Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (Trang 34 - 39)

Các chỉ tiêu hiệu quả là cơ sở trực tiếp để đánh giá hiệu quả của dự án tại tất cả các ngân hàng và Techcombank không phải là ngoài lệ.Các chỉ tiêu được sử dụng là:

Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng:NPV

Đây là chỉ tiêu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất mà các cán bộ thẩm định tại Techcombank dùng để đánh giá dự án có khả thi về mặt tài chính hay không và dự án có khả năng trả nợ hay không. Gía trị hiện tại ròng là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi phí cả đời của dự án sau khi đã đưa về mặt bằng hiện tại đầu kỳ phân tích. Cơ sở, bản chất để tính toán nó là:

Trong đó:

Bi: Khoản thu của năm i. Bi có thể là doanh thu thuần năm i, giá trị thanh lý tài sản cố định ở các thời điểm trung gian và cuối đời dự án, vốn lưu động bỏ ra ban đầu và được thu về cuối đời dự án…

Ci: Khoản chi phí của năm i không bao gồm khấu hao và lãi vay. Ci có thể là chi phí vốn đầu tư ban đầu để tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động ở thời điểm đầu và tạo ra tài sản cố định ở các thời điểm trung gian, chi phí vận hành hàng năm của dự án…

r: Tỷ suất chiết khấu được chọn n: Số năm hoạt động của dự án

Thông thường việc tính chỉ tiêu này được tính trên Excel, nhanh và chính xác, giúp cán bộ nhanh chóng thẩm định được chỉ tiêu này.

Các căn cứ cán bộ thẩm định đánh giá chỉ tiêu NPV trong hiệu quả tài chính dự án đầu tư:

-Nếu NPV>=0: dự án đạt hiệu quả về mặt tài chính khi tổng các khoản thu của dự án lớn hơn tổng các khoản chi phí tính về một mặt bằng thời gian

-Nếu NPV<0: Dự án không đạt hiệu quả về mặt tài chính

Dựa vào chỉ tiêu NPV, cán bộ thẩm định sẽ xác định được tính khả thi và hiệu quả của dự án khi thực hiện, căn cứ cho quyết định cho vay. Thông thường các dự án được cho vay phải có NPV lớn hơn 0 rất nhiều vì nó mới đảm bảo được mục tiêu của chủ đầu tư là mục tiêu lợi nhuận. Nếu dự án chỉ vừa đủ khả năng trả nợ thì cán bộ sẽ xem xét kỹ hơn và yêu cầu chủ đầu tư làm rõ mục đích sử dụng nguồn vốn.

Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ: IRR

Chỉ tiêu này cũng là một chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu trong việc đánh giá tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Techcombank. Nó thực chất được xác định là mức lãi suất mà nếu sử dụng nó cho dự án làm mức lãi suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu chi về cùng một mặt bằng thời gian thì tổng thu sẽ bằng tổng chi, hay IRR là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV = 0.

NPV = ∑ (Bi / (1+r)^i) - ∑ (Ci / (1+r)^i)

Khi xác định được mức lãi suất IRR tức là các cán bộ thẩm định xác định được mức lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận được . Đánh giá mức tỷ suất hoàn vốn nội bộ như sau:

IRR > r giới hạn: Dự án đạt hiệu quả về mặt tài chính IRR = r giới hạn: Dự án hòa vốn

IRR< r giới hạn: Dự án không đạt hiệu quả về mặt tài chính

Xác định được IRR, cán bộ thẩm định xác định được dự án của khách hàng có hiệu suất như thế nào. Chỉ tiêu này được dùng để so sánh với chi phí sử dụng vốn, đây là chỉ tiêu suy nhất có thể làm được chức năng này. Nó mô tả tính hấp dẫn của dự án. Xác định được mức lãi suất tối đa mà dự án chấp nhận được. Trên thực tế tại ngân hàng, chỉ tiêu này là chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu trong mỗi dự án xong nó luôn luôn là chỉ tiêu đi kèm với chỉ tiêu NPV vì nó chỉ phản ánh được một mặt về vấn đề tài chính của dự án. Đối với những dự án có quy mô, vòng đời khác nhau thì không thể so sánh với nhau hay nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu này thì không phản ánh được quy mô lãi của dự án. Tại Techcombank hiện nay thì việc tính toán chỉ tiêu này được tính bằng phần mềm Excel nên tính toán nhanh chóng chính xác.

Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn: T

Ngoài chỉ tiêu NPV, IRR thì thời gian thu hồi vốn cũng là một yếu tố quan trọng được tính toán trong các dự án đầu tư vay vốn tại Techcombank. Thời gian thu hồi vốn đầu tư được hiểu là thời gian cần thiết mà dự án phải hoạt động để thu lại được lượng vốn đầu tư bỏ ra khi thực hiện dự án này. Chỉ tiêu này được tính nhanh chóng bằng Excel dựa vào các số liệu trên bảng dòng tiền. Cơ sở để hiểu và tính toán giá trị thu hồi vốn ở ngân hàng là phương pháp trừ dần:

Ta có:

Ivi là vốn đầu tư phải thu hồi năm thứ i (W+D)I là lợi nhuận và khấu hao năm i

∆I = Ivi – (W+D)i là số vốn đầu tư của năm I chưa thu hồi được phải chuyển sang năm thứ (i+1) để thu hồi tiếp

Sau khi tính toán thời gian thu hồi vốn T của dự án, cán bộ thẩm định sẽ xem xét được dự án có hiệu quả tài chính hay không thông qua việc thời gian thu hồi vốn

lớn hơn, bằng, nhỏ hơn tuổi thọ của dự án.Chỉ tiêu này có nhược điểm bỏ qua giá trị thời gian của tiền, và bỏ qua các luồng tiền phát sinh trong quá trình dự án đi vào hoạt động. Tuy nhiên nó lại có khá nhiều ưu điểm: việc tính toán đơn giản, cung cấp các công cụ để nhìn nhận rủi ro của dự án thông qua chính thời gian hoàn vốn… do vậy cùng với hai chỉ tiêu NPV và IRR thì T cũng là chỉ tiêu được dung phổ biến.

Về cơ bản, ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam tính toán 3 chỉ tiêu trên cho mọi dự án, xong tùy vào từng dự án cụ thể mà có thể tính toán thêm một số chỉ tiêu khác nữa để có thể đánh giá được chính xác và chắc chắn hơn tính hiệu quả của dự án như chỉ tiêu điểm hòa vốn (có bảng tính điểm hòa vốn), chỉ tiêu tỷ số lợi ích so với chi phí (B/C), chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận so với vốn đầu tư…nhưng những chỉ tiêu này được dùng ít, không phổ biến và chủ yếu ngân hàng chỉ dùng 3 chỉ tiêu nói trên

Chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn DSCR

Chỉ tiêu này được tính bằng lợi nhuận ròng cộng với khấu hao, lãi vay trung và dài hạn chia cho nợ gốc trung và dài hạn và lãi vay trung, dài hạn.

Khi thẩm định các chỉ tiêu này cán bộ thẩm định của TCB thường xác định ngay những nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả nói trên nhằm tìm ra nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất, và đánh giá rủi ro của dự án thông qua việc khảo sát các chỉ tiêu trên khi cho các biến thay đổi.

f.Phân tích độ nhạy của dự án (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là một phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Techcombank nhưng nó cũng là một nội dung của việc thẩm định tài chính.

Khi cán bộ tiến hành thẩm định các chỉ tiêu tài chính thường dùng phương pháp phân tích độ nhạy để tìm ra yếu tố nào nhạy cảm nhất với dự án thông qua việc xem xét sự biến đổi của các chỉ tiêu NPV, IRR, T theo sự biến đổi của các yếu tố liên quan.

Khi tiến hành phân tích độ nhạy, cán bộ thẩm định làm theo trình tự:

-Xác định các biến dữ liệu đầu vào, đầu ra cần phải tính toán độ nhạy

-Liên kêt các dữ liệu trong bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo địa chỉ duy nhất

-Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ (thường là NPV, IRR, DSCR ) cần khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến thay đổi

-Lập bảng tính độ nhạy.

Từ các thông số và kết quả tính toán, lựa chọn một nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Sau đó lập bảng tính sự biến đổi về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối của các chỉ tiêu hiệu quả. Sử dụng phần mềm Excel để tính các giá trị tương ứng các trường hợp thay đổi ta đề cập đến

Bảng minh họa tính độ nhạy khi một biến thay đổ(giả định đơn giá NVL thay đổi) Khi đơn giá NVL

chưa thay đổi

Đơn giá NVL thay đổi Mức thay đổi 1 Mức thay đổi 2 Mức thay đổi 3 Mức thay đổi 4 NPV IRR T

Mức thay đổi 1,2,3,3…là mức của yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.Mỗi mức thay đổi thì các chỉ tiêu hiệu quả tài chính lại bị thay đổi theo hướng xấu đi. Nếu dự án nào có các chỉ tiêu hiệu quả vẫn đạt trong khi các yếu tố ánh hưởng thay đổi theo hướng bất lợi thì dự án ấy an toàn.

*Phương pháp phân tích độ nhạy hai chiều

Phương pháp phân tích này cho phép xem xét ảnh hưởng đồng thời của hai yếu tố đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính (trong khi các yếu tố khác không được thay đổi)

Bảng minh họa độ nhạy khi hai biến thay đổi (giả định là sản lượng và đơn giá sản phẩm)

Khảo sát NPV Sản lượng thay đổi

Đơn giá thay đổi

Kết quả NPV Mức thay đổi 1 Mức thay đổi 2 Mức thay đổi 3 Mức thay đổi 1 Mức thay đổi 2 Mức thay đổi 3

Từ bảng trên ta có thể thấy ngay ảnh hưởng của cả hai yếu tố đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Cách đánh giá này chính xác hơn nhiều so với đánh giá một chỉ tiêu thay đổi do tác động của nó mạnh mẽ hơn và thông thường thì trong các dự án thực tế bao giờ các yếu tố cũng ảnh hưởng đồng thời chứ không riêng rẽ.

Tại TCB luôn luôn có đánh giá độ nhạy một chiều và hai chiều. Độ nhạy một chiều nhằm xác định được yếu tố tác động mạnh nhất đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án. Độ nhạy hai chiều xem xét khi các nhân tố cùng tác động thì dự án có còn đạt hiệu quả nữa hay không. Từ việc phân tích độ nhạy xác định được yếu tố tác động mạnh đến dự án, đây là cơ sở để tìm ra giải pháp giảm thiểu rủi ro cho dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (Trang 34 - 39)