Đánh giá mức độ rủi ro và các biện pháp giảm thiểu rủi ro của dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (Trang 25 - 26)

Trong các dự án xin vay vốn đầu tư, nhất là các dự án vay vốn trung và dài hạn thì yếu tố rủi ro rất quan trọng, nó xuất phát từ đặc điểm của đầu tư phát triển. Nhận thức rất rõ vai trò của việc đánh giá rủi ro nên đây được coi là một phần không thể thiếu được trong mỗi dự án được thẩm định. Theo phương pháp chung của Techcombank thì các loại rủi ro được nhận định thường là các loại rủi ro sau:

 Rủi ro xây dựng hoàn tất: Hoàn tất không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện. Rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát của Techcombank tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách đề xuất chủ đầu tư phải thực hiện nhiều phương án như lựa chọn nhà thầu có uy tín, thực hiện nghiêm túc hợp đồng, giám sát chặt chẽ tiến độ thi công xây dựng…

 Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán: Thị trường không chấp nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án do sức ép cạnh tranh, giá bán sản phẩm không đủ bù lại các khoản chi phí của dự án

 Rủi ro về cung cấp: Không có được nguyên vật liệu (đầu vào chính quan trọng ) với sản lượng, giá cả và chất lượng như đã dự kiến để vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định…. giảm thiểu bằng cách: Trong quá trình xem xét dự án, cán bộ thẩm định phải nghiên cứu đánh giá cẩn trọng về báo cáo chất lượng, trữ lượng

nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án, đưa những nhận định ngay từ đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tài chính dự án. Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật liệu. Linh hoạt về thời gian và sản lượng nguyên nhiên vật liệu mua vào. Những hoạt động, thỏa thuận về cơ chế chuyển qua tới người sử dụng cùng. Những hoạt động cung cấp nguyên vật liệu đầu vào dài hạn với nhà cung cấp có uy tín

 Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì: dự án không thể vận hành bảo trì như các thông số thống kê ban đầu Giảm thiểu bằng cách: Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng. Bộ phận vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm. Có thể kí hợp đồng vận hành và bảo trì với những điều khoản khuyến khích và phạm vi phạt rõ ràng. Bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên. Kiểm soát ngân sách, kế hoạch vận hành.

 Rủi ro về môi trường xã hội: Những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh, giảm thiểu bằng cách: Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải khách quan và toàn diện, được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. Nên có sự tham gia của các bên liên quan khi bắt đầu triển hai dự án. Tuân thủ các quyết định về môi trường

Sau khi đánh giá rủi ro của các dự án, cán bộ xem xét khả năng xử lý các rủi ro đó của chủ đầu tư và qua đó đánh giá độ an toàn của dự án. Ngoài ra còn có thể bổ xung những rủi ro mà chủ đầu tư chưa tính đến và bổ xung những phương án giảm thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w