Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn huy động vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (Trang 26 - 28)

Thẩm định mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư

Trong quá trình thực hiện tất cả dự án tại Techcombank, tình trạng tổng vốn đầu tư thay đổi tăng hoặc giảm so với ban đầu là điều thường xuyên xảy ra và không thể tránh khỏi. Lượng tăng hay giảm quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng hoàn trả vốn vay của dự án. Cán bộ thẩm định tổng mức vốn, nguồn vốn huy động cho từng giai đoạn của dự án và các yếu tố đầu vào nhằm sử dụng nguồn vốn hợp lý. Do vậy việc thẩm định tổng vốn đầu tư là điều tất yếu tại Techcombank trong việc thẩm định tất cả các khoản vay.

Vốn đầu tư ban đầu có thể có nhiều hình thái khác nhau như: vốn xây dựng, vốn mua sắm thiết bị, chi phí quản lý, chi phí trả lãi vay…nên tổng vốn đầy tư trước hết cán bộ thẩm định xem đã đầy đủ các khoản mục cần thiết hay chưa, mức độ hợp lý như thế nào, ngoài ra nhìn vào dự án cán bộ thẩm định có thể dự đoán các nguyên nhân làm tăng giảm tổng vốn sử dụng như lạm phát, trượt giá, các khoản phát sinh thêm, dự phòng thay đổi tỷ giá ngoại tệ…. Để làm được điều này, ngân hàng có thể sử dụng những dự án tương tự làm căn cứ, cơ sở so sánh. Trong quá trình đó có bất cứ khoản mục nào có sự sai khác, chênh lệch đáng kể thì cán bộ thẩm định tập trung tìm hiểu nguyên nhân và phân tích để đưa ra được khoản mục vốn hợp lý mà vẫn đảm bảo đáp ứng mục tiêu của dự án. Thông thường các dự án đầu tư đều được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và những ý kiến phê duyệt này thường là đúng và hợp lý xong vẫn cần phải so sánh với các dự án tương tự để có thể có được kết luận chính xác.

Về cơ bản đây là việc xem xét tính toán tổng vốn đầu tư cho dự án có đầy đủ, chính xác và phù hợp hay không. Cán bộ thẩm định xác định vốn đầu tư cho dự án thường vào gồm: vốn đầu tư cơ bản, vốn lưu động và các chi phí khác.

+Vốn đầu tư cơ bản là toàn bộ lượng vốn cần thiết dể hoàn thành công trình sẵn sàng đưa vào sử dụng bao gồm vốn đầu tư xây lắp, vốn đầu tư thiết bị, chi phí chuẩn bị mặt bằng ….

+Vốn lưu động là toàn bộ chi phí cần thiết để khai thác và sử dụng công trình.Vốn lưu động thường bao gồm: nguyên vật liệu, tiền lương, phụ tùng, thành phẩm tồn kho, hàng hóa bán chịu, chi phí đột suất .

Việc xác định đúng chi phí khác như chi phí thành lập, chi phí trả lãi vay có chú ý đến giá trị, thời gian của tiền, chi phí dự phòng … cũng là yếu tố rất quan trọng trong quyết định bỏ vốn đầu tư.Có thể cán bộ thẩm định lấy việc xem xét nhu cầu vốn lưu động ban đầu và nhu cầu sử dụng vốn lưu động bổ sung để làm cơ sở cho việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính sau này.

Thẩm định tổng mức vốn đầu tư giúp cán bộ đưa ra được cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, xác định được mức tối đa mà ngân hàng nên tham gia tài trợ vốn mà vẫn đảm bảo được mục tiêu của dự án. Cán bộ còn xem xét tỷ lệ giữa vốn lưu động và vốn cố định, tỷ lệ này phụ thuộc vào từng ngành nghề. Căn cứ vào tốc độ lưu chuyển vốn lưu động của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và khả năng tự chủ vốn của CĐT mà xác định được vốn cho từng giai đoạn. Tỷ lệ vốn tham gia trong

từng giai đoạn có hợp lý không? Thông thường thì vốn tự có phải được đầu tư trước.

Việc thẩm định tổng mức vốn đầu tư thường được sử dụng phương pháp dự báo, so sánh đối chiếu các chỉ tiêu.

Sau khi thẩm định tổng vốn đầu tư xong, cán bộ phải xem xét lại việc phân bổ vốn đầu tư có theo đúng tiến độ hay không và vốn cần thiết cho từng giai đoạn. Việc này đặc biệt quan trọng trong các dự án đặc biệt là dự án đầu tư dài hạn

Thẩm định nguồn vốn huy động cho dự án

Thẩm định tổng vốn đầu tư hợp lý như trên là cơ sở để thẩm định nguồn huy động vốn cũng như cơ cấu của các loại vốn khác nhau cùng tham gia tài trợ cho dự án. Có nhiều loại vốn có thể tham gia tài trợ như vốn tự có, vốn vay ngân hàng, vốn vay ưu đãi, vốn do góp vốn liên doanh liên kết với các tổ chức khác…nên cán bộ thẩm định sẽ xem xét được tỷ lệ từng loại trong tổng vốn ban đầu cũng như khả năng đảm bảo cung cấp vốn của nguồn vốn đó. Với mỗi nguồn vốn khác nhau, tiến độ và phương thức góp vốn là những nội dung cần xem xét đầu tiên, sau đó xem xét đến chi phí sử dụng nguồn vốn đó. Việc thẩm định này dựa chủ yếu vào phân tích tài chính của chủ dự án hay luận chứng khả thi của dự án gửi lên ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w