) [46] thì tác ựộng của hệ sinh thái hoặc biện pháp kỹ thuật có thể ngăn ngừa sâu bệnh dưới mức gây thiệt hại kinh tế và cần sử dụng nhiều biện pháp, bao gồm cả canh tác, sinh học và hóa học. Từ những năm 1970 ựã hình thành
khái niệm IPM (Integrated Pest Management) (Kogan, 1998) [78], ban ựầu ựược giới hạn trong sự kết hợp giữa hóa học và phương pháp phòng trừ sinh học (Michelbacher và Bacon, 1952) [88]. Sự hội tụ của các khái niệm của phòng trừ tổng hợp và quản lý dịch hại tổng hợp cuối cùng vào quản lý dịch hại tổng hợp (Geier và Clark, 1961) [62], (Rabb và Guthrie, 1970) [99], (NAS, 1969) [90] và mở ra một kỷ nguyên mới trong việc bảo vệ cây trồng nông nghiệp chống lại sự tấn công của sâu bệnh hại.
Theo FAO (2011) [59] việc xem xét cẩn thận tất cả các kỹ thuật kiểm soát dịch hại có sẵn sau ựó tổng hợp các biện pháp thắch hợp mà không khuyến khắch sử dụng thuốc trừ sâu và các biện pháp can thiệp ựể giữ cho sự phát triển của dịch hại dưới gây hại ngưỡng kinh tế, giảm bớt hoặc giảm thiểu rủi ro ựối với sức khỏe con người và môi trường. Radcliffe et al. (2011) [100] nhấn mạnh rằng áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp thực hiện tối ưu hóa sự năng ựộng của từng phương pháp phòng chống mang lại hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội.
Roy et al. (2008) [104] cho rằng trong hệ sinh thái nông nghiệp có rất nhiều loài là thiên ựịch của sâu hại. Chúng có thể ựược chia thành các nhóm loài như côn trùng ký sinh, côn trùng BMAT và các loài không phải là côn trùng như nhện lớn bắt mồi, chuột, ựộng vật có xương sống... Các loài ký sinh chủ yếu là côn trùng ở các bộ Diptera và Hymenoptera, một số thuộc các bộ Coleoptera, Neuroptera hoặc Lepidoptera. Các loài BMAT có tiềm năng sử dụng phòng trừ sinh học thuộc bộ Dermaptera, Mantodae, Hemiptera, Thysanoptera, Coleoptera, Hymenoptera và Diptera.
Thompson (1946) [113] ghi nhận thành phần thiên ựịch của sâu tơ hại rau họ hoa thập tự ở Anh có 48 loài, có 20 loài kắ sinh trên sâu khoang. Còn theo Fitton và Walker (1992) [61] chỉ riêng thành phần ký sinh trên sâu hại rau họ hoa thập tự ở Anh gồm 41 loài ong ký sinh, 6 loài nấm và 6 loài vi-rút.
Goodwin (1997) [64] công bố ở Anh có 90 loài kắ sinh trứng, sâu non và nhộng của sâu tơ. Mustata (1992) [89] công bố kết quả nghiên cứu ở Rumani có 25 loài ong ký sinh thuộc họ Ichneumonidae và Braconidae ký sinh trên sâu tơ. Theo Liu et al. (1996) [85] ở Trung Quốc có 19 loài ong kắ sinh, 34 loài BMAT là thiên ựịch của sâu xanh bướm trắng. Ở Mỹ các loài bắt mồi ăn thịt có thể làm giảm mật ựộ trứng và sâu non sâu xanh bướm trắng rõ rệt (Shelton et al., 1996) [107].
Ong kắ sinh Cotesia Plutellae là loài ký sinh sâu tơ phổ biến nhất bởi nó có mặt ở hầu hết các nước trồng rau họ hoa thập tự và hiệu quả ký sinh trên sâu non khá cao (Ooi, 1985) [96], tỷ lệ ký sinh sâu tơ ở Nhật Bản tới 50% (Wakisaka et al., 1992) [116]. Tương tự, Chua và Ooi (1985) [52] cũng nhận xét ong kắ sinh Cotesia Plutellae là thành phần chủ lực trong tập hợp các loài kắ sinh bản ựịa ở các vùng khắ hậu nóng ẩm.
Ở Trung Quốc, Li và Wang (1990) [86] thử nghiệm sử dụng tuyến trùng phòng trừ sâu non bọ nhảy, kết quả cho thấy tỷ lệ bị kắ sinh trong phòng từ 86,6% - 100% và ngoài ựồng từ 77% - 94,2% số ấu trùng bọ nhảy. Huang et al. (1992) [71] cũng sử dụng ựộc tố của vi khuẩn Bacillus firmus ựể phòng trừ bọ nhảy Phyllotreta striolata.