Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (Trang 62 - 66)

- Lợi nhuận ròng đê trả nợ Nguồn trả nợ khác

1.2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank

c. Kết kuận và kiến nghị

1.2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank

Bên cạnh những tiến bộ rõ rệt đã đạt được, công tác thẩm định dự án đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của hạn chế như sau:

Quy trình thẩm định tín dụng:

Hiện nay NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam đã ban hành và áp dụng quy trình tín dụng cho vay theo dự án trong đó bao gồm các khâu thẩm định: Hồ sơ pháp lý, tư cách khách hàng, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hiệu quả tài chính của dự án và phương án trả nợ…Trên thực tế quy trình này vẫn còn nhiều tồn tại như: qua quá nhiều khâu kiểm soát và phê duyệt, nhiều hướng dẫn trong quy trình còn mang tính chất chung chung, chưa xây dựng được những chuẩn mực cụ thể, phương pháp tính toán cụ thể cho nhiều loại dự án có đặc điểm khác nhau trong thẩm định dự án đầu tư. Điều này thực sự gây khó khăn cho cán bộ thẩm định khi thẩm định những dự án có nội dung đặc trưng riêng, đặc biệt.Chưa có sự chuyên môn hóa cán bộ trong từng lĩnh vực của từng dự án nên khi thẩm định một dự án mới thì cán bộ thẩm định phải tìm hiểu về lĩnh vực của dự án, như vậy mất nhiều thời gian để cán bộ thẩm định có thể đánh giá được, hơn nữa như vậy gây khó khăn cho cán bộ và chất lượng thẩm định giảm sút đi do thời gian ngắn nên cán bộ thẩm định không thể có được kinh nghiệm để đánh giá dự án triệt để và nhạy bén. Hơn nữa các hướng dẫn tính toán các chỉ tiêu hiệu quả chưa cụ thể nên đánh giá nhận định đôi khi mang tính chủ quan.

Cán bộ thẩm định khó có thể đi sâu vào nghiên cứu từng phân đoạn thị trường mà các dự án đi vào cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn.

Hạn chế về phương pháp thẩm định dự án

Về phương pháp thẩm định của dự án, tại Techcombank đã sử dụng hầu hết các phương pháp: thẩm định theo trình tự, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp dự báo, và có đánh giá rủi ro nhưng nó nằm trong phương pháp phân tích độ nhạy . Tuy nhiên việc áp dụng các phương pháp chưa được áp dụng triệt để thậm trí có phương pháp còn áp dụng khá sơ sài thiếu. Tại đây, phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp phân tích độ nhạy được sử dụng nhiều nhất và hiệu quả, còn lại các phương pháp khác

không được áp dụng nhiều và không thành phương pháp cụ thể, chỉ được áp dụng theo kinh nghiệm của cán bộ thẩm định. Phương pháp dự báo thì chỉ áp dụng đến ngoại suy thống kê, sử dụng các số liệu trong quá khứ để dự đoán tương lai tuy nhiên việc dự báo ấy lại mang tính chất định tính như cầu tăng giảm như thế nào trong các năm quá khứ và năm gần nhất thì nó thế nào chứ chưa có nhiều dự án áp dụng hẳn mô hình để dự báo cung cầu sản phẩm trong tương lai. Các phương pháp còn lại của dự báo ít được dùng đến vì khó khăn và tốn kém.Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu thì chưa so sánh được thực sự nhiều so với các dự án tương tự và nhất là các chỉ tiêu của khu vực và quốc tế được sử dụng rất hạn chế, phương pháp triệt tiêu rủi ro thì không được xem như một phương pháp. Do vậy cán bộ khó khăn hơn trong việc đánh giá dự án do việc dự báo chỉ áp dụng phương pháp đó nên chưa đảm bảo được tính chính xác cao, việc tìm kiếm và giảm thiểu rủi ro còn gặp khó khăn.

Hạn chế về nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn

Nội dung thẩm định của dự án đầu tư vay vốn tại Techcombank cũng tương đối đầy đủ về cơ bản, tuy nhiên về những yếu tố như lạm phát, biến động tỷ giá… chưa được xem xét cụ thể. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng như hiện nay thì những yếu tố đó tỏ ra nhạy cảm hơn tuy nhiên nó lại chưa được xem xét một cách thỏa đáng.

- Về tổng mức vốn đầu tư, trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định tại TCB còn chưa so sánh với nhiều dự án đầu tư với các dự án tương tự của các ngân hàng khác để có thể đánh giá khách quan hơn.

- Về chi phí, các loại chi phí như chi phí cơ hội của dự án, chi phí chìm, nhu cầu vốn lưu động …được đánh giá nhưng còn chưa cụ thể và chi tiết

- Về doanh thu: ngân hàng chưa có phương pháp dự báo cụ thể về nhu cầu sản phẩm của dự án trong tương lai, những phương pháp khoa học như phương pháp mô hình hồi quy tương quan, phương pháp sử dụng hệ số so sánh cầu, phương pháp định mức…

- Các văn bản hướng dẫn đánh giá cụ thể các chỉ tiêu hiệu quả tài chính chưa rõ ràng. Ngoài ra, ngoài 3 chỉ tiêu chính là NPV, IRR, T thì ngân hàng ít sử dụng các chỉ tiêu khác như điểm hòa vốn, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư…Mỗi chỉ tiêu đánh giá được một khía cạnh, khi dùng cả hệ thống chỉ tiêu thì đánh giá được đầy

đủ và toàn diện về dự án hơn. Hơn nữa, ngân hàng chưa quan tâm đúng mực về các chỉ tiêu định tính về dự án.

Một thực tế là tạị tất cả các ngân hàng tại Việt Nam nói chung và tại Techcombank nói riêng thì việc thẩm định tài sản đảm bảo là một nội dung quan trọng trong việc ra quyết định chi vay, cho vay bằng hình thức tín chấp rất hạn chế. Điều này một phần thể hiện những kết luận của quá trình thẩm định vẫn chưa thể là cơ sở để đi đến quyết định cho vay hay không.

 Nguyên nhân của các hạn chế trên cũng có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

-Về cơ chế chính sách và điều kiện pháp lý

Đó là hạn chế về sự không đồng nhất về cơ chế chính sách giữa các ngành nghề với tổ chức quản lý vĩ mô như chính sách thuế, chính sách ưu đãi…làm cho cán bộ thẩm định không xác định được chính xác nhân tố mà mình dùng để thẩm định

Hiện nay chúng ta chưa có bộ luật nào về ngân hàng mà mới chỉ có các pháp lệnh chỉ thị. Những hệ thống văn bản này còn sự chồng chéo thiếu nhất quán, chưa bao quát hết các tình huống xảy ra trong thực tế do đó cán bộ thẩm định gặp nhiều lúng túng khi áp dụng. Ngoài ra các văn bản thay đổi thường xuyên nên việc cập nhật và nắm vững để áp dụng là việc không dễ do đó có thể dẫn đến rủi ro là khi chính sách thay đổi làm cho hiệu quả của dự án đầu tư thay đổi theo chiều hướng xấu, chất lượng công tác thẩm định vì thế cũng bị ảnh hưởng.

- Về môi trường và xã hội

Môi trường kinh tế trong nước và ngoài nước còn nhiều biến động, khó dự đoán, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng toàn cầu như hiện nay và khi Việt Nam mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO nên nền kinh tế đang chịu nhiều tác động của các yếu tố khách quan và chuyển mình mạnh mẽ. Với tình hình kinh tế như vậy cán bộ thẩm định không thể lường trước về lạm phát, tăng giá một số mặt hàng…nên dự án khi hoạt động không được như khi thẩm định

-Về phía khách hàng

Thông tin chủ yếu về khách hàng vẫn là do bên khách hàng cung cấp nên đôi khi nguồn thông tin này chưa phản ánh đầy đủ và chính xác. Nguồn thông tin CIC còn chưa được cập nhật theo yêu cầu hoặc một số nguồn thông tin khai thác không hiệu quả

Một số khách hàng còn chưa có kinh nghiệm và năng lực trong việc lập dự án nên cung cấp thông tin còn thiếu nhiều dẫn đến cán bộ thẩm định phải điều tra lại gây mất nhiều thời gian và chi phí. Hơn nữa, khi cung cấp thông tin, khách hàng thường cung cấp không đầy đủ nhất là những thông tin bất lợi cho phía họ, mà đó lại chính là những thông tin quan trọng mà cán bộ thẩm định cần.

-Về mạng lưới thông tin

Mạng lưới thông tin trong nội bộ phòng thẩm định chưa đầy đủ, dựa nhiều vào kinh nghiệm cá nhân cán bộ thẩm định. Các nguồn tin khác bị hạn chế hoặc thiếu kiểm soát chặt chẽ, chưa cập nhật... ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm định dự án đầu tư.

-Về đội ngũ cán bộ

Nhìn chung cán bộ của Techcombank được chọn lựa kỹ , trình độ chủ yếu từ đại học trở lên, phù hợp với công việc xong không có cán bộ chuyên sâu về từng mảng mà toàn bộ cán bộ thẩm định là thẩm định chung cho toàn bộ các dự án xin vay vốn nên nhiều dự án mang tính đặc thù được xử lý không được chuyên nghiệp

-Về trang thiết bị

Các phần mềm chuyên dụng cho dự báo, tính toán, phân tích phục vụ cho công tác thẩm định còn chưa được ứng dụng rộng rãi

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Hội sở ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank (Trang 62 - 66)