- Lợi nhuận ròng đê trả nợ Nguồn trả nợ khác
b. Thẩm định khía cạnh tài chính dự án đầu tư dây chuyền gia công chai PET tại nhà máy sữa BBmilk cho công ty TNHH nhựa Thiên Bình
tại nhà máy sữa BBmilk cho công ty TNHH nhựa Thiên Bình
Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn hay động
Bảng dự tính nhu cầu vốn
Nhu cầu vốn của dự án bao gồm nhiều khoản mục:
Bảng 1.3: tính các hạng mục đầu tư của dự án
Đơn vị: triệu đồng Hạng mục đầu tư Diện tích (m2) Đơn giá (USD) Giá trị nguyên tệ USD Trị giá bằng triệu VND KH Tỷ trọng (%) Xây dựng cơ bản 598,10 0.00 0.00 300 25 0.91
PET Sidel SBO 20 Universal Thiết bị thí nghiệm 1 60,000 60,000 1,092 10 3.32 Máy vi tính 7 549 3,846 70 5 0.21 Bàn ghế văn phòng 7 44 308 5.6 5 0.02 Tổng cộng 1,764,154 32,927.6 100
Nguồn: Báo cáo thẩm định – phòng thẩm định dự án, Hội sở Techcombank
Xây dựng cơ sở hạ tầng và các máy móc thiết bị phụ trợ: Đây là các hạng mục có giá trị tương đối nhỏ nên phòng thẩm định đề xuất chỉ tài trợ cho phần máy móc thiết bị chính cho phương án là máy thổi chai PET Sidel SBO 20 Universal
Máy thổi chai PET Sidel SBO 20 Universal: Công ty đã có hợp đồng số SG0609NNr3 ngày 20/05/2009 với Sidel Blowing & Service với những nội dung như sau
- Nhà cung cấp Sidel Blowing & service, theo thông tin chi nhánh cung cấp, nhà cung cấp này đã cung cấp cho công ty từ những năm trước
- Sản phẩm: máy thổi chai SBO 20 - Sidel công suất 36.000 chai/ giờ
- Gía trị hợp đồng cung cấp ( bao gồm cả máy móc thiết bị và vận chuyển lắp đặt ...) 1.212.000 EUR
- Phương thức thanh toán:
+ Đặt cọc 10% giá trị hợp đồng ( ~ 121200 EUR) : Công ty đã thanh toán + Mở LC trả ngay: 90% giá trị hợp đồng trong đó 80% hợp đồng thanh toán khi bộ chứng từ về, 10% thanh toán sau 180 ngày kể từ ngày nhận hàng
Công ty dự định mở LC qua Techcombank và đề nghị Techcombank tài trợ 78% giá trị LC ( chính bằng 70% giá trị hợp đồng: 847.000 EUR)
Bảng: Cơ cấu đầu tư và nguồn vốn huy động
Đơn vị: triệu đồng
Chi đầu tư Trị giá Nguồn vốn đầu tư Trị giá
Tỷ trọng (%)
Xây dựng cơ bản 300 Vốn tự có 9,879 30
Máy móc thiết bị 32,628 Vốn vay trung dàn hạn 23,049 70
Nguồn: Báo cáo thẩm định – phòng thẩm định dự án, Hội sở Techcombank
Sau khi thẩm định tổng vốn đầu tư theo phương pháp dự báo và phương pháp so sánh chỉ tiêu, so sánh với các dự án cùng trong lĩnh vực sản xuất gia công hàng nhựa đã từng xin vay vốn tại Techcombank và đã thành công, cán bộ thẩm định nhận thấy phương án đầu tư có tổng mức vốn đầu tư hợp lý. Xem xét cơ cấu nguồn vốn của dự án, phần trăm vốn đi vay tại ngân hàng chiếm 70% tổng nhu cầu vốn, thỏa mãn với quy định của Techcombank. Tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư được thẩm định là thỏa mãn nhu cầu.
Thẩm định tỷ suất của dự án
Dự án dùng hai nguồn vốn là vốn tự có và vốn đi vay ngân hàng. Nguồn vốn tự có được dùng với chi phí là 13%/năm, nguồn vốn vay ngân hàng có chi phí sử dụng là 10.5%/năm. Do vậy tỷ suất của dự án được xác định:
WACC = r = (9,879*0.13 + 23,049*0.105)/32,928 = 0.1125
= 11.25%
Đây chính là tỷ suất mà chủ đầu tư dùng để tính chuyển các khoản thu chi về cùng một mặt bằng thời gian.Nó được dùng để tính các chỉ tiêu hiệu quả NPV, T và được dùng để so sánh với tỷ suất hoàn vốn nội bộ sau này.Sau khi tính toán lại thì cán bộ thẩm định thấy chủ đầu tư đã tính tỷ suất của dự án và tỷ suất này được dùng trong suất dự án khi tính các chỉ tiêu hiệu quả sau này.
Thẩm định chi phí và doanh thu của dự án
Thẩm định chi phí của dự án
Chi phí cửa dự án này bao gồm các chi phí điện, lương, bảo dưỡng máy móc thiết bị, bảo hiểm…
Bảng tính chi tiết (phụ lục)
Bảng tính chi tiết các chi phí của dự án đã được cán bộ thẩm định tính toán lại dựa trên việc tìm hiểu thực tình hình giá cả thị trường và bảng tính chi phí do chủ dự án cung cấp trong luận chứng khả thi.Tổng hợp các chi phí của dự án như sau:
Bảng 1.4. Bảng tính chi phí tổng hợp của dự án
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
Điện 252 931 2,050 3,622 5,659 5,715
Lương 1,614 1,694 1,779 1,868 1,961 2,059
Bảo trì bảo dưỡng 0 299 555 639 701 741
Chi phí sản xuất khác 20 31 45 63 84 86
Chi phí sản xuất (trước
khấu hao) 2,048 3,107 4,569 6,320 8,523 8,709
Khấu hao 2,233 2,233 2,233 2,233 2,233 2,218
Chi phí sản xuất trực
tiếp (Giá vốn) 4,235 5,294 6,756 8,507 10,710 10,881
Nguồn: Báo cáo thẩm định – phòng thẩm định dự án, Hội sở Techcombank
Bảng chi phí của dự án, chi phí tăng dần qua các năm. Nguyên nhân do công suất của dự án qua các năm tăng.
Bảng 1.5. Bảng tính chi phí khấu hao của dự án
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm3 Năm4 Năm5 Năm 6
XDCB 12 12 12 12 12 12
Máy thổi chai 2097 2097 2097 2097 2097 2097
Thiết bị TN 109 109 109 109 109 109
MVT 14 14 14 14 14
Bàn ghế 1 1 1 1 1
Tổng 2233 2233 2233 2233 2233 2218
Nguồn: Báo cáo thẩm định – phòng thẩm định dự án, Hội sở Techcombank
Khi tính khấu hao, cán bộ thẩm định tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng cho tất cả các bộ phận đầu tư của dự án.
Bảng 1.6. Bảng tính chi phí lãi vay của dự án
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Nợ gốc
phải trả
2,561 5,122 5,122 5,122 5,122 0
Lãi vay 1,960 1,874 1,364 858 359 119
Nguồn: Báo cáo thẩm định – phòng thẩm định dự án, Hội sở Techcombank
Lãi vay ngân hàng có chi phí là 10.5%/năm và chi phí này được tính theo phương thức dư nợ giảm dần. Năm đầu ân hạn 6 tháng và trả đều đặn cho 6 tháng sau và 5 năm sau đó.
Nhận xét:Các chi phí tính toán trên đều dựa vào định mức tiêu hao của các khoản hình thành nên chi phí. So sánh giá của các nguyên vật liệu, các khoản
mục…theo mức giá của thị trường và tính toán dựa trên cơ sở đó chi phí hợp lý. Tính khấu hao hợp lý theo mức phân bổ khấu hao của từng bộ phận.
Thẩm định doanh thu dự án
Việc tính toán doanh thu dự án dựa vào các giả định để dự báo cho công suất của dự án.Các giả định:
- Công suất thiết kế của máy là 36.000 chai/ giờ (~ 315.360.000 chai/ năm) tuy nhiên công suất thực tế của công ty chỉ ở mức 200.000.000 chai/ năm
- Theo hợp đồng ký kết với BBmilk thì năm đầu công suất sản xuất là 40.000.000 chai/ năm, các năm sau sẽ điều chỉnh dựa trên tình hình kinh doanh thực tế vủa BBmilk. công ty dự tính mức sản lượng cho các năm tiếp theo như sau:
Bảng 1.7. Bảng tính doanh thu của dự án
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
Công suất khai thác 20% 40% 60% 80% 100% 100%
Sản lượng thực tế
(nghìn chai/năm) 40,000 80,000 120,000 160,000 200,000 200,000 Sản lượng xuất bán
thực tế (nghìn chai) 39,800 79,600 119,400 159,200 199,000 199,000
Gía gia công (VND) 391 407 395 380 366 352
Doanh thu
( triệu đồng ) 15,562 32,397 47,163 60,496 72,834 70,048
Nguồn: Báo cáo thẩm định – phòng thẩm định dự án, Hội sở Techcombank
-Các giả định về chi phí sản xuất: điện, nước, nhân công và các chi phí bảo hiểm, bảo trì máy móc, quản lý doanh nghiệp, bán hàng và quảng cáo…được tính trên cơ sở hoạt động thực tế của các nhà máy và dây chuyền sản xuát của công ty
- Thời gian vay vốn: theo đề xuất khách hàng và chi nhánh: 60 tháng và 6 tháng đầu ân hạn gốc (do đây là thời gian nhận máy móc thiết bị, lắp đặt, hoàn thiện hệ thống nhà xưởng và đưa vào vận hành)
Qua việc thẩm đinh doanh thu trên cho ta thấy các dự án tại đây được thẩm định rất kỹ càng về cả doanh thu và chi phí, giá gia công thực tế.
Kết quả kinh doanh (tính riêng cho hợp đồng gia công)
Bảng 1.8. Bảng tính kết quả kinh doanh của dự án
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
Doanh thu 15,562 32,397 47,163 60,496 72,834 70,048
Gía vốn 4,235 5,294 6,756 8,507 10,710 10,881
Chi phí bán hàng 85 87 94 97 100 103
CP QL doanh nghiệp 169 175 188 195 201 205
Chi phí khác 42 44 47 49 50 51
Lợi nhuận trước thuế 11,031 26,797 40,078 51,648 61,773 58,808 Lợi nhuận sau thuế 8273 20,098 30,059 38,736 46,330 44,106
Nguồn: Báo cáo thẩm định – phòng thẩm định dự án, Hội sở Techcombank
Nhận xét: Doanh thu tính chủ yếu dựa trên hồ sơ của khách hàng cung cấp. Tuy vậy về mức giá gia công ở từng mức sản lượng là đáng tin cậy vì đây là mức giá thỏa thuận trong hợp đồng giữa BBmilk và Thiên Bình
Sau khi xác định được các nhân tố cơ bản cấu tạo nên dòng tiền như trên, cán bộ thẩm định tại Techcombank đi vào việc tính toán lại tính chính xác của dòng tiền của dự án mà khách hàng cung cấp. Dòng tiền được xác định:
Dòng tiền của dự án= Lợi nhuận sau thuế +Khấu hao+lãi vay-VĐT ban đầu Bảng 1.9. Bảng dòng tiền của dự án
Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
DÒNG TIỀN HĐ SXKD LN sau thuế 8273 20,098 30,059 38,736 46,330 44,106 Khấu hao 2,233 2,233 2,233 2,233 2,233 2,218 Lãi vay 1,960 1,874 1,364 858 359 119 Dòng tiền ròng HĐKD 0 12,466 24,205 33,656 41,827 48,922 46,443 DÒNG TIỀN HĐ ĐẦU TƯ
Chi đầu tư -32,928
Giá trị thu hồi 19,229
Dòng tiền ròng đầu tư -32,928 0 0 0 0 0 19,229 DÒNG TIỀN RÒNG -32,928 12,466 24,205 33,656 41,827 48,922 65,672
Lũy kế dòng tiền -32,928 20,462- 3,743 37,339 79,226 128,148 193,820 Thời gian hoàn vốn 1 năm11
tháng
NPV 108,856
IRR 69.13%
Nguồn: Báo cáo thẩm định – HO Techcombank
Nhận xét:Việc tính toán các số liệu về doanh thu và chi phí tương đối chính xác nhưng các số liệu đó cán bộ thẩm định dựa chủ yếu trên hồ sơ của dự án. Ngoài ra, trong hồ sơ dự án tính toán công suất hoạt động của dự án ở mức cao trong khi hợp đồng với BBmilk chỉ chắc chắn ở mức 8 triệu sản phẩm/năm (4%) và sản lượng hàng năm sản xuất theo đơn đặt hàng của BBmilk. Nếu như rủi ro BBmilk không đặt hết lượng sản phẩm Thiên Bình dự kiến sản xuất thì công suất sẽ thay đổi, doanh thu sẽ giảm, dẫn đến dòng tiền thay đổi. Trong hợp đồng giữa Thiên Bình và BBmilk nói là khi đó Thiên Bình sẽ bán sản phẩm cho các nhu cầu
khác nhưng không có thỏa thuận nào của BBmilk chứng minh việc đó. Do vậy cán bộ nên đánh giá dòng tiền của dự án thông qua doanh thu tại mức công suất tối thiểu mà Thiên Bình và BBmilk ký kết với nhau để giảm rủi ro đầu ra của dự án. Cán bộ thẩm định tính công suất của dự án ở năm thứ 5 và năm thứ 6 là 100%, là mức công suất tối đa. Mức công suất này là mức rất khó đạt được trong thực tế.
Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả
Nhìn vào bảng dòng tiền ở trên, kết hợp với tính toán trên Excel ta tính được các chỉ tiêu hiệu quả nhanh chóng.
NPV: 108.856 tỷ VND IRR: 69,13%
T:1 năm 11 tháng
Nhận thấy, sau khi đã thay đổi doanh thu theo hướng bất lợi, dự án vẫn có hiệu quả về mặt tài chính thông qua chỉ tiêu thu nhập thuần NPV lớn hơn 0, đạt mục tiêu lợi nhuận của chủ đầu tư, dòng tiền sau thuế dồi dào.
Ngoài ra nhìn chỉ tiêu IRR thây nó lớn hơn nhiều so với tỷ suất của dự án, điều đó chứng tỏ dự án đạt hiệu quả. Thời gian hoàn vốn ngắn hơn nhiều so với vòng đời của dự án.
Phân tích độ nhạy của dự án
-Phân tích độ nhạy một chiều: Dựa vào đặc điểm của dự án có đầu vào ổn định do BBmilk đảm bảo nên yếu tố có thể ảnh hưởng nhiều đến chỉ tiêu hiệu quả của dự án chính là công suất khai thác và giá bán sản phẩm.
oẢnh hưởng của yếu tố công suất khai thác đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án
Công suất khai
thác(%) NPV (triệu đồng) IRR (%)
Thời gian hoàn vốn (T)
100 108,856 69.13 1 năm 11tháng
90 96,007 63.53 2 năm 1 tháng
70 69,795 52 2 năm 5 tháng
50 42,899 38 3 năm
Nguồn: báo cáo TĐDA – HO Techcombank
Nhìn vào bảng công suất trên cho ta thấy khi công suất của dự án thay đổi theo hướng bất lợi thì các chỉ tiêu vẫn đạt hiệu quả. Cụ thể như sau:
Công suất của dự án thay đổi làm cho doanh thu của dự án thay đổi theo, nó trực tiếp làm thay đổi dòng tiền và đến các chỉ tiêu hiệu quả. Công suất khai thác dự tính ở mức 80-100% (phần trăm của công suất thực tế dự tính khai thác). Trong bảng tính độ nhạy, cán bộ cho công suất xuống còn đến 50% thì NPV vẫn đạt 42.899 tỷ, IRR đạt 38%, thời gian hoàn vốn là 3 năm.
Bảng phân tích độ nhạy trên đã cho công suất thay đổi giảm 50% mà các chỉ tiêu hiệu quả vẫn đạt hiệu quả về mặt tài chính thậm chí còn dồi dào nguồn trả nợ
oẢnh hưởng của yếu tố giá bán đến các chỉ tiêu hiệu quả của dự án
Giá bán (% giá
dự kiến) NPV (triệu đồng) IRR (%)
Thời gian hoàn vốn (T) 100 108,856 69.13 1 năm 11tháng 95 101,596 66.09 2 năm 90 94,336 63 2 năm 1 tháng 85 87,076 60 2 năm 2 tháng 84 85,624 59 2 năm 2 tháng
Nguồn: Báo cáo thẩm định – phòng thẩm định dự án, Hội sở Techcombank
Do với mỗi mức sản lượng thì có mức giá gia công khác nhau nên khi phân tích độ nhạy ta cho yếu tố liên quan thay đổi theo phần trăm giá bán của từng mức sản lượng thực tế dự tính (mức sản lượng dùng để tính doanh thu ở trên). Nhìn vào bảng phân tích độ nhạy ở trên, khi giá bán sản phẩm trên thị trường giảm đến chỉ còn 84% dẫn đến doanh thu giảm thì dự án vẫn có khả năng trả nợ, nguồn trả nợ vẫn dồi dào. (mức yếu tố liên quan thay đổi trong khoảng 10-20% là do quá trình phân tích những năm quá khứ). Khi ấy IRR của dự án là 59% (lớn hơn nhiều so với tỷ suất của dự án là 11,25%) và thời gian hoàn vốn của dự án là 2 năm 2 tháng, nhỏ hơn nhiều so với dòng đời của dự án.
Qua phân tích độ nhạy một chiều của dự án thì thấy dự án đảm bảo được khả năng trả nợ của dự án và tính an toàn cao.
-Phân tích độ nhạy hai chiều :Dự án đánh giá hai yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và nhạy cảm nhất đối với chỉ tiêu NPV là công suất và đơn giá bán.
NPV (trđ) Công suất (%) Gía bán (%giá dự kiến) 100 95 85 80 75 95 95,556 83,347 77,178 70,967 85 81,762 71,005 65,562 60,077 80 74,865 64,834 59,754 54,632
75 67,968 58,663 53,946 49,187
Nguồn: Báo cáo thẩm định – phòng thẩm định dự án, Hội sở Techcombank
Phân tích độ nhạy hai chiều có ưu điểm hơn phân tích độ nhạy một chiều do trên thực tế thì các yếu tố thường xảy ra đồng thời chứ không phải từng yếu tố xảy ra một đối với dự án. Độ nhạy hai chiều phản ánh chính xác độ nhạy cảm của chỉ tiêu hiệu quả với yếu tố liên quan. Nhìn vào bảng trên cho ta thấy, khi cả hai yếu tố công suất và giá bán thay đổi giảm đến 25% thì dự án có NPV = 49.187 tỷ VND, dư thừa khả năng trả nợ của dự án.
Tuy nhiên dự án này chưa phân tích độ nhạy chỉ tiêu IRR, T đối với các yếu tố liên quan trong khi đây là hai trong 3 yếu tố chính dùng để đánh giá tài chính của dự án.
Thẩm định khả năng trả nợ của dự án
Bảng cân đối khả năng trả nợ:
Bảng 1.10 Bảng cân đối khả năng trả nợ của dự án